Nhiệm vụ thuộc các chương trình

05/04/2019

I. Nhiệm vụ thuộc chương trình phát triển nguồn gen

1.

Phát triển nguồn gen Chim Trĩ đỏ đáp ứng nhu cầu thực phẩm và sinh vật cảnh của xã hội

Thời gian thực hiện: 2010 - 2012

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Hoàng Thanh Hải

Tổng kinh phí (triệu đồng): 1 660

Kết quả đạt được:

- Đã tạo ra 01 giống vật nuôi mới bổ sung vào danh sách các giống vật nuôi Việt Nam. Hiện nay đã được nhiều địa phương đưa vào chương trình khuyến nông nhằm mục tiêu từng bước xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

- Đã tạo ra được đàn giống chim Trĩ hạt nhân thuần góp phần phát triển chăn nuôi bền vững cho các hộ nông dân, từng bước nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi. Người chăn nuôi đã có thu nhập cao từ việc nuôi chim Trĩ, lãi suất từ việc nuôi 100 chim Trĩ thương phẩm trong vòng 4 tháng được 4,24 triệu đồng.

- Góp phần làm tăng sản phẩm tiêu dùng cho xã hội, giảm chi phi cho nhập khẩu các sản phẩm gia cầm giá cao chất lượng thiếu kiểm soát nhập từ bên ngoài

- Bảo tồn và phát triển được giá trị văn hóa ngàn năm của dân tộc.

- Đề tài đã nghiên cứu các đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất đàn chim Trĩ đỏ khoang cổ, nghiên cứu xây dựng các quy trình chăm sóc nuôi dưỡng chim Trĩ đỏ khoang cổ sinh sản và thương phẩm. Đồng thời thông qua việc tập huấn, hướng dẫn cho người chăn nuôi nắm bắt và áp dụng vào sản xuất, tiến hành đưa chim Trĩ đỏ khoang cổ vào nuôi thử nghiệm trong sản xuất, tạo điều kiện cho người chăn nuôi áp dụng vào sản xuất bảo đảm hiệu quả kinh tế, chính vì vậy chỉ trong thời gian ngắn chim Trĩ đỏ khoang cổ đã được phát triển ở các cơ sở chăn nuôi.

 

2.

Khai thác và phát triển nguồn gen giống gà Mía và gà Móng

Thời gian thực hiện: 2011-2015

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Ngô Thị Kim Cúc

Tổng kinh phí (triệu đồng): 4 500

Kết quả đạt được:

- Đã tạo ra được đàn giống gà Mía và Móng hạt nhân thuần góp phần phát triển chăn nuôi bền vững cho các hộ nông dân, từng bước nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.

- Góp phần làm tăng sản phẩm tiêu dùng cho xã hội, giảm chi phi cho nhập khẩu các sản phẩm gia cầm giá cao chất lượng thiếu kiểm soát nhập từ bên ngoài

- Bảo tồn và phát triển được giá trị văn hóa ngàn năm của dân tộc.

- Từng bước xây dựng được mô hình chăn nuôi gà Mía và gà Móng sinh sản giúp nâng cao được quy mô chăn nuôi từ đó nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

3.

Khai thác và phát triển sản xuất giống lợn Hạ Lang và lợn Táp Ná Cao Bằng.

Thời gian thực hiện: 2011-2015

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Phạm Đức Hồng

Tổng kinh phí (triệu đồng): 4 200

Kết quả đạt được:

- Đã tạo ra được đàn hạt nhân giống lợn Hạ Lang và Táp Ná thuần góp phần phát triển chăn nuôi bền vững cho các hộ nông dân, từng bước nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.

- Kết quả của đề tài giải quyết lao động dư thừa góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, xoá đói giảm nghèo, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về nguồn thực phẩm, đặc biệt đối với khu vực miền núi khó khăn như tỉnh Cao Bằng

4.

Khai thác và phát triển nguồn gen lợn đặc sản: Lợn Mán, Mường Khương và Sóc.

Thời gian thực hiện: 2011-2015

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Trịnh Phú Ngọc

Tổng kinh phí (triệu đồng): 5 350

Kết quả đạt được:

- Đã có báo cáo hiện trạng chăn nuôi và một số đặc điểm sinh học của 03 giống lợn (Lợn Mán tỉnh Hòa Bình, lợn Mường Khương tỉnh Lào Cai và lơn Sóc tỉnh Đắk Lắk). Số liệu báo cáo giúp khắc phục điểm yếu, phát huy điểm manh góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi 03 giống lợn

