Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà Nước

05/04/2019

1.

Hoàn thiện quy trình sản xuất và sử dụng hỗn hợp khoáng KL-01 để phòng chống bệnh sát nhau và bại liệt ở bò

Thời gian thực hiện:  2007-2008

Đơn vị thực hiện: Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì

Chủ nhiệm DA:  ThS.Tăng Xuân L­ưu

Tổng kinh phí (triệu đồng):  2.100

Kết quả đạt được:

Quy trình sản xuất quy mô công nghiệp

- Quy trình bảo quản và sử dụng sản phẩm

- Có 2 bài báo đăng trên tạp chí và 1 báo cáo phân tích

- Sản phẩm của dự án đã sản xuất được 176,0 tấn đạt: 97,8%, tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2009, đến nay ( 4/2010) đã sản xuất và tiêu thụ được 200 tấn sản phẩm.

Các chỉ tiêu KTKT đạt được:

Giảm tỉ lệ sát nhau đạt 96,8% ,Giảm tỉ lệ bại liệt tới 100%, Độ tinh khiết của sản phẩm đạt 90%, Ẩm độ đạt 14-18%, Thời gian sạch dịch sau khi đẻ rút ngắn được 6,5-7,5 ngày. Sản phẩm đã được hội đồng chuyên nghành: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật và cho phép sản phẩm được tiêu thụ trong toàn quốc.

- DA đã nghiệm thu, kết quả loại Khá.

2.

Sử dụng phụ phẩm công nông nghiệp để vỗ béo bò thịt nhằm nâng cao năng suất và chất lượng thịt

Thêi gian thùc hiÖn:  2007-2009

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm DA: TS.Vũ Chí Cương

Tổng kinh phí (triệu đồng):  2.500

Kết quả đạt được:

-Dự án đã phối hợp với các đơn vị tham gia bao gồm Viện Khoa học Nông Lâm Nghiệp Tây nguyên, Công ty Tư vấn và đầu tư phát triển chăn nuôi trực thuộc Viện Chăn nuôi, Trang trại chăn nuôi giết môt bò của ông Nguyễn Hữu Bằng tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội và hợp tác xã Nông nghiệp Tráng Việt, Mê Linh, Hà Nội. tổng số bò đã được vỗ béo trong năm 2008 là 456 con

- Đã triển khai vỗ béo được 200 con tại Hà Nội, Đắc Lắc và Vĩnh Phúc

- Đã tổ chức Hội thảo khoa học và mổ khảo sát, kiểm tra chất lượng thịt

- Đã tổ chức hội đồng nếm thử thịt bò và các hoạt động quảng bá sản phẩm 

- DA đã nghiệm thu, kết quả loại Khá.

3.

Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng để phát triển chăn nuôi gà Sasso

Thêi gian thùc hiÖn:  2008-2009

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm DA: ThS. Hồ Xuân Tùng

Tổng kinh phí (triệu đồng):  2.450

Kết quả đạt được:

Đã hoàn thiện được 07 quy trình chăn nuôi, thú y và ấp trứng nhân tạo đối với gà Saso, bao gồm:

Đối với đàn ông bà:

+ Hoàn thiện các quy trình chăm sóc nuôi dưỡng giai đoạn gà con, gà dò và gà đẻ

+ Hoàn thiện quy trình thú y phòng bệnh

Đối với gà bố mẹ:

+ Hoàn thiện các quy trình chăn nuôi gà bố mẹ giai đoạn gà con, gà dò và gà đẻ

+ Hoàn thiện quy trình thú y phòng bệnh

+ Hoàn thiện quy trình ấp trứng nhân tạo

- Đối với gà thương phẩm

+ Hoàn thiện quy trình chăn nuôi gà thương phẩm giai đoạn 0 - 6 tuần tuổi và trên 6 tuần tuổi

+ Hoàn thiện quy trình thú y phòng bệnh

* Triển khai nuôi các đàn gà mô hình tại Trung tâm và các tỉnh tham gia:

- Mô hình chăn nuôi gà ông bà 1.000 con gà 01 ngày tuổi tại Trung tâm.

