DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN ĐÃ KẾT THÚC TRƯỚC NĂM 2013

28/11/2018

Đề tài cấp Nhà nước

  

Nghiên cứu kiểm tra, đánh giá và chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian qua đời sau

Thời gian thực hiện:  2009-2013

Đơn vị thực hiện: TT Giống gia súc lớn Trung ương

Chủ nhiệm DA: TS. Lê Văn Thông

Tổng kinh phí (triệu đồng)

DA đã hoàn thành. Kết quả tóm tắt như sau:

Chọn lọc bò đực giống qua đời sau là chìa khoá góp phần tăng trưởng đàn bò sữa nhanh, nâng cao chất lượng giống về khả năng sản xuất của đời con bằng con đường di truyền học. Trước năm 2009, do ngành chăn nuôi bò sữa HF ở nước ta chưa có đủ điều kiện để thực hiện phương pháp chọn lọc đực giống này như số lượng đàn bò cái còn ít, sự đồng đều về chất lượng trong đàn chưa cao, điều kiện chăn nuôi chưa bảo đảm và kỹ thuật nuôi dưỡng cũng khác nhau. .. Từ năm 2009, khi nước ta đã có đủ điều kiện nêu trên, Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương, Viện Chăn nuôi được Bộ Khoa học và Công nghệ giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện đề tài Độc lập cấp Nhà nước Nghiên cứu kiểm tra, đánh giá và chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian qua đời sau” giai đoạn 2009-2013, do TS. Lê Văn Thông làm chủ nhiệm. Qua 5 năm thực hiện, đề tài tiến hành đảm bảo đúng mục tiêu, nội dung, phương pháp, tiến độ và kinh phí như trong thuyết mình và hợp đồng được phê duyệt.

Kết quả đề tài đã xây dựng được 01 Đề án về chương trình kiểm tra đánh giá và chọn lọc bò đực giống HF qua đời sau” và 01 “Quy trình đánh giá đực giống qua đời sau”, được Hội đồng khoa học nghiệm thu và Cục trưởng Cục Chăn nuôi phê duyệt.Qua kiểm tra 4 bước gồm đời trước, bản thân, chị em gái và kiểm tra qua đời sau đề tài đã chọn được 10 cá thể bò đực giống HF tốt nhất (số hiệu 2124, 2122, 2120, 2121, 2134, 2128, 2129, 2136, 2126 và 2127)trong số 20 bò đực giống HF của đề tài. Giá trị giống ước tính của các bò đực giống HF thông qua sản lượng sữa của đàn chị em gái đạt giá trị cao, dao động từ + 327 đến + 668 kg/chu kỳ 305 ngày. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam thực hiện thành công đánh giá và phân loại từng bò đực giống thông qua các chỉ tiêu cơ bản: đời trước, bản thân, chị em gái và bước đầu qua đời sau. Đây là phương pháp chọn lọc bò đực giống có độ chính xác cao nhất trong thời điểm hiện tại và đang được áp dụng rộng rãi tại các nước phát triển. Kết quả của đề tài đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cho ngành chăn nuôi bò sữa của Việt Nam là 418,144 tỷ đồng từ nguồn tinh đông lạnh và việc nâng cao sản lượng sữa cho đời sau. Ngoài ra, do chất lượng giống đàn con gái của những bò đực giống chọn lọc qua đời sau được cải thiện nâng cao nên đàn bò thế hệ con cháu của chúng sẽ có chất lượng cao hơn, sản xuất được một khối lượng sữa hàng hoá lớn hơnso với đàn bò con cháu của những đực giống chưa được kiểm tra qua đời sau.

Tóm lại, từ các kết quả nghiên cứu của đề tài này cho thấy, Trung tâm Giống Gia Súc Lớn Trung Ương sản xuất tinh bò đực giống HF thương hiệu VINALICA có chất lượng giống, chất lượng tinh cao, tương đương với các nước có nền chăn nuôi bò sữa tiên tiến trên thế giới. Trung tâm Giống Gia súc lớn Trung ương trở thành địa chỉ vàng cung cấp thỏa mãn nguồn tinh đông lạnh bò HF cho ngành chăn nuôi bò sữa trong cả nước, đóng góp lớn vào sự thành công của chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa bền vững, năng suất cao và hiệu quảcủa nước ta. Chính vị vậy, sản phẩm Tinh bò đông lạnh thương hiệu VINALICA đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT tặng giải thưởng BÔNG LÚA VÀNG VIỆT NAM lần thứ nhất năm 2012.