- Đã có tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) đàn hạt nhân 03 giống lợn (Lợn Mán tỉnh Hòa Bình, lợn Mường Khương tỉnh Lào Cai và lơn Sóc tỉnh Đắk Lắk). Dựa và tiêu chuẩn để tuyển chọn, xây dựng đàn lợn giống có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Đã có 03 đàn hạt nhân của 03 giống lợn (Lợn Mán tỉnh Hòa Bình, lợn Mường Khương tỉnh Lào Cai và lơn Sóc tỉnh Đắk Lắk) đảm bảo tiêu chuẩn và hiệu quả kinh tế trong sản xuất

- Đã có một số chuyên đề về 03 đàn lợn hạt nhân lợn (Lợn Mán tỉnh Hòa Bình, lợn Mường Khương tỉnh Lào Cai và lơn Sóc tỉnh Đắk Lắk). Các chuyên đề là cơ sở để xây dựng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và thú y phòng bệnh nhằm tăng hiệu quả chăn nuôi.

5.

Nghiên cứu đánh giá tiềm năng di truyền của các giống lợn nội

Thời gian thực hiện: 2011-2016

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Tạ Thị Bích Duyên, TS. Đặng Hoàng Biên

Tổng kinh phí (triệu đồng): 5 550

Kết quả đạt được:

- Đã báo cáo về nguồn gốc, số lượng, tình trạng bảo tồn, đặc điểm ngoại hình, sinh trưởng, sinh sản và khả năng thích ứng. Báo cáo đã được xuất bản trong Chuyên khảo Bảo tồn và Khai thác nguồn gen vật nuôi Việt Nam. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

- Phân tích, đánh giá được ảnh hưởng các nhân tố cố định ảnh hưởng đến giá trị kiểu hình các tính trạng của lợn Lửng, lợn Lũng Pù, lợn Hung Hà Giang, lợn Bản Hòa Bình, lợn Mẹo Nghệ An và lợn Ô Lâm.

6.

Khai thác và phát triển nguồn gen gà Tè

Thời gian thực hiện: 2012-2014

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Đặng Vũ Hòa

Tổng kinh phí (triệu đồng): 1 150

Kết quả đạt được:

- Chọn lọc được đàn gà Tè hạt nhân quy mô 120 con (100 mái, 20 trống) với các đặc điểm đặc trưng về ngoại hình và cường độ chọn lọc cao (cả giai đoạn 1-38 tuần tuổi tỷ lệ chọn lọc từ 25-30%).

- Xây dựng hai mô hình đàn gà Tè sinh sản quy mô 120 con/mô hình, phương thức nuôi gà Tè sinh sản thích hợp theo hình thức bán chăn thả, khẩu phần ăn thích hợp cho gà Tè giai đoạn sinh sản mức protein 16% và năng lượng trao đổi (ME) là 2850 kcal/kg thức ăn.

- Xây dựng hai mô hình chăn nuôi gà tè thương phẩm với quy mô 400 con/mô hình

7.

Khai thác và phát triển nguồn gen lợn Hung tỉnh Hà Giang

Thời gian thực hiện: 2012 - 2014

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn nuôi

Chủ trì nhiệm vụ: TS. Hoàng Thanh Hải

Tổng kinh phí (triệu đồng): 1 200

- Kết quả điều tra 200 hộ chăn nuôi tại 02 huyện Bắc Mê và Hoàng Su Phì cho thấy tổng đàn lợn Hung hiện có là 2830 con. Đàn lợn con và lợn choai (58,84%); đàn lợn nuôi thịt (24,66%); lợn nái (18,48%) và lợn đực giống (2,01%). Màu sắc lông Hung đỏ: 47,04% và màu lông hung ánh bạc: 51,8%. Tập quán chăn nuôi lợn Hung của người dân địa phương chủ yếu là bán chăn thả. Lợn Hung thường mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp và bệnh do ký sinh trùng gây ra.

- Kết quả phân tích AND dựa trên sự đa hình của 16 chỉ thị phân tử microsatellites cho thấy lợn Hung  là một giống riêng biệt khác xa với giống Móng Cái, lợn Hạ Lang và lợn Lửng.

- Xây dựng quy trình chăm sóc, nuôi dướng và vệ sinh thú y phòng bệnh cho lợn Hung sinh sản và thương phẩm. Xây dựng 02 mô hình chăn nuôi lơn Hung sinh sản với quy mô 30 con/mô hình và 02 mô hình chăn nuôi lợn Hung thương phẩm quy mô 100 con/mô hình

8.

Khai thác, phát triển nguồn gen vịt đặc sản: vịt Kỳ Lừa, Bầu Bến, Đốm và Mốc

Thời gian thực hiện: 2012 - 2015

Đơn vị thực hiện: TT Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên

Chủ trì nhiệm vụ: TS. Nguyễn Văn Duy

Tổng kinh phí (triệu đồng): 4 480

- Từ đàn hạt nhân các giống vịt sản xuất ra 100.000 con giống 1 ngày tuổi cung cấp cho sản xuất. Từ nguồn con giống đó sản xuất ra 120 tấn thịt, 2.400.000 quả trứng.

