Chương trình KC

05/04/2019

1.

Nghiên cứu phát triển công nghệ phôi và thử nghiệm công nghệ cloning trong nhân tạo giống bò sữa cao sản (KC04.11).

Thời gian thực hiện:  2001-2004

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn nuôi

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Hoàng Kim Giao

Tổng kinh phí:

Kết quả đạt được:

- Đề tài đã nghiệm thu năm 2005. Kết quả đạt loại khá. Đã thành công trong cắt phôi làm 2 và sản xuất được 2 bê giống hệt nhau từ 1 phôi được cắt đôi.

- Địa chỉ áp dụng: Kết quả đã được triển khai ở cả hai miền:

Miền Bắc:  Hà Nội, Hà Tây, Tuyên Quang, Sơn La, Thái Nguyên, Bắc Ninh và Thái Bình.

Miền Nam: Tp. HCM, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Kỹ thuật cấy truyền phôi sẽ được ứng dụng ở những vùng chăn nuôi bò tập trung trong cả nước.

2.

Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật di truyền phân tử trong chọn, tạo giống vật nuôi năng suất cao (KC04.03)

Thời gian thực hiện:  2001-2004

Đơn vị thực hiện:

Chủ nhiệm đề tài:

Tổng kinh phí:

Kết quả đạt được:

- Đề tài đã nghiệm thu năm 2005. Kết quả đạt loại khá. Đã đăng ký bản quyền trên ngân hàng gen Quốc tế (EMBL/Genbank/ĐBJ), trong đó 14 đoạn gen dược tiến hành tại Phòng thí nghiệm Di truyền Phân tử Viện Chăn nuôi và 14 đoạn gen khác là do phối hợp giữa Phòng AND ứng dụng - Viện CNSH và Phòng thí nghiệm Di truyền Phân tử Viện Chăn nuôi. 

- Địa chỉ áp dụng:

+ Các cơ sở nuôi bò sữa: Công ty giống bò sữa Mộc Châu, Lâm Đồng, Ba Vì, Bình Dương

+ Các cơ sở nuôi lợn giống đàn hạt nhân: Trung tâm lợn giống PIC, Bình Thắng, Đồng Nai.

3.

KC06. Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ đồng bộ sản xuất đà điểu và các sản phẩm từ đà điểu phục vụ nội tiêu và xuất khẩu

Tổ chức chủ trì: Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Hoàng Văn Lộc

Thời gian hoàn thành đề tài: 2010

Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu sử dụng 12 nguyên liệu thức ăn địa phương (ngô, thóc, cám gạo, khô đỗ, sắn xay cả vỏ...) bằng phần mềm chuyên dụng (WUFFDA- HOA KỲ) đã xây dựng được khẩu phần ăn nuôi đà điểu sinh sản cho năng suất trứng cao hơn 1,3-2 quả/mái, số đà điểu nở tăng hơn 1,8-2,5con/ mái. Giá thành sản xuất đà điểu giống 01 ngày tuổi giảm được 51,78 – 52,45 nghìn đồng/con. Ở giai đoạn ngừng đẻ từ các nguyên liệu địa phương phối trộn khẩu phần ăn có mức năng lượng, protein tương ứng cho đà điểu trống là 13,5%; 2400 kcal/kg, đà điểu mái là 14,5%; 2400 kcal/kg vẫn đảm bảo đà điểu có sức khỏe tốt, có tích lũy để bước vào vụ đẻ mới.

Sử dụng 11 nguyên liệu thức ăn địa phương bằng phần mềm WUFFDAHOA KỲ đã xây dựng được khẩu phần ăn nuôi đà điểu thịt đến 12 tháng tuổi cho tỷ lệ nuôi sống đạt 90,0-93,3%. Khối lượng cơ thể đạt từ 106,22-107,33kg/con. Chi phí thức ăn/kg tăng trọng giảm 2.590,0 - 3.420,0 đồng. Xác định được mật độ chăn nuôi đà điểu thương phẩm giai đoạn 4-6 tháng tuổi 25m2/con, 7-12 tháng tuổi 35m2/con, giết mổ đà điểu lúc 11 tháng tuổi với khối lượng cơ thể từ 93,53-105,5kg/ con là phù hợp cho sản phẩm thịt, da có giá trị cao với chi phí chấp nhận. Kết quả nghiên cứu làm căn cứ hoàn thiện quy trình công nghệ chăn nuôi đà điểu thương phẩm trong sản xuất.X ác định được chế độ phun phòng cho trại chăn nuôi đà điểu sinh sản bằng Chloramine 0,5%, cho trại nuôi đà điểu thương phẩm dung dịch Virkon-S 3%, lịch trình phun 3 tuần/ lần đã khắc chế có hiệu quả sự phát triển các vi sinh vật gây bệnh trong chuồng nuôi.