 

Dự án sản xuất thử cấp Nhà nước

3.      

Hoàn thiện hệ thống chăn nuôi vịt sinh sản bố mẹ SM (siêu thịt) tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Thời gian thực hiện:  2010-2011

Đơn vị thực hiện: Trung tâm nghiên cứu và Chuyển giao TBKTCN (nay là Phân Viện Chăn nuôi Nam Bộ)- VCN

Chủ nhiệm DA: TS. Dương Xuân Tuyển

Tổng kinh phí (triệu đồng): 2.400 triệu đồng

DA đã hoàn thành. Kết quả tóm tắt như sau:

- Hoàn thiện được 3 quy trình là quy trình chăm sóc nuôi dưỡng vịt bố mẹ và thương phẩm SM theo phương thức nuôi nhốt và chăn thả có kiểm soát; quy trình thú y phòng bệnh cho vịt bố mẹ và thương phẩm SM theo phương thức nuôi nhốt và chăn thả có kiểm soát và quy trình bảo quản và ấp nở trứng vịt bố mẹ SM theo phương thức nuôi nhốt và chăn thả có kiểm soát. Trong đó bổ sung 6 nội dung mới nghiên cứu là nâng mức khống chế khối lượng cơ thể vịt giống bố mẹ; thay đổi kỹ thuật dựng đẻ bằng cách thay đổi mức ăn và tỷ lệ giữa năng lượng trao đổi/protein thô; số lần và giờ nhặt trứng trong ngày; hạn chế thời lượng cho vịt bơi ao trong ngày; bảo quản và ấp trứng và phòng bệnh do Mycoplasma và một số bệnh đường hô hấp bằng kháng sinh Ampicicline.

- Tổ chức 6 lớp tập huấn kỹ thuật với 300 lượt người chăn nuôi vịt tham dự, nhằm hướng dẫn áp dụng 3 quy trình chăn nuôi, thú y và ấp nở. Người chăn nuôi nắm được cơ bản về con giống mới, các khâu kỹ thuật, đặc biệt là nâng cao ý thức về an toàn sinh học.

- Xây dựng được 6 mô hình chăn nuôi vịt bố mẹ theo phương thức nuôi nhốt và 6 mô hình chăn nuôi vịt bố mẹ theo phương thức nuôi chăn thả có kiểm soát với 8.100 con mái sinh sản siêu thịt SM. Vịt bố mẹ có tỷ lệ nuôi sống cao; năng suất trứng/42 tuần đẻ nuôi nhốt đạt 205,4 quả, nuôi chăn thả có kiểm soát đạt 202,2 quả; tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng nuôi nhốt 3,86 kg, nuôi chăn thả có kiểm soát 3,45 kg; khối lượng trứng (thời điểm đẻ 50%) nuôi nhốt 87,7 gam, chăn thả có kiểm soát 88,5 gam; tỷ lệ phôi nuôi nhốt 90,69%, nuôi chăn thả có kiểm soát 88,5%; tỷ lệ nở trên phôi nuôi nhốt 78,12%, nuôi chăn thả có kiểm soát 78,02%.

- Xây dựng được 4 mô hình nuôi vịt thương phẩm theo phương thức nuôi nhốt và 4 mô hình nuôi vịt thương phẩm theo phương thức nuôi chăn thả có kiểm soát với số lượng 6000 con siêu thịt SM. Tỷ lệ nuôi sống 95,6-97,3%; phương thức nuôi nhốt 8 tuần tuổi có khối lượng xuất chuồng 3494,5 gam, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng 2,78 kg; phương thức nuôi chăn thả có kiểm soát 10 tuần tuổi có khối lượng cơ thể 3335,1 gam, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng 2,51 kg.

- Các chỉ tiêu năng suất cơ bản của vịt bố mẹ và thương phẩm là đạt yêu cầu dự án.