- Cung cấp số liệu về thực trạng chăn nuôi vịt Kỳ Lừa, Bầu Bến, Mốc và Đốm.

- Giúp khôi phục chăn nuôi các giống vịt nội chất lượng cao có nguy cơ bị mất đi.

- Xây dựng nguồn nguyên liệu giống tại chỗ phục vụ cho chăn nuôi nông hộ.

- Góp phần khôi phục các giống vịt đặc sản tại địa phương.

- Sản phẩm của nhiệm vụ là hàng hoá chất lượng cao phục vụ cho nhu câu tương lai của xã hội.

- Góp phần giải quyết việc làm tại địa phương.

9.

Khai thác và phát triển nguồn gen gà đặc sản  Đông Tảo, gà Chọi và gà Tre

Thời gian thực hiện: 2012 - 2015

Đơn vị thực hiện: TT Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương

Chủ trì nhiệm vụ: ThS. Lê Thị Thu Hiền

Tổng kinh phí (triệu đồng): 4 250

- Tạo ra được đàn giống gà Đông Tảo, gà Chọi và gà Tre hạt nhân thuần có năng suất cao góp phần phát triển chăn nuôi bền vững tại các vùng nông thôn, tạo việc làm và  nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi, tạo cơ hội việc làm khi chuyển dịch cơ cấu ngành nghề và diện tích trồng trọt ngày càng bị thu hẹp tại các vùng nông thôn.

- Tăng sản phẩm tiêu dùng cho xã hội, góp phần giảm chi phí cho nhập khẩu các sản phẩm gia cầm giá cao chất lượng thiếu kiểm soát từ bên ngoài

10.

Khai thác và phát triển nguồn gen gà Tò, gà Hắc Phong

Thời gian thực hiện: 2014 - 2018

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn nuôi

Chủ trì nhiệm vụ: TS. Phạm Công Thiếu

Tổng kinh phí (triệu đồng): 3 500

Đang thực hiện

- Đã xây dựng tiêu chuẩn cơ sở đàn hạt nhân để tiến hành tuyển chọn và xây dựng đàn hạt nhân gà Hắc Phong và gà Tò với số lượng 200 gà mái, 25 gà trống Hắc phong, 200 gà mái, 25 gà trống gà Tò.

- Đã xây dựng tiêu chuẩn đàn sản xuất gà Hắc Phong và gà Tò để tiến hành tuyển chọn với số lượng 300 gà mái, 50 gà trống Hắc phong, 300 gà mái, 50 gà trống gà Tò

- Đã xây dựng tiêu chuẩn đàn gà Hắc Phong và gà Tò thương phẩm để tiến hành tuyển chọn với số lượng 500 Hắc phong thương phẩm và 500 gà Tò thương phẩm.

Báo cáo hiện trạng về nguồn gốc, số lượng, phân bố, tình trạng bảo tồn, phương thức nuôi, đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất.

- Đã báo cáo quy trình chọn lọc đàn hạt nhân gà Hắc Phong và gà Tò, báo cao quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà Hắc Phong và gà Tò sinh sản và thương phẩm

11.

Khai thác và phát triền nguồn gen gà Lạc Thủy và gà Kiến

Thời gian thực hiện: 2016 - 2020

Đơn vị thực hiện: TT Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi

Chủ trì nhiệm vụ: TS. Nguyễn Thị Mười

Tổng kinh phí (triệu đồng): 4 350

Đang thực hiện

-  Theo dõi khả năng sinh sản của đàn hạt nhân thế hệ 1 và đàn sản xuất thế hệ xuất phát thu được các kết quả như sau:

* Đối với gà Kiến:

+ Trên đàn hạt nhân gà Kiến thế hệ 1: hiện đang ở tuần tuổi 54 (năng suất trứng/mái/54 tuần tuổi là 49,05 quả, tiêu tốn thức ăn/10 trứng 4,38kg.

+ Đã tiến hành xuống chuồng đàn gà hạt nhân thế hệ 2 với sô lượng 01 ngày tuổi là 1500 con.

+ Trên đàn sản xuất gà Kiến thế hệ xuất phát: hiện đang ở tuần tuổi 54 (năng suất trứng/mái/54 tuần tuổi là 41,16 quả, tiêu tốn thức ăn/10 trứng 5,38kg.

+ Tiến hành xuống chuồng đàn gà sản xuất thế hệ 1 với sô lượng 01 ngày tuổi là 1200 con.