- Mô hình chăn nuôi gà bố mẹ 5.000 mái tại Hà Nội (Hà Tây) và Hưng Yên.

- Mô hình chăn nuôi gà thương phẩm thịt 20.000 con tại Hà Nội (Hà Tây), Hưng Yên và Hải Dương.

* Mua thiết bị, máy móc

- Mua 02 máy ấp và 01 máy nở.

* Đào tạo công nghệ

- Tổ chức 06 lớp tập huấn, mỗi lớp 45 người

- DA đã nghiệm thu, kết quả loại Khá.

4.

Hoàn thiện kỹ thuật sử dụng khoáng tự nhiên của Việt Nam (Betonite, Zeolite) trong chế biến và sản xuất thức ăn nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Thêi gian thùc hiÖn:  2008-2010

Đơn vị thực hiện: Công ty THHH nhà Nước một thành viên tư vấn và Đầu tư Phát triển Chăn nuôi - VCN

Chủ nhiệm DA: TS. Bạch Mạnh Điều

Tổng kinh phí (triệu đồng):  2.640

Kết quả đạt được:

- Điều tra bổ sung về khoáng tự nhiên của Việt nam: trên cơ sở điều tra về trữ lượng, chất lượng, tình hình khai thác và sử dụng đã lựa chọn khu vực cung cấp nguyên liệu khoáng tự nhiên cho sản xuất của Dự án là vùng mỏ khoáng tự nhiên tại Thanh hóa

- Hoàn thiện quy trình sản xuất:

+ Các khâu trong lựa chọn, sơ chế, bảo quản nguyên liệu

+ Kỹ thuật chế biến nguyên liệu thành sản phẩm khoáng tự nhiên bổ sung thức ăn chăn nuôi:

- Xây dựng 1 mô hình sản xuất khoáng tự nhiên tại Khánh An Yên khánh ninh Bình có khả năng sản xuất 7 tấn/ca. Mô hình được gắn kết với nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp ứng dụng sản phẩm của Dự án sản xuất thức ăn nuôi gà, vịt, lợn.

+ Có lực lượng công nhân kỹ thuật được tập huấn chuyên môn đáp ứng cho sản xuất ra sản phẩm khoáng làm việc:  .

Có khả năng đáp ứng lao động 2ca/ ngày

-  Kỹ thuật sử dụng khoáng tự nhiên bổ sung thức ăn chăn nuôi: Đã bố trí thí nghiệm trên các đối tượng gà vịt ở các lứa tuổi: Con, dò hậu bị, sinh sản.

Sử dụng sản phẩm khoáng tự nhiên với tỷ lệ 3% trong thức ăn cho gà, vịt và lợn là thích hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế

Sản phẩm khoáng tự nhiên bổ sung thức ăn chăn nuôi sản xuất và tiêu thụ đạt 800 tấn.

- DA đã nghiệm thu, kết quả loại Khá.

5.

Hoàn thiện quy trình chăn nuôi gà Ai Cập, Thái Hoà và con lai

Thêi gian thùc hiÖn:  2009-2010

Đơn vị thực hiện: Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương - VCN

Chủ nhiệm DA: TS. Lê Thị Nga

Tổng kinh phí (triệu đồng):  2 560

Kết quả đạt được:

Dự án đã nghiên cứu được các phương thức chăn nuôi gà. Chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là cân bằng các axit amin trong khẩu phần thức ăn nuôi gà Ai Cập, Thái Hoà và con lai nuôi sinh sản và nuôi thịt. Xác định đáp ứng miễn dịch sau khi sử dụng vaccine Newcastle cho gà Ai Cập, Thái hoà và con lai nuôi sinh sản và xác định đáp ứng miễn dịch sau khi sử dụng vaccine Gumbozo cho gà lai nuôi. Áp dụng kết quả nghiên cứu nâng cao năng suất trứng của gà Ai Cập lên 5,9% (gà Ai Cập nuôi sinh sản  có năng suất trứng/mái/65 tuần tuổi: 188,66-192,63 quả. Nâng cao năng suất trứng của gà Thái Hoà lên 1-2% (gà Thái Hoà nuôi sinh sản  có năng suất trứng/mái/65 tuần tuổi: 126,03 quả). Nâng cao năng suất trứng của gà lai Thái Hoà- Ai Cập lên 8-10% (gà lai Thái Hoà- Ai Cập nuôi sinh sản  có năng suất trứng/mái/65 tuần tuổi: 182,81-186,43 quả).