- Dự án có hiệu quả kinh tế. Mô hình nuôi vịt bố mẹ có mức lãi (hạch toán thu-chi) là 22.663.486 đ/100 con mái đẻ, 203.971.372 đ/hộ (nuôi nhốt) và 19.598.141 đ/100 con mái đẻ, 88.191.633 đ/hộ (nuôi chăn thả có kiểm soát); mô hình vịt thương phẩm có mức lãi 898.235 đ/100 con, 6.736.763 đ/hộ (nuôi nhốt) và 848.939 đ/100 con, 6.367.044 đ/hộ (nuôi chăn thả có kiểm soát). Tùy theo nguồn lực của mình, các hộ có thể lựa chọn quy mô phù hợp để đầu tư nuôi vịt thịt cũng như vịt thương phẩm.

- Dự án có hiệu quả xã hội và môi trường. Đã tạo ra việc làm trực tiếp cho 30 lao động; tạo ra thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế, xã hội cho nông hộ nông thôn. Nhờ áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật và ý thức về an toàn sinh học của người chăn nuôi được nâng lên, cho nên không xảy ra dịch bệnh, giảm thiểu được ô  nhiễm môi trường.

  

Hoàn thiện quy trình kỹ thuật và xây dựng mô hình chăn nuôi lợn Móng cái cao sản tại một số tỉnh miền Bắc

Thời gian thực hiện:  2011-2013

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm DA: TS. Phạm Sỹ Tiệp

Tổng kinh phí (triệu đồng): 3.500  triệu đồng.

Kết quả đạt được

DA kết thúc năm 2013. Đã nghiệm thu cấp Nhà nước, kết quả đạt loại Khá. Một số kết quả nổi bật như sau:

Đã hoàn thiện được quy trình chăn nuôi lợn Móng Cái cao sản tại một số tỉnh phía Bắc. Xây dựng thành công 4 mô hình chăn nuôi lợn nái Móng cái cao sản với quy mô 304 nái Móng cái thuần đặc cấp, có năng suất cao: Số con sơ sinh/lứa đạt trung bình 12,56 con; số con cai sữa trung bình 10,88 con và số lứa/năm là 2,10 lứa. Đàn lợn Móng cái cao sản đã sản xuất, chọn lọc được 3.039 lợn Móng cái hậu bị năng suất, chất lượng cao cung cấp cho địa phương. Đồng thời, dự án đã xây dựng thành công 3 hình chăn nuôi lợn nái Móng cái sản xuất lợn lai F1 (ngoại x MC) với quy mô 239 nái cấp I và cấp II, sản xuất được 5.736 lợn lai F1 (LR x MC) và (Y x MC) năng suất, chất lượng cao cung cấp cho địa phương. Lợn lai F1 nuôi thịt có tăng trọng đạt 511,25 gam/ngày, tiêu tốn thức ăn 2,97 kg/kg tăng trọng. Dự án đã góp phần tăng đàn lợn nái Móng cái cao sản tại các vùng dự án lên 10 – 15% so với trước năm 2011, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững cho các hộ nông dân, nâng cao 20 - 25% thu nhập cho người chăn nuôi. Dự án cũng đã góp phần làm tăng sản phẩm tiêu dùng cho xã hội, và bảo tồn và phát triển được giá trị văn hóa ngàn năm của dân tộc.

 

Chương trình trọng điểm ứng dụng CNSH trong Nông nghiệp

.

Sản xuất thử nghiệm môi trường pha loãng bảo tồn tinh dịch dài ngày

Thời gian thực hiện: 2012 - 2013

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn nuôi

Chủ trì đề tài: TS. Đào Đức Thà

Tổng kinh phí (triệu đồng):

Tổng số kinh phí thực hiện:  2100 triệu đồng, trong đó:

+ Kính phí hỗ trợ từ SNKH: 1000 triệu đồng.

Kết quả đạt được:

1. Dự án đã hoàn thiện được công nghệ sản xuất chế phẩm môi trường pha loãng bảo tồn tinh dịch lợn dài ngày L.V.C.N dạng bột được bao gói và đã sản xuất được 48.000 lít và pha chế được 880.000 liều tinh lợn. Các sản phẩm đều có độ pH và ASTT ổn định qua các ngày bảo tồn cũng như tương đương với các sản phẩm cùng chủng loại được công bố trên thế giới.