* Đối với gà Lạc Thủy:

+ Đã tiến hành xuống chuồng đàn gà hạt nhân thế hệ 2 với số lượng 01 ngày tuổi là 2000 con. Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn gà con 0-6 tuần tuổi là 97,25%, tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 7-20 tuần tuổi đạt 96,18%. Đàn gà sinh trưởng, phát triển tốt, đã chọn lọc được 250 mái + 40 trống lên giai đoạn sinh sản.

+ Trên đàn sản xuất gà Lạc Thủy thế hệ xuất phát: hiện đang ở tuần tuổi 62 (năng suất trứng/mái/62 tuần tuổi là 78,26 quả, tiêu tốn thức ăn/10 trứng 4,47kg.

+ Tiến hành xuống chuồng đàn gà sản xuất thế hệ 1 với số lượng 01 ngày tuổi là 1500 con. Đã chọn lọc được 550 mái + 100 trống chuyển lên giai đoạn dò, hậu bị.

+ Phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Lạc Thủy triển khai cho 2 hộ chăn nuôi gà thương phẩm đáp ứng các yêu cầu của nhiệm vụ với quy mô 1 ngày tuổi là 600 con/hộ tại xã Liên Hòa và xã Phú Thành huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.

12.

Khai thác và phát triền nguồn gen trâu Bảo Yên

Thời gian thực hiện: 2016 - 2020

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn nuôi

Chủ trì nhiệm vụ: TS. Nguyễn Công Định

Tổng kinh phí (triệu đồng): 4 880

Đang thực hiện

- Đã theo dõi phát hiện động dục và phối giống có chửa được 60 trâu cái, 54 trâu cái đã đẻ. Trâu Bảo Yên có ngoại hình đặc trưng của trâu đầm lầy rất rõ rệt: lông và da có màu tro xám, dưới hầu và trước ức có khoang màu trắng; đầu to, trán phẳng, hẹp, mặt ngắn, mõm rộng; Sừng hình cánh cung, hướng về phía sau và hơi vếch lên trên; tai to, rộng và vếch sang hai bên; Cổ con đực to tròn, con cái nhỏ và hẹp, không có yếm; thân ngắn, chân thấp, vai đầy, lưng thẳng, ngực lép, bụng to, mông thấp, đuôi dài đến khoeo và tận cùng có chòm lông, móng xoè. Khối lượng nghé lúc sơ sinh đạt 24,0 kg; đến 3 tháng tuổi đạt 60,50 kg; 6 tháng tuổi 90,33 kg và 12 tháng tuổi đạt 160 kg. Các chỉ tiêu về cao vây, vòng ngực và dài thân chéo tại các thời điểm sơ sinh lần lượt đạt 62,40; 64,00 và 53,33 cm; lúc 3 tháng tuổi 83,38; 97,28 và 71,44 cm; 6 tháng tuổi là 88,83; 111,83 và 85 cm; lúc 12 tháng tuổi là 98,50; 135,00 và 98,00 cm. Trâu Bảo Yên có tuổi đẻ lứa đầu lúc 40,55 tháng tuổi; thời gian mang thai trung bình là 320,05 ngày. Đang tiếp tục theo dõi các chỉ tiêu sinh sản như thời gian động dục lại, thời gian phối giống lại, khoảng cách lứa đẻ .v.v.

- Đã chọn được đàn nhân giống trâu Bảo Yên với số lượng 80 cái và 04 đực giống dựa theo tiêu chuẩn đàn hạt nhân đã xây dựng. Đã theo dõi phát hiện động dục và phối giống có chửa được 65 trâu cái sinh sản.

- Đã và đang tiến hành triển khai xây dựng mô hình chăn nuôi trâu Bảo Yên thương phẩm.

13.

Khai thác và phát triển nguồn gen lợn Hương

Thời gian thực hiện: 2016 - 2020

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn nuôi

Chủ trì nhiệm vụ: ThS. Phạm Hải Ninh

Tổng kinh phí (triệu đồng): 4 200

Đang thực hiện

- Đã tuyển chọn được đàn hạt nhân lợn Hương với số lượng 60 cái và 6 đực dựa theo tiêu chuẩn đàn hạt nhân đã xây dựng. Kết quả nghiên cứu đánh giá năng suất lợn Hương thế hệ 1 qua lứa đẻ 1 cho thấy lợn Hương thế hệ 1 có lông và da bụng màu trắng, có đốm đen ở đầu và chỏm mông chiếm đa số (73,33%); tai nhỏ và dựng, cổ dài vừa phải (86,67%); mõm dài và thẳng, mặt thẳng (68,33%); lưng hơi võng, bụng thon gọn và không sệ (71,67%). Lợn Hương thế hệ 1 có tuổi động dục lần đầu lúc 175,45 ngày; tuổi phối giống lần đầu lúc 217,78 ngày; tuổi đẻ lứa đầu lúc 338,14 ngày. Số con sơ sinh sống/ổ đạt 7,44 con; số con cai sữa đạt 6,67 con. Khối lượng sơ sinh đạt 0,42 kg/con; khối lượng cai sữa lúc 41,25 ngày 4,95 kg/con.