Gà lai Thái Hoà – (Thái Hoà- Ai Cập) nuôi thịt tăng 10% (khối lượng cơ thể đến 5 tuần tuổi: 300-340g).

Từ đó đã xây dựng được quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đối với gà Ai Cập, Thái Hoà, gà lai sinh sản và lai thương phẩm. Quy trình thú y phòng bệnh đối với gà Ai Cập, Thái Hoà, gà lai sinh sản và lai thương phẩm. 

Xây dựng 5 mô hình chăn nuôi gà lai sinh sản với quy mô 1000 con/mô hình và 5 mô hình chăn nuôi gà lai thương phẩm với quy mô 3000 con/mô hình.

DA đã nghiệm thu, kết quả loại Khá.

6.

Hoàn thiện quy trình chăn nuôi vịt SM3 trong sản xuất

Thời gian thực hiện:  2010 -2011

Đơn vị thực hiện: TTNC Gia cầm Thụy Phương

Chủ nhiệm DA:  TS. Phùng Đức Tiến

 Tổng kinh phí (triệu đồng): 3000

7.

Hoàn thiện hệ thống chăn nuôi vịt sinh sản bố mẹ SM (siêu thịt) tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Thời gian thực hiện:  2010-2011

Đơn vị thực hiện: Trung tâm nghiên cứu và Chuyển giao TBKTCN (nay là Phân Viện Chăn nuôi Nam Bộ)- VCN

Chủ nhiệm DA: TS. Dương Xuân Tuyển

Tổng kinh phí (triệu đồng): 2.400

DA đã hoàn thành. Kết quả tóm tắt như sau:

- Hoàn thiện được 3 quy trình là quy trình chăm sóc nuôi dưỡng vịt bố mẹ và thương phẩm SM theo phương thức nuôi nhốt và chăn thả có kiểm soát; quy trình thú y phòng bệnh cho vịt bố mẹ và thương phẩm SM theo phương thức nuôi nhốt và chăn thả có kiểm soát và quy trình bảo quản và ấp nở trứng vịt bố mẹ SM theo phương thức nuôi nhốt và chăn thả có kiểm soát. Trong đó bổ sung 6 nội dung mới nghiên cứu là nâng mức khống chế khối lượng cơ thể vịt giống bố mẹ; thay đổi kỹ thuật dựng đẻ bằng cách thay đổi mức ăn và tỷ lệ giữa năng lượng trao đổi/protein thô; số lần và giờ nhặt trứng trong ngày; hạn chế thời lượng cho vịt bơi ao trong ngày; bảo quản và ấp trứng và phòng bệnh do Mycoplasma và một số bệnh đường hô hấp bằng kháng sinh Ampicicline.

- Tổ chức 6 lớp tập huấn kỹ thuật với 300 lượt người chăn nuôi vịt tham dự, nhằm hướng dẫn áp dụng 3 quy trình chăn nuôi, thú y và ấp nở. Người chăn nuôi nắm được cơ bản về con giống mới, các khâu kỹ thuật, đặc biệt là nâng cao ý thức về an toàn sinh học.