Xây dựng được quy trình phòng bệnh Newcastle, phòng, trị bệnh đường tiêu hóa cho đà điểu có hiệu quả. Xây dựng được quy trình giết mổ đà điểu đảm bảo tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm Xây dựng được quy trình công nghệ lột da đà điểu dễ thao tác đảm bảođược chất lượng da tươi trước khi đưa bảo quản. Hoàn thiện được 6 phương pháp bảo quản da đà điểu tươi giúp cho các trang trại chăn nuôi chủ động bảo quản, tập trung sản phẩm da đảm bảo chất lượng đưa tới cơ sở thuộc da. Bước đầu xây dựng được quy trình công nghệ thuộc da đà điểu các khâu: công đoạn hồi tươi, tẩy lông ngâm vôi, công đoạn trau chuốt aniline, công đoạn trau chuốt sáp, công đoạn trau chuốt pigment cationic, công đoan vò làm mềm...

Xây dựng được 2 vùng nguyên liệu chăn nuôi đà điểu thương phẩm ở miền Bắc và miền Trung quy mô hàng hóa đạt tiêu chí 500 tấn thịt hơi mang lại thu nhập cao.

4.

KC06. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ đồng bộ xây dựng vùng nguyên liệu trong chăn nuôi lợn, gà an toàn thực phẩm có khả năng cạnh tranh phục vụ nội tiêu và xuất khẩu

Chương trình KHCN cấp Nhà nước

Mã số: KC.06.14/06-10

Tổ chức chủ trì: Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương

Chủ nhiệm đề tài:  TS. Nguyễn Quý Khiêm

Thời gian thực hiện đề tài: 2008-2010

Kinh phí thực hiện: Kinh phí từ SNKH: 3.900 triệu đồng

Kết quả nghiên cứu:

Lựa chọn giống cho năng suất chất lượng cao gồm lợn đực bố mẹ (đực Duroc x nái YL), lợn bố mẹ (đực PiD x nái lai YL), gà công nghiệp bố mẹ Ross 308, gà lông màu bố mẹ (trống sasso x mái TP3).

Xây dựng 03 quy trình gồm: quy trình kỹ thuật quản lý chăn nuôi gà thịt và lợn thịt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, quy trình giết mổ lợn, gà đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xây dựng vùng nguyên liệu chăn nuôi lợn thịt tại tỉnh Thái Bình và huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai. Xây dựng vùng chăn nuôi gà thịt tại huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai và huyện Chương Mỹ-Hà Tây cũ.

 

5.

KC 07. Nghiên cứu các giải pháp Khoa học công nghệ phát triển các sản phẩm thương mại từ đà điểu nuôi tại Việt Nam

Mã số: KC.07.01/11-15

Thời gian thực hiện:  2012 - 2014

Đơn vị thực hiện: TTNC Gia cầm Thụy Phương

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Hoàng Văn Lộc

Tổng kinh phí: 1730 triệu

Kết quả đạt được

- Thịt đóng gói hút chân không: 2.000kg  

- Thịt sấy khô: 200kg

- Thịt muối: 100kg

- Sản xuất giầy da: 100 đôi phân tích chất lượng giầy: Độ dãn dài khi đứt của đế 35,1%, độ bám dính giữa mũ và đế của da 3,6N/mm2; độ bền kéo đứt của đế: 48,2 N/mm2.

- Dép da 100 đôi, phân tích chất lượng dép: Độ dãn dài khi đứt của đế 33,5%, độ bám dính giữa mũ và đế của da 3,2N/mm2; độ bền kéo đứt của đế: 45,2 N/mm2.

- Thắt lưng da đà điểu 100 chiếc, phân tích chất lượng thắt lưng độ dãn dài khi đứt của đế 30,1%, độ bền kéo đứt: 26,4 N/mm2.

Các sản phẩm tạo ra có mẫu mã đẹp hợp thời trạng phù hợp vói thị hiếu người tiêu dùng được mọi người ưa chuộng. Nếu sản xuất đại trà có thể phát triển các sản phẩm này ra thế giới.

- Sản xuất thực phẩm chức năng dạng viên nang bào chế từ xương, tiết, mỡ đà điểu bổ dưỡng sức khỏe con người 900 lọ.

- Quy trình công nghệ chế biến thực phẩm từ thịt đà điểu.

+ Thịt đà điểu đóng gói hút chân không

+ Thịt đà điểu sấy khô

+ Thịt đà điểu muối

- Quy trình công nghệ chế biến thực phẩm chức năng từ: xương, tiết, mỡ đà điểu

- Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm từ da đà điểu:

+ Quy trình công nghệ sản xuất giầy da đà điểu.

+ Quy trình công nghệ sản xuất dép da đà điểu.

+ Quy trình công nghệ sản xuất dây thắt lưng da đà điểu.

- Hiệu quả về khoa học và công nghệ

Trong thời gian nghiên cứu là 3 năm đề tài đã nghiên cứu được 09 quy trình công nghệ chế biến thịt đà điểu, chế tạo giầy, dép, thắt lưng, chế tạo thực phẩm chức năng từ xương, tiết, mỡ bổ dưỡng sức khỏe của con người từ đà điểu.

Các quy trình này ngắn gọn dễ hiểu, dễ áp dụng để sản xuất ra các sản phẩm thịt đạt tiêu chuẩn ATVSTP, các sản phẩm giầy, dép, thắt lưng mẫu mã đẹp hợp thời trang phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng các sản phẩm đạt được so với khu vực và thế giới.