- Đã xây dựng được đàn sản xuất lợn Hương với số lượng 150 cái và 20 đực hậu bị dựa theo tiêu chuẩn đàn sản xuất đã xây dựng. Đàn sản xuất lợn Hương có nguồn gốc từ đàn lợn con sinh ra từ đàn hạt nhân không đủ điều kiện bổ sung, thay thế đàn hạt nhân và đưa xuống làm đàn sản xuất.

- Đã xây dựng mô hình đàn lợn Hương thương phẩm với số lượng 200 con.

14.

Nghiên cứu nâng cao năng suất và sử dụng có hiệu quả nguồn gen lợn Cỏ và lợn Mẹo

Thời gian thực hiện: 2017 - 2020

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn nuôi

Chủ trì nhiệm vụ: TS. Phạm Sỹ Tiệp

Tổng kinh phí (triệu đồng): 4 300

Đang thực hiện

- Đã tổ chức điều tra bổ sung, đánh giá hiện trạng tình hình chăn nuôi lợn Cỏ, lợn Mẹo tại Thừa Thiên Huế và Nghệ An với tổng số hộ điều tra là 220 hộ/tỉnh.

- Xây dựng xong 2 TCCS đàn hạt nhân, 2 TCCS đàn nhân giống lợn Cỏ phục  vụ cho việc chọn lọc, nhân giống đàn lợn Cỏ, lợn Mẹo hạt nhân và nhân giống.

- Bình tuyển, chọn đàn hạt nhân lợn Cỏ, lợn Mẹo, số lượng đàn lợn hạt nhân được tuyển chọn mỗ giống là 60 nái và 6 đực. Tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng, NC đánh giá năng suất sinh sản lợn Cỏ, lợn Mẹo thế hệ xuất phát.

- Xây dựng các công thức TAHH cho lợn Cỏ, lợn Mẹo đàn hạt nhân, nhân giống và các đàn thí nghiệm xác định mức năng lượng, mức protein thích hợp cho lợn Cỏ, lợn Mẹo. Đang triển khai các thí nghiệm trên tại Thừa Thiên Huế và Nghệ An.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn Cỏ, lợn Mẹo nhân  giống tại Thừa Thiên Huế và Nghệ An. Tổ chức nghiên cứu đánh giá năng suất của đàn nhân giống lợn Mẹo năm 2017. Các Báo cáo đã được Hội đồng cấp cơ sở VCN thông qua

15.

Nghiên cứu nâng cao năng suất và sử dụng có hiệu quả nguồn gen Ngan Sen

Thời gian thực hiện: 2017 - 2020

Đơn vị thực hiện: TT Nghiên cứu vịt Đại Xuyên

Chủ trì nhiệm vụ: TS. Nguyễn Văn Duy

Tổng kinh phí (triệu đồng): 3 500

Đang thực hiện

-Đề tài đã tiến hành xây dựng tiêu chuẩn đàn hạt nhân ngan Sen, quy trình chọn lọc đàn hạt nhân, xây dựng đàn hạt nhân giống ngan Sen, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở đàn sản xuất ngan Sen, xây dựng đàn sản xuất ngan Sen. Số lượng ngan con xuống chuồng nuôi thế hệ xuất phát là 1250 con (1000 con mái + 250 con trống), đã theo dõi khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi, khối lượng lúc vào đẻ và đã chọn lọc đàn hạt nhân với số lượng 200 con mái. Thế hệ xuất phát theo dõi tuần đẻ 40 tuần đẻ. Đã tiến hành xuống thay thế 1250 con ngan Sen 1 ngày tuổi (1000 con mái + 250 con trống) thế hệ 1. Đàn đang theo dõi được 32 tuần tuổi, ngan sinh trưởng và phát triển tốt, sức chống chịu bệnh tật cao, hao hụt ít.

-Nội dung xác định phương thức nuôi ngan Sen sinh sản: xuống nuôi 1800 ngan con 1 ngày tuổi (300 ngan trống + 1500 ngan mái), bố trí thí nghiệm các lô theo dõi. Hiện đàn ngan đã được 30 tuần tuổi đang sinh trưởng và phát triển tốt.

-Nội dung Nghiên cứu xây dựng công thức thức ăn thí nghiệm và xác định được mức protein thích hợp trong khẩu phàn nuôi ngan Sen sinh sản: xuống 1350 ngan con 1 ngày tuổi và bố trí thí nghiệm các lô theo dõi. Hiện đàn ngan đang sinh trưởng và phát triển tốt.