- Xây dựng được 6 mô hình chăn nuôi vịt bố mẹ theo phương thức nuôi nhốt và 6 mô hình chăn nuôi vịt bố mẹ theo phương thức nuôi chăn thả có kiểm soát với 8.100 con mái sinh sản siêu thịt SM. Vịt bố mẹ có tỷ lệ nuôi sống cao; năng suất trứng/42 tuần đẻ nuôi nhốt đạt 205,4 quả, nuôi chăn thả có kiểm soát đạt 202,2 quả; tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng nuôi nhốt 3,86 kg, nuôi chăn thả có kiểm soát 3,45 kg; khối lượng trứng (thời điểm đẻ 50%) nuôi nhốt 87,7 gam, chăn thả có kiểm soát 88,5 gam; tỷ lệ phôi nuôi nhốt 90,69%, nuôi chăn thả có kiểm soát 88,5%; tỷ lệ nở trên phôi nuôi nhốt 78,12%, nuôi chăn thả có kiểm soát 78,02%.

- Xây dựng được 4 mô hình nuôi vịt thương phẩm theo phương thức nuôi nhốt và 4 mô hình nuôi vịt thương phẩm theo phương thức nuôi chăn thả có kiểm soát với số lượng 6000 con siêu thịt SM. Tỷ lệ nuôi sống 95,6-97,3%; phương thức nuôi nhốt 8 tuần tuổi có khối lượng xuất chuồng 3494,5 gam, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng 2,78 kg; phương thức nuôi chăn thả có kiểm soát 10 tuần tuổi có khối lượng cơ thể 3335,1 gam, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng 2,51 kg.

- Các chỉ tiêu năng suất cơ bản của vịt bố mẹ và thương phẩm là đạt yêu cầu dự án.

- Dự án có hiệu quả kinh tế. Mô hình nuôi vịt bố mẹ có mức lãi (hạch toán thu-chi) là 22.663.486 đ/100 con mái đẻ, 203.971.372 đ/hộ (nuôi nhốt) và 19.598.141 đ/100 con mái đẻ, 88.191.633 đ/hộ (nuôi chăn thả có kiểm soát); mô hình vịt thương phẩm có mức lãi 898.235 đ/100 con, 6.736.763 đ/hộ (nuôi nhốt) và 848.939 đ/100 con, 6.367.044 đ/hộ (nuôi chăn thả có kiểm soát). Tùy theo nguồn lực của mình, các hộ có thể lựa chọn quy mô phù hợp để đầu tư nuôi vịt thịt cũng như vịt thương phẩm.

- Dự án có hiệu quả xã hội và môi trường. Đã tạo ra việc làm trực tiếp cho 30 lao động; tạo ra thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế, xã hội cho nông hộ nông thôn. Nhờ áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật và ý thức về an toàn sinh học của người chăn nuôi được nâng lên, cho nên không xảy ra dịch bệnh, giảm thiểu được ô  nhiễm môi trường.

8.

Hoàn thiện quy trình kỹ thuật và xây dựng mô hình chăn nuôi lợn Móng cái cao sản tại một số tỉnh miền Bắc

Thời gian thực hiện:  2011-2013

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm DA: TS. Phạm Sỹ Tiệp

Tổng kinh phí (triệu đồng): 3.500 

Kết quả đạt được

DA kết thúc năm 2013. Đã nghiệm thu cấp Nhà nước, kết quả đạt loại Khá. Một số kết quả nổi bật như sau:

Đã hoàn thiện được quy trình chăn nuôi lợn Móng Cái cao sản tại một số tỉnh phía Bắc. Xây dựng thành công 4 mô hình chăn nuôi lợn nái Móng cái cao sản với quy mô 304 nái Móng cái thuần đặc cấp, có năng suất cao: Số con sơ sinh/lứa đạt trung bình 12,56 con; số con cai sữa trung bình 10,88 con và số lứa/năm là 2,10 lứa. Đàn lợn Móng cái cao sản đã sản xuất, chọn lọc được 3.039 lợn Móng cái hậu bị năng suất, chất lượng cao cung cấp cho địa phương. Đồng thời, dự án đã xây dựng thành công 3 hình chăn nuôi lợn nái Móng cái sản xuất lợn lai F1 (ngoại x MC) với quy mô 239 nái cấp I và cấp II, sản xuất được 5.736 lợn lai F1 (LR x MC) và (Y x MC) năng suất, chất lượng cao cung cấp cho địa phương. Lợn lai F1 nuôi thịt có tăng trọng đạt 511,25 gam/ngày, tiêu tốn thức ăn 2,97 kg/kg tăng trọng. Dự án đã góp phần tăng đàn lợn nái Móng cái cao sản tại các vùng dự án lên 10 – 15% so với trước năm 2011, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững cho các hộ nông dân, nâng cao 20 - 25% thu nhập cho người chăn nuôi.