2. Tinh dịch lợn pha loãng bảo tồn với môi trường L.V.C.N trong 5 ngày bảo quản ở nhiệt độ 17-20°C khi phối giống cho đàn lợn cái sinh sản cho tỷ lệ có chửa là 86,84% và cho tỷ lệ thụ thai ổn định đến ngày bảo tồn thứ 5. Số lợn con đẻ ra /ổ tại khi phối giống tinh dịch sử dụng môi trường L.V.C.N đạt 10.18 con. tuy nhiên sản phẩm này chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3 giá thành các môi trường pha loãng bảo tồn dài ngày nhập ngoại hiện hành.

3. Xây dựng được quy trình công nghệ và thiết bị sản xuất môi trường pha loãng bảo tồn tinh dịch lợn dài ngày L.V.C.N quy mô 10.000 - 15.000lít sản phẩm/năm.

3. Xây dựng được 2 cơ sở sử dụng sản phẩm L.V.C.N cho TTNT lợn là Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên tại phía Bắc (tỷ lệ sản phẩm sử dụng tại đây đạt 100%) và Xã Nhị Bình, Huyện Hóc môn, TP. HCM tại phía Nam

4. Đã đăng ký xây dựng nhãn mác bao bì thương hiệu (Nhãn hiệu bao gồm chữ “L.V.C.N” được trình bày bằng màu xanh. Chữ “L.V.C.N” được đặt trong hình elip trên nền màu sáng bạc) và đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ.

5. Đã chuyển giao quy trình công nghệ cho Công ty TNHH Thương mại Thế Sang tại địa chỉ:  67/26 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh – Tp.HCM.

6. Xây dựng và thực hiện thành công 01 modul cho lớp đào tạo ngắn hạn về công nghệ sinh học, 01 bài báo trên tập chí chuyên ngành, 02 cử nhân, 01 NCS và 01 phóng sự trên truyền hình VTC-16 trong chương trình công nghệ sinh học.

 

 

Đề tài cấp Bộ

.    1  

Tên đề tài: Nghiên cứu lựa chọn một số giải pháp khoa học công nghệ phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở một số vùng chăn nuôi lợn trang trại tập trung

Thời gian thực hiện:  2008-2010

Đơn vị thực hiện: Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trịnh Quang Tuyên

Tổng kinh phí (triệu đồng): 1.600 triệu đồng

Kết quả đạt được:

- Trang trại chăn nuôi lợn tập trung tại 4 tỉnh điều tra (Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình, Ninh Bình) có quy mô từ 30 đến dưới 100 lợn nái nuôi khép kín là phổ biến (82,5%). Khoảng cách từ các trang trại đến cộng đồng dân cư chủ yếu từ 10 đến 100 mét (55,6%). Có từ 73,9 – 100% số trang trại gây mùi hôi thối đến cộng đồng dân cư. Các trang trại chăn nuôi lợn đều chưa có biện pháp xử lý phân sau khi thu gom. Nhà chứa phân chỉ tập trung nhiều ở trang trại quy mô trên 200 lợn nái. Phân lợn chủ yếu dùng trồng trọt và bán, nhưng đều sử dụng ở dạng tươi. Xử lý nước thải tại các trang trại chăn nuôi lợn chủ yếu bằng bể biogas (89,4-100%). Những trang trại có quy mô trên 100 lợn nái đã có ao chứa nước thải, tuy nhiên không có biện pháp xử lý. Hầu hết các trang trại quy mô nhỏ hơn 100 lợn nái nước thải chảy thẳng ra ngoài môi trường. Thực trạng trên cho thấy nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ các trang trại chăn nuôi tập trung hiện nay là rất lớn, cần có các giải pháp xử lý phù hợp. 

            - Xử lý phân lợn trong chăn nuôi lợn trang trại tập trung bằng các phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học: EM thứ cấp, EM Bokashi, Compost maker và phương pháp truyền thống đều có tác dụng xử lý phân lợn thành phân hữu cơ. Phân lợn sau xử lý không còn mùi hôi thối, diệt được một số mầm bệnh thường gặp trong phân lợn tươi. Phương pháp sử dụng chế phẩm EM thứ cấp để xử lý phân lợn là đơn giản, có thời gian xử lý nhanh, dễ làm nhất, phù hợp với các trang trại chăn nuôi lợn tập trung.

            - Xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau biogas bằng EM thứ cấp trong điều kiện thí nghiệm với tỷ lệ EM thứ cấp/nước thải là 1,0 ‰ cho kết quả cao nhất, sau 15 ngày xử lý các chỉ tiêu COD, BOD5, NO2-, NO3-, P tổng số, Colifoms đều trong giới hạn cho phép của nước thải loại B theo TCN 678-2006. Xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng bèo lục bình trong điều kiện thí nghiệm với tỷ lệ diện tích bèo lục bình/diện tích bề mặt là 75% cho kết quả cao nhất, sau 30 ngày xử lý các chỉ tiêu COD, BOD5, NO2-, NO3-, P tổng số, Colifoms đều trong giới hạn cho phép của nước thải loại B theo TCN 678-2006.

            - Xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau biogas tại trang trại tập trung bằng EM thứ cấp với tỷ lệ EM thứ cấp/nước thải là 1,0 ‰ sau 15 ngày xử lý các chỉ tiêu COD, BOD5, NO2-, NO3-, P tổng số, Colifoms đều trong giới hạn cho phép của nước thải loại B theo TCN 678-2006. Xử lý nước thải chăn nuôi lợn tại trang trại tập trung bằng bèo lục bình với tỷ lệ diện tích bèo lục bình/diện tích bề mặt 75% sau 30 ngày xử lý các chỉ tiêu COD, BOD5, NO2-, NO3-, P tổng số, Colifoms đều trong giới hạn cho phép của nước thải loại B theo TCN 678-2006.

            Xử lý nước thải chăn nuôi bằng chế phẩm EM thứ cấp có thời gian xử lý nhanh hơn, các chỉ tiêu phân tích giảm nhiều hơn so với phương pháp xử lý bằng bèo lục bình. Phương pháp xử lý bằng EM thứ cấp phù hợp với trang trại quy mô lớn. Xử lý nước thải bằng bèo lục bình dễ làm, đầu tư thấp, phù hợp với trang trại quy mô nhỏ, trang trại ở vùng sâu, vùng xa khi chưa có điều kiện tiếp cận với chế phẩm sinh học.

            - Giải pháp xử lý tổng hợp VAC giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn tập trung. Hiệu quả kinh tế của giải pháp tổng hợp VAC tăng lên từ 10,7% trước xử lý lên 13,2% sau xử lý.  

            - Đã lựa chọn được các giải pháp sau đây để ứng dụng vào xây dựng mô hình chăn nuôi lợn trang trại nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Phân lợn được thu gom, xử lý bằng EM thứ cấp. Nước thải chăn nuôi lợn được xử lý bằng EM thứ cấp với tỷ lệ EM thứ cấp/nước thải là 1,0 ‰ hoặc bèo lục bình với diện tích là 75% /diện tích mặt nước.

            Kết quả xây dựng mô hình: 6 mô hình trên 3 quy mô chăn nuôi từ 30 đến <100 lợn nái; từ 100 đến <200 lợn nái và ≥200 lợn nái nuôi khép kín:

            Hiệu quả xử lý mùi: Giảm thiểu hàm lượng các khí độc (NH3; H2S; CO2) từ 54,6 - 75,2% sau khi phân lợn được xử lý bằng EM thứ cấp.

            Hiệu quả xử lý nước thải: Xử lý nước thải bằng EM thứ cấp, các chỉ tiêu COD, BOD5, NO2-, NO3-, P tổng số, Colifoms ở 3 quy mô chăn nuôi giảm từ 72,51- 98,52%. Xử lý nước thải bằng bèo lục bình, các chỉ tiêu COD, BOD5, NO2-, NO3-, P tổng số, Colifoms ở 3 quy mô chăn nuôi giảm từ 55,06 - 99,46%, nằm trong giới hạn cho phép của nước thải loại B theo TCN 678-2006.

            Năng suất chăn nuôi lợn ở các mô hình tăng từ 2,8% đến 4,9% với chỉ tiêu tăng khối lượng giai đoạn từ cai sữa đến xuất bán. Giảm được tỷ lệ hao hụt ở giai đoạn lợn con theo mẹ 1,1%. Tăng tỷ suất lợi nhuận trong chăn nuôi từ 1,1 đến 1,3%.