-Nội dung Nghiên cứu các biện pháp thú y trong phòng bệnh ngan Sen sinh sản: xuống 1800 ngan con 1 ngày tuổi, bố trí phân lô thí nghiệm để theo dõi. Hiện đàn ngan đang sinh trưởng và phát triển tốt.

16.

Nghiên cứu nâng cao năng suất và sử dụng có hiệu quả nguồn gen  vịt Hòa Lan

Thời gian thực hiện: 2017 - 2021

Đơn vị thực hiện: Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ

Chủ trì nhiệm vụ: ThS. Hoàng Tuấn Thanh

Tổng kinh phí (triệu đồng): 3 400

Đang thực hiện

- Thu thập số liệu đàn hạt nhân vịt Hòa Lan, chuẩn bị chọn và xuống giống đàn hạt nhân vịt Hòa Lan thế hệ 1.

- Thập số liệu đàn sản xuất vịt Hòa Lan thế hệ 1.

- Thực hiện các thí nghiệm để hoàn thiện quy trình chăn nuôi vịt Hòa Lan.

- Các đàn vịt hạt nhân, đàn mô hình sản xuất và các thí nghiệm sinh trưởng và phát triển tốt.

17.

Khai thác và phát triển nguồn gen gà nhiều ngón và gà Lạc Sơn

Thời gian thực hiện: 2018 - 2021

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn nuôi

Chủ trì nhiệm vụ: TS. Ngô Thị Kim Cúc

Tổng kinh phí (triệu đồng): 3 860

Đang thực hiện

Mục tiêu chung: Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn gen gà nhiều ngón và gà Lạc Sơn

Mục tiêu cụ thể:

- Chọn được đàn hạt nhân gà nhiều ngón và gà Lạc Sơn với quy mô 400 mái/giống

- Xây dựng được đàn sản xuất gà nhiều ngón và gà Lạc Sơn với quy mô 600 mái/giống

- Xây dựng được 2 mô hình gà nhiều ngón và gà Lạc Sơn thương phẩm với quy mô 1000 con/mô hình.

- Xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở đàn hạt nhân, đàn sản xuất và thương phẩm gà nhiều ngón và gà Lạc Sơn.

- Xây dựng được quy trình tuyển chọn đàn hạt nhân gà nhiều ngón và gà Lạc Sơn.

- Xây dựng được quy trình chăn nuôi gà sinh sản và gà thương phẩm gà nhiều ngón và gà Lạc Sơn theo hướng VietGAP.

 

II. Chương trình CNSH

1.

Nghiên cứu sản xuất và sử dụng probiotic và enzyme tiêu hoá dùng trong chăn nuôi

Thời gian thực hiện: 2006-2009

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Trần Quốc Việt

Tổng kinh phí (triệu đồng): 2 713

Nội dung, mục tiêu của đề tài:

Kết quả đạt được:

Đã sản xuất được 3 chế phẩm sinh học:

1. Chế phẩm probiotic đa chủng dạng bột

Thành phần chính: Gồm 6 chủng vi khuẩn có ích (04 chủng vi khuẩn lac tic, 01 chủng vi khuẩnBacillus và 01 chủng nấm men).

Mật độ đạt 108 cfu/g

Cải thiện tốc độ sinh trưởng ở lợn và gà từ 5-16%, giảm tỷ lệ tiêu chảy ở lợn 32%.

2. Chế phẩm đa enzyme dạng bột

Thành phần chính: Amylase (2210 IU/g); protease (110IU/g); Cellulase (1116 IU/g); beta-glucanase (200 IU/g) và Xylanase (1000 IU/g).

Cải thiện tốc độ sinh trưởng ở lợn và gà từ 6-11%, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn ở lợn và gà từ 5-9%.

2. Chế phẩm probiotic-enzyme dạng bột

Thành phần chính:

Gồm 6 chủng vi khuẩn có ích (04 chủng vi khuẩn lac tic, 01 chủng vi khuẩn Bacillus và 01 chủng nấm men); mật độ đạt 108 cfu/g; Amylase (2210 IU/g); protease (110IU/g); Cellulase (1116 IU/g); beta-glucanase (200 IU/g) và Xylanase (1000 IU/g).

Cải thiện tốc độ sinh trưởng ở lợn và gà từ 7-12%, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn ở lợn và gà từ 6-11%.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả đạt loại Khá.

2.

Nghiên cứu cải tiến tổ hợp công nghệ sinh sản phục vụ công tác tạo và nhân giống bò thịt, bò sữa

Thời gian thực hiện: 2007-2010

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Thị Thoa

Tổng kinh phí (triệu đồng): 2 500

Nội dung, mục tiêu của đề tài:

Kết quả đạt được:

+ Quy trình công nghệ phôi invivo cải tiến trên bò sữa đảm bảo

- Thu 46 phôi /bò/năm,

- Đã sản xuất được 287 phôi

+ Quy trình công nghệ phôi invitro cải tiến trên bò sữa.