Dự án đã góp phần tăng đàn lợn nái Móng cái cao sản tại các tỉnh miền Bắc lên 10 – 15% so với trước năm 2011, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững cho các hộ nông dân, từng bước nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi. Dự án cũng đã góp phần làm tăng sản phẩm tiêu dùng cho xã hội, và bảo tồn và phát triển được giá trị văn hóa ngàn năm của dân tộc.

9.

Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hạt giống cỏ họ đậu Stylo (Stylosanthes guianensis CIAT 184 và Stylosanthes guianensis PLUS) phục vu chăn nuôi

Thời gian thực hiện:  2011 - 2014

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm DA: TS. Nguyễn Văn Quang

 Tổng kinh phí (triệu đồng): 200

Kết quả đạt được

- Hiệu quả về khoa học và công nghệ: Khẳng định tại Việt Nam có thể sản xuất hạt giống cỏ giống cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184 và Stylosanthes guianensis Plus. Bổ xung thông tin về các biện pháp kỹ thuật thâm canh sản xuất hạt giống cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184 và Stylosanthes guianensis Plus tại một số vùng sinh thái khác nhau. Đưa công nghệ về sản xuất hạt giống cỏ stylo vào trong cơ cấu cây trồng, hình thành một nghề mới có hiệu quả cho người nông dân. - Đối với kinh tế: + Áp dụng quy trình sản xuất chất xanh đối với 2 giống cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184 và Stylosanthes guianensis Plus, năng suất chất xanh thu được trung bình từ 80-90 tấn/ha/năm với giá chi phí cho 1kg từ 500-600đ với hàm lượng protein trong thức ăn từ 16-17%. Hiệu quả trồng 1ha 2 giống cỏ stylo làm thức ăn xanh cho gia súc thu nhập từ 43,2-108,5 triệu đồng/năm tùy theo từng vùng và mức độ đầu tư. + Áp dụng quy trình sản xuất hạt đối với 2 giống cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184 và Stylosanthes guianensis Plus, năng suất hạt thu được từ 160-200kg/ha… Hiệu quả khi trồng 1ha cỏ Stylo thu hạt có thể thu lợi nhuận từ 113,365-146,870 triệu đồng/ha/năm cho người nông dân. Đối với Xã hội: + Phát triển cây thức ăn họ đậu sẽ giúp cho chăn nuôi thực hiện được việc thâm canh tăng năng suất, tạo ra thực phẩm an toàn cung cấp cho xã hội vì sử dụng nguồn protein từ thực vật, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. + Sản xuất chất xanh và sản xuất hạt cỏ stylo sẽ tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân. Đối với Môi trường: Hai giống cỏ Stylo trồng trong dự án là cây họ đậu, bộ rễ của có có hệ vi khuẩn Rhizobium có khả năng cố định nitơ từ không khí tạo thành đạm rễ tiêu cung cấp cho đất và cây trồng. Chính vì vậy, khi trồng cây Stylo không cần sử dụng nhiều phân hóa học do đó góp phần không nhỏ vào việc cải tạo đất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, thực hiện sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững

10.

Hoàn thiện quy trình kỹ thuật chủ động gây động dục, thụ tinh nhân tạo cho bò và xây dựng mô hình sản xuất bò thịt năng suất chất lượng cao ở Việt Nam

Thời gian thực hiện:  2011 - 2014

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm DA: ThS. Hoàng Văn Trường

 Tổng kinh phí (triệu đồng): 200

Kết quả đạt được:

Dự án được thực hiện tại các địa phương đại diện cho 3 miền Bắc, Trung, Nam là: Hà Nội (miền Bắc), Bình Định, Quảng Ngãi (Miền trung) và Long An (Miền Nam). Các đơn vị phối hợp cùng thực hiện dự án là: Phân Viện chăn nuôi Nam Bộ; Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì; Trung tâm giống vật nuôi Bình Định và Trung tâm khuyến nông, khuyên ngư Quảng Ngãi.