2

Tên đề tài: Nghiên cứu áp dụng các kiểu chuồng nuôi phù hợp trong chăn nuôi lợn theo phương thức chăn nuôi trang trại

Thời gian thực hiện:  2009-2011

Đơn vị thực hiện: Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Quế Côi

Tổng kinh phí (triệu đồng): 1.816 triệu đồng

Kết quả đạt được:

- Kết quả điều tra kiểu chuồng chăn nuôi lợn trang trại cho thấy các trang trại có kiểu chuồng hở chiếm đa số, tỷ lệ này lần lượt ở ba miền Bắc - Trung - Nam là 57% - 73% - 98%. Tiếp đến là tỷ lệ trang trại có kiểu chuồng kín linh hoạt tương ứng là 35% - 26% - 2%. Kiểu chuồng kín hoàn toàn chiếm một tỷ lệ rất thấp, chỉ chiếm 3% trong tổng số các trang trại điều tra.

Lợn nuôi ở chuồng kín hoàn toàn và chuồng kín linh hoạt ở miền Bắc và miền Trung có chỉ số lứa đẻ, số con cai sữa/nái/năm, khối lượng cai sữa/nái/năm, tổng khối lượng giai đoạn theo mẹ và tổng khối lượng giai đoạn sau cai sữa đến xuất bán cao hơn lợn nuôi ở chuồng hở (P<0,05).

- Hệ thống thông số kỹ thuật cho các kiểu chuồng nuôi tại 3 miền Bắc, Trung, Nam phù hợp cho chăn nuôi lợn trang trại hiện nay.

- Kết quả xây dựng mô hình trình diễn cho thấy:

Nhiệt độ trong chuồng nuôi lợn tại các mô hình chuồng hở, nửa kín nửa hở và chuồng kín sau xây dựng mô hình đã giảm xuống so với trước khi xây dựng mô hình. Nhiệt độ giảm nhiều vào mùa nắng nóng ở các chuồng nuôi lợn nái chửa và chờ phối, nái nuôi con, sau cai sữa, lợn thịt và lợn đực làm việc. Mô hình chuồng hở hiệu quả giảm nhiệt độ là tốt nhất sau khi xây dựng mô hình.

Độ ẩm trong chuồng nuôi lợn tại các mô hình chuồng hở, nửa kín nửa hở và chuồng kín sau xây dựng mô hình đã giảm xuống so với trước khi xây dựng mô hình. Độ ẩm sau khi xây dựng mô hình được duy trì và thay đổi gần với ẩm độ tối ưu: Mô hình chuồng hở độ ẩm được điều chỉnh từ 76,9-95,9% trước xây dựng xuống 71,9-83,2%; Mô hình chuồng kín linh hoạt từ 76,1-99,3%  xuống 78,8-95,1%; Mô hình chuồng kín từ 75,2-90,7% xuống 73,7-87,5%.

      Hiệu quả giảm thiểu các nồng độ khí độc: Sau khi xây dựng mô hình nồng độ các khí độc CO2, NH3 và H2S đều giảm từ 20-75% đối với mô hình chuồng hở, từ 10-40% đối với mô hình chuồng kín linh hoạt và từ 20-45% đối với mô hình chuồng kín. Chỉ tiêu về nồng độ khí độc (CO2, NH3 và H2S) trong chuồng nuôi sau khi xây dựng mô hình đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép TCVN 5937/95.

Năng suất chăn nuôi lợn sau khi xây dựng mô hình tăng từ 2,5% đến 5,1% với chỉ tiêu tăng khối lượng giai đoạn từ cai sữa đến xuất bán. Giảm được tỷ lệ hao hụt ở giai đoạn lợn con theo mẹ 1,1-1,5%. Tăng tỷ suất lợi nhuận trong chăn nuôi từ 3,5 đến 5,2%.

3

Tên đề tài: Nghiên cứu lai tạo dòng lợn mẹ tổng hợp có máu Móng cái và máu Meishan đạt năng suất sinh sản cao, phù hợp với một số vùng sinh thái trọng điểm nhằm tạo ra ưu thế cạnh tranh về chất lượng thịt đáp ứng yêu cầu của thị trường

Thời gian thực hiện:  2008-2012

Đơn vị thực hiện: Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Quế Côi

Tổng kinh phí (triệu đồng):  3.600 triệu đồng

Kết quả đạt được:

Xác định được phương pháp tạo dòng phù hợp trên cơ sở các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước và các ý kiến tư vấn của các chuyên gia.