- Đảm bảo số lượng tế bào trứng thu được 7, 98 tế bào trứng/bò/lần siêu âm

-Tỷ lệ thụ tinh trong ống nghiệm đạt  76,16

 -Tỷ lệ tạo phôi trong ống nghiệm đạt   44,77%;

- Đã sản xuất được 329 phôi invitro

+ Quy trình công nghệ đông lạnh phôi cải tiến trên bò sữa

-Tỷ lệ phôi sống sau đông lạnh, giải đôngđạt 77.44 %- 79.57%

-Bảo quản 73 phôi

-Tiến hành giải đông tế bào trứng bò bằng phuong pháp vi giọt, tỷ lệ trứng sống sau giải đông là 47,07- 47,27 %, đã tạo được phôi từ trứng bò sau đông lạnh giải đông.

+ Quy trình công nghệ môi trường sản - xuất  tinh đông lạnh trên bò sữa

Sản suất 10.000 liều tinh,

- Tao được 200 bê bằng phối tinh đông lạnh.

- Đã có 52 bê sinh ra do cấy phôi, dự kiến 13 bê sinh ra cuối năm 2010

- Địa chỉ ứng dụng

-Cấy phôi tại TTNC Bò và Đồng cỏ Ba Vì, các huyện ngoại thành Hà Nội (Đông anh, Ba Vì), Thanh Hoá.

- Sx phôi và đông lạnh phôi tại Phòng TNTĐ tế bào Động Vật Viện Chăn nuôi.

Đã có 4 bài báo đăng trong tạp chí KHCN Viện Chăn nuôi, 2 báo cáo khoa học tại hội nghị CNSH quốc tế tại Đài Loan.

- Đã đào tạo 4 thac sĩ, 1 NCS năm thứ 4 và 6 kỹ sư

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả đạt loại Khá.

3.

Nghiên cứu xác định các chỉ thị phân tử trong chọn lọc lợn giống thuần chủng đạt năng suất và chất lượng thịt cao.

Thời gian thực hiện: 2009-2013

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Trần Xuân Hoàn

Tổng kinh phí (triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu của đề tài:

Kết quả đạt được:

- Xác định 4 chỉ thị phân tử ADN liên quan với tốc độ tăng trọng của 150 lợn bố mẹ (Yorkshire và Múng cỏi) và 150 lợn choai có tốc độ tăng trọng khác nhau cho thấy mức độ đa hình ở lợn Yorkshire cao hơn lợn Móng Cái.

- Giải trình tự gen Mc4R của 50 lợn Móng cái ( 100 phản ứng theo 2 chiều ngược và xuôi) không phát hiện được sai khác đặc thù.

- Xác định 4 chỉ thị phân tử ADN liên quan với chất lượng thịt của 150 lợn bố mẹ (Yorkshire và Móng cái)

- Xác định 4 chỉ thị phân tử ADN liên quan với số con sơ sinh sống của 150 lợn bố mẹ (Yorkshire và Móng cái) cho thấy mức độ đa hình ở lợn Yorkshire cao hơn lợn Móng Cái

4.

Nghiên cứu sự khác biệt di truyền của các nhóm bò vàng địa phương bằng chỉ thị phân tử.

Thời gian thực hiện: 2009-2011

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Phạm Doãn Lân

Tổng kinh phí (triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu của đề tài:

Kết quả đạt được:

- Tiến hành khảo sát, nghiên cứu đặc điểm kiểu hình và lấy mẫu sinh học của 7 nhóm bò vàng địa phương tại các Tỉnh: Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Yên, Bà Rịa Vũng Tàu và một giống bò Braman nhập ngoại nuôi tại TPHCM

- Tách chiết được 800 mẫu ADN đạt chất lượng phục vụ phân tích di truyền

- Phân tích đa di hình di truyền gen TG5 liên quan đến chất lượng thịt ở các nhóm bò.

5.

Nghiên cứu ứng dụng tổ hợp công nghệ sinh sản phục vụ công tác tạo và nhân giống lợn

Thời gian thực hiện: 2007-2010

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Đào Đức Thà

Tổng kinh phí (triệu đồng): 2 500

Nội dung, mục tiêu của đề tài:

Kết quả đạt được:

- Đã phối chế 600 lít môi trường pha tinh lợn dài ngày tại Hà Nội, Hải Dương, Bắc Kạn

- Đã sản xuất 500 liều tinh lợn đông lạnh phục vụ địa bàn Hà Nội

- Đã tạo 1000 phôi lợn Invivo

- Đã có 45 lợn con để ra từ phương pháp cấy phôi tươi.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả đạt loại Khá.

6.