Kết quả thực hiện dự án tại 3 miền đạt được như sau:

- Chon lọc và phối giống nhân tạo thành công cho 6.000 bò cái lai Zebu bằng tinh của bò đực Brahman để tạo ra bê lai thương phẩm. Đã có 4.257 con bê lai Brahman được sinh ra trong vùng dự án. Bê lai sinh ra có ngoại hình đẹp, chất lượng tốt, khối lượng cao hơn hẳn bê lai Sind và bê lai địa phương.

- Xây dựng thành công 03 mô hình vỗ béo bò lai hướng thịt có độ tuổi từ > 15 tháng tuổi. Đã có 2.700 bò đực lai Brahman được vỗ béo trước khi giết thịt, tạo lợi nhuận ước tính khoảng gần 3 tỷ đồng (0,8-1,2 triệu đồng/con bò vỗ béo) cho người chăn nuôi.

- Tổ chức được 9 lớp tập huấn kỹ thuật cho người chăn nuôi bò thịt tại vùng dự án với tổng số 427 học viên tham gia.

- Xây dựng 02 qui trình kỹ thuật về chăn nuôi bò thịt gồm:

      + Qui trình kỹ thuật chăn nuôi bò thịt sử dụng thức ăn địa phương phù hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ 3 miền Bắc, Trung, Nam. Trong đó gồm 12 chuyên đề kỹ thuật chăn nuôi được áp dụng để khảo nghiệm trên đàn bò dự án.

      + Qui trình quản lý chăn nuôi bò thịt từ sinh sản đến vỗ béo, gồm 6 chuyên đề quản lý chăn nuôi được áp dụng để khảo nghiệm trên đàn bò dự án.

11.

 Sản xuất thử nghiệm hạt giống cỏ họ đâu làm thức ăn cho gia súc vụ đông

Thời gian thực hiện:  2011 - 2013

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm DA: ThS. Nguyễn Văn Quang

Tổng kinh phí (triệu đồng): 2.750

Kết quả đạt được

Cung cấp các dữ liệu cơ sở về kỹ thuật thâm canh sản xuất chất xanh, sản xuất hạt phục vụ cho giảng dạy và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đối với 2 giống cỏ đậu Stylo;

- Chủ động được nguồn thức ăn xanh chất lượng cao góp phần nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gia súc ăn cỏ, đặc biệt đối với bò sữa.

- Tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân, khai thác có hiệu quả đất đai trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các địa phương.

- Chủ động được nguồn hạt giống cung cấp cho sản xuất với giá thành sản xuất rẻ hơn nhiều so với nhập khẩu (300.000-350.000đ/kg so với 800.000-900.000đ/kg nhập khẩu) hiện nay.

- Mở ra hướng sản xuất thức ăn xanh chất lượng cao theo hướng hàng hóa (đóng bánh) với giá thành hạ hơn so với việc phải nhập khẩu cỏ khô Alfalfa cho bò sữa hiện nay.

12.

Phát triển chăn nuôi đà điểu tại các tỉnh miền núi phía Bắc

Thời gian thực hiện:  2011 -2013

Đơn vị thực hiện: TTNC Gia cầm Thụy Phương

Chủ nhiệm DA:  ThS. Nguyễn Khắc Thịnh

 Tổng kinh phí (triệu đồng): 2.500

Kết quả đạt được:

Có được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đà điểu phù hợp với vùng, có được các mô hình chăn nuôi làm hạt nhân để phổ biến và nhân rông ra sản xuất.