Xác định được cụ thể tiêu chí cho 2 dòng lợn mới:

+ Dòng 1: Dòng sinh sản cao có máu Móng cái phải đạt ≥ 11,5 con/lứa và tăng khối lượng 600g/ngày

+ Dòng 2: Dòng sinh trưởng cao có máu Meishan phải đạt ≥ 11 con/lứa và tăng khối lượng 650g/ngày

Đã lựa chọn được đàn nguyên liệu gốc tạo dòng có chất lượng cao gồm: 30 nái Móng Cái, 30 nái VCN05 và 05 đực LR, 05 đực YS

Các tổ hợp lai tạo ½, ¼ Móng Cái có năng suất sinh sản tốt, số con sơ sinh sống/ổ đạt trên 12 con. Khả năng sinh trưởng của tổ hợp lai ½, ¼ và 1/8 Móng Cái có khả năng tăng khối lượng/này tăng dần; dày mỡ lưng giảm dần.

Năng suất sinh sản của các tổ hợp lai ½ VCN05 đạt cao, số con sơ sinh sống của hai tổ hợp lai đạt 12,38 và 12,42 con/ổ. Khả năng tăng khối lượng của tổ hợp lai ½ và ¼ VCN05 tăng dầy; tiêu tốn thức ăn và dày mỡ lưng giảm dần.

Các chỉ tiêu chất lượng thịt của các tổ hợp lai 1/8 Móng Cái và ¼ VCN05: tương đương với các dòng thuần nái ngoại

-    Tự giao ổn định dòng có máu Móng Cái: Kết quả tự giao 2 tổ hợp lai có chứa máu Móng Cái đến thế hệ thứ 2 cho thấy mức độ biến động của các tính trạng lớn, đặc biệt là các tính trạng sinh sản. Theo từng thế hệ năng suất sinh sản có xu hướng giảm. Số con sơ sinh sống của công thức lai LR(YSLRMC) ở từng thế hệ tự giao 0, 1 là 11,16 và 11,07 con/ổ. Số con sơ sinh sống của công thức lai YS(LRYSMC) ở các thế hệ tự giao 0, 1 tương ứng là 11,25 và 11,15 con/ổ. Đặc biệt giá trị giống ước tính của các tính trạng sinh sản qua từng thế hệ có xu hướng mang giá trị âm vì vậy hiệu quả của việc chọn lọc là rất khó khăn.

- Tự giao ổn định dòng có máu Meishan: Hai công thức lai tạo dòng lợn có máu Meishan (1/4VCN05) tự giao đến thế hệ 3 có Khả năng tăng khối lượng từ: 661,06 – 674,68 g/ngày, Dày mỡ lưng từ 15,29-15,97mm, Tiêu tốn thức ăn đạt từ 2,99 – 3,03 kg. So với thế hệ gốc ban đầu các chỉ tiêu này được cải thiện rất rõ rệt, đây là tiêu chí quan trọng mang lại hiệu quả trong chăn nuôi, đáp ứng yêu cầu của thi trường. Đối với chỉ tiêu sinh sản, số con sơ sinh sống là quan trọng bậc nhất, qua 2 thế hệ tự giao đề tài đã tạo ra được các dòng mới có số con sơ sinh đều đạt trên 11 con/ổ với mức ổn định khá cao qua các thế hệ đầu tự giao. Đây là bước đột phá quan trọng vì đề tài đã kết hợp được nguồn gen của dòng lợn có khả năng sinh sản cao với các dòng lợn ngoại có khả năng sinh trưởng tốt. Giá trị giống ước tính của các tính trạng qua các thế hệ đều có giá trị dương, đồng thời độ tin cậy cũng tăng lên vì vậy hứa hẹn sẽ tăng được hiệu quả của việc chọn lọc

-     Đề tài đã sử dụng các phương pháp chọn lọc tiên tiến như BLUP để ước tính Giá trị giống của đàn nái mới, nâng cao độ chính xác và hiệu quả của chọn lọc.

 


Tìm kiếm tài liệu chăn nuôi