-  Hiệu quả về kinh tế - xã hội

Lợi ích kinh tế trực tiếp mang lại của đề tài là thực hiện mô hình chăn nuôi theo chuỗi liên kết từ chăn nuôi đến chế biến các sản phẩm. Mô hình liên kết nếu giết mổ bán các sản phẩm đến cùng thì mô hình chăn nuôi quy mô 300 con đà điểu tận dụng nhân lực, nguyên liệu địa phương chăn nuôi theo chuỗi liên kết khép kín từ chăn nuôi đến chế biến các sản phẩm từ da, xương, tiết, mỡ lợi nhuận tăng thêm 50,5%.

Đề tài nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp đồng bộ từ chăn nuôi đến chế biến các sản phẩm thịt hút chân không, muối, sấy khô và chế biến các sản phẩm về da đà điểu làm các mẫu giầy, dép hợp thời trang, chế biến các sản phẩm xương, tiết, mỡ bổ dưởng sức khỏe con người.

Đặc biệt xác định các vùng miền chăn nuôi đà điểu cho da chất lượng tốt. Miền Trung và vùng trung du miền núi, nơi có khí hậu khắc nghiệt ở nước ta, trong khu vực miền Trung tỉnh nào cũng có những trảng cát trắng rộng hàng trăm km2 vẫn đang ở trong tinh trạng Khoang hoá, vùng trung du miền núi đất còn nhiều đồi núi trọc đất cằn cỗi. Là vùng kinh tế - xã hội kém phát triển, đời sống người dân còn nghèo nàn lạc hậu. Nhiều năm nay nhà nước đã đưa nhiều giải pháp chống xói mòn, sa mạc hoá bằng việc các biện pháp phủ xanh đồi núi trọc và bãi cát hoang hoá, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Nhằm khai thác những lợi thế về điều kiện tự nhiên, mở ra một hướng chăn nuôi động vật mới có những ưu thế, phát huy lợi thế điều kiện tự nhiên tại các vùng này mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân việc nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật chế biển các sản phẩm từ đà điểu là một giải pháp hữu hiệu.

6.

KC 06 Nghiên cứu ứng dụng CN đồng bộ xây dựng vùng nguyên liệu trong CN lợn gà ATTP có khả năng cạnh tranh phục vụ nội tiêu và xuất khẩu

Thời gian thực hiện:  

Đơn vị thực hiện: TTNC Gia cầm Thụy Phương

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Quý Khiêm

Tổng kinh phí:

Kết quả đạt được:

7.

KC 07 Nghiên cứu phương pháp mới bảo quản thịt tươi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại Tp. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh

Thời gian thực hiện:  2012 - 2015

Đơn vị thực hiện: BM Chế biến và Bảo quản sản phẩm chăn nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Thị Mai Phương

Tổng kinh phí: 3.700 triệu đồng

Kết quả đạt được:

           - Xây dựng và nghiệm thu được quy trình bảo quản thịt lợn bằng phương pháp phun sương hỗn hợp muối natrilactat 3 % + STPP 5% và thịt gà tươi bằng phương pháp đóng gói với khí quyển điều chỉnh với tỉ lệ khí CO2 / N2 là 70%/30%. Với quy trình này có thể kéo dài thời gian bảo quản thịt gà thịt lợn tươi đến 18 ngày vẫn đảm bảo chất lượng và VSATTP theo TCVN 7046-2009.

          - Xây dựng được 2 mô hình bảo quản thịt gà tươi và thịt lợn tươi tại Hà Nội, TP HCM và Đồng Nai, với khối lượng thịt được bảo quản và tiêu thụ là: 12,686,5 kg thịt lườn gà và 14.798 kg thịt thăn lợn, thịt được bảo quản tại mô hình 15-18 ngày. Ngoài ra còn bảo quản các loại thịt khác theo yêu cầu của công ty: Thịt lợn có 16.662kg (các loại thịt mông, vai, ba chỉ thời gian bảo quản 2-6 ngày và thịt thăn thời gian bảo quản 10-14 ngày) và thịt gà 13.611,5 kg (thịt lườn filê thời gian bảo quản 6-14 ngày và thịt đùi thời gian bảo quản 3-6 ngày).  Thịt được tiêu thụ tại các cửa hàng, đại lý, siêu thị, các chợ và công ty phân phối, chế biến thực phẩm. Chất lượng thịt được bảo quản tại các cơ sở tương đương với kết quả trong phòng thí nghiệm. Sản phẩm thịt bảo quản được người tiêu dùng đón nhận.

            - Tổ chức 2 cuộc hội thảo ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh về Đánh giá kết quả xây dựng mô hình bảo quản thịt gia súc gia cầm tươi tại các cơ sở giết mổ và kinh doanh thực phẩm”Qua hội thảo này, các nhà khoa học, các nhà quản lý và các cơ sở giết mổ đều đánh giá rất cao kết quả mô hình bảo quản thịt gia súc, gia cầm này và cam kết sẽ ứng dụng mô hình này trong thời gian tới.

Nguồn: Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế


Tìm kiếm tài liệu chăn nuôi