- Từ việc chuyển giao dụng các quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đà điểu sinh sản, nuôi thịt phù hợp xây dựng mô hình chăn nuôi đà điểu sinh sản để chủ động sản xuất con giống chất lượng cao cho khu vực.

- Từ 02 mô hình chăn nuôi đà điểu sinh sản với quy mô từ 30 – 60 mái tại Ngân Sơn Bắc Kan, va 30 – 150 mái tại Kinh Môn Hải Dương hằng năm có thể chủ động

 sản xuất được 2 – 3 nghìn con giống chất lượng cao cho khu vực trung du miền núi Đông và Tây Bắc.

- Phát triển chăn nuôi đà điểu tại sẽ khai thác những lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, mở ra một hướng chăn nuôi động vật mới có những ưu thế cạnh tranh về sản phẩm, có tính khả thi cao, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, chắc chắn đưa lại hiệu quả kinh tế xã hội. Việc hoàn thiện, chuyển giao các quy trình công nghệ chăm sóc, nuôi dưỡng đà điểu sinh sản, đà điểu thịt, quy trình ấp nở trứng đà điểu, quy trình thú y phòng bệnh phù hợp với điều kiện trung du và miền núi sẽ góp phần năng cao trình độ khoa học công nghệ và khả năng cach tác cho người dân miền núi.

- Phát triển chăn nuôi đà điểu tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Sản phẩm tạo ra đáp ứng nhu cầu thực phẩm an toàn cho xã hội góp phần nâng cao cuộc sống, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

 

13.

Hoàn thiện quy trình công nghệ chế biến cỏ khô theo quy mô công nghiệp, bán công nghiệp phục vụ chăn nuôi

Thời gian thực hiện:  2015 - 2018

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm DA: ThS. Bùi Việt Phong

Tổng kinh phí (triệu đồng):  4750

Kết quả đạt được

- Báo cáo "Xác định thời gian thu cắt thích hợp trong chế biến cỏ khô 3 giống cỏ hòa thảo Brachiaria decumbens, Brachiaria ruziziensis, Digitaria decumbens"

- Báo cáo "Xác định phương pháp làm khô cỏ hòa thảo"

- Báo cáo "Xác định phương pháp và thời gian bảo quản thích hợp đối với cỏ hòa thảo khô đóng bánh"

- Báo cáo "Xác định phương pháp làm khô cỏ Stylo"

- Báo cáo "Xác định phương pháp và thời gian bảo quản thích hợp đối với bột cỏ Stylo khô"

- Báo cáo "Xác định khả năng sử dụng của gia súc đối với cỏ hòa thảo khô đóng bánh ở các thời điểm bảo quản (0, 3, 4, 5 tháng)

- Báo cáo "Xác định khả năng sử dụng của gia súc đối với bột cỏ Stylo ở các thời điểm bảo quản (0, 3, 4, 5 tháng)

- Quy trình công nghệ chế biến cỏ hòa thảo khô dạng bánh

- Quy trình công nghệ chế biến cỏ Stylo khô dạng bột

 

14.

Sản xuất thử nghiệm chế phẩm nano sắt, kẽm, đồng, selen và ứng dụng trong chăn nuôi gà

Thời gian thực hiện:  2019 - 2021

Đơn vị thực hiện: TTNC Gia cầm Thụy Phương

Chủ nhiệm DA: ThS. Nguyễn Khắc Thịnh

Kinh phí 2019: 1.340 triệu đồng

15.

Sản xuất thử nghiệm ngan Trâu và vịt Minh Hương tại một số tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ

Thời gian thực hiện:  2019 - 2021

Đơn vị thực hiện: TTNC Gia cầm Thụy Phương

Chủ nhiệm DA: TS. Nguyễn Quý Khiêm

Kinh phí 2019: 400 triệu đồng

16.

Chọn lọc, khai thác và phát triển nguồn gen bò H’Mông

Thời gian thực hiện:  2019 - 2023

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm DA: TS. Phạm Văn Giới

Tổng kinh phí (triệu đồng): 

Nguồn: Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế


Tìm kiếm tài liệu chăn nuôi