Xác định sự sai khác di truyền của các giống gà nội

Thời gian thực hiện: 2007-2009

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS.TS. Lê Thị Thúy

Tổng kinh phí (triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu của đề tài:

Kết quả đạt được:

-Đã phân tích DNA trong ty thể (mt AND)

-thiết kế mồi và nhận đoạn Dloop và Cytob bằng kỹ thuật PCR

-Phân tích đa hình đoạn Dloop và đoạn gen mã hóa cytb bằng enzyme giới hạn

-Tiếp tục phân tích trên AND trong hệ gen

Chuẩn hóa phương pháp PCR Multiplex trên 20 cặp mồi Microsatellite của gà

-Phân tích flagment xác định đa dạng di truyền của 5 giống gà nội trên máy giải trình tự

-Xác định gen liên quan đến tính trạng chất lượng thịt gà

- Triển khai thực địa và xây dựng hệ thống dữ liệu tại các cơ sở nuôi gà

-Lập bản đồ thông tin GPS về mẫu các giống gà nội đang nghiên cứu

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả đạt loại Khá.

7.

Nghiên cứu đánh giá sự đa dạng di truyền của một số giống lợn nội Việt Nam bằng chỉ thị phân tử

Thời gian thực hiện: 2012 - 2015

Đơn vị thực hiện: Phòng Thí nghiệm trọng điểm

Chủ trì nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Văn Ba

Tổng kinh phí (triệu đồng):

Kết quả phân tích cho thấy nguồn gen các giống lợn nội rất phong phú và đa dạng cao. Số alen trong từng quần thể của từng locus có sự biến động khác nhau.

Trong tổng đàn, số alen trung bình thu được rất cao và có độ dao động lớn (từ 11 đến 24) chứng tỏ nguồn gen lợn nội của Việt Nam rất đa dạng so với một số nước trên thế giới cúng như khuc vực Đông Nam Á.

 Tuy nhiên trong từng quần thể thì số alen trung bình không lớn và có độ dao động lớn thể hiện sự đa dạng khác nhau giữa các giống lợn và cũng như các alen đặc trưng cho giống.

8.

Sản xuất thử nghiệm môi trường pha loãng bảo tồn tinh dịch dài ngày

Thời gian thực hiện: 2012 - 2013

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn nuôi

Chủ trì đề tài: TS. Đào Đức Thà

Tổng kinh phí (triệu đồng):

Tổng số kinh phí thực hiện:  2100 triệu đồng, trong đó:

+ Kính phí hỗ trợ từ SNKH: 1000 triệu đồng.

Kết quả đạt được:

1. Dự án đã hoàn thiện được công nghệ sản xuất chế phẩm môi trường pha loãng bảo tồn tinh dịch lợn dài ngày L.V.C.N dạng bột được bao gói và đã sản xuất được 48.000 lít và pha chế được 880.000 liều tinh lợn. Các sản phẩm đều có độ pH và ASTT ổn định qua các ngày bảo tồn cũng như tương đương với các sản phẩm cùng chủng loại được công bố trên thế giới.

2. Tinh dịch lợn pha loãng bảo tồn với môi trường L.V.C.N trong 5 ngày bảo quản ở nhiệt độ 17-20°C khi phối giống cho đàn lợn cái sinh sản cho tỷ lệ có chửa là 86,84% và cho tỷ lệ thụ thai ổn định đến ngày bảo tồn thứ 5. Số lợn con đẻ ra /ổ tại khi phối giống tinh dịch sử dụng môi trường L.V.C.N đạt 10.18 con. tuy nhiên sản phẩm này chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3 giá thành các môi trường pha loãng bảo tồn dài ngày nhập ngoại hiện hành.

3. Xây dựng được quy trình công nghệ và thiết bị sản xuất môi trường pha loãng bảo tồn tinh dịch lợn dài ngày L.V.C.N quy mô 10.000 - 15.000lít sản phẩm/năm.

3. Xây dựng được 2 cơ sở sử dụng sản phẩm L.V.C.N cho TTNT lợn là Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên tại phía Bắc (tỷ lệ sản phẩm sử dụng tại đây đạt 100%) và Xã Nhị Bình, Huyện Hóc môn, TP. HCM tại phía Nam

4. Đã đăng ký xây dựng nhãn mác bao bì thương hiệu (Nhãn hiệu bao gồm chữ “L.V.C.N” được trình bày bằng màu xanh. Chữ “L.V.C.N” được đặt trong hình elip trên nền màu sáng bạc) và đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ.

5. Đã chuyển giao quy trình công nghệ cho Công ty TNHH Thương mại Thế Sang tại địa chỉ:  67/26 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh – Tp.HCM.

6. Xây dựng và thực hiện thành công 01 modul cho lớp đào tạo ngắn hạn về công nghệ sinh học, 01 bài báo trên tập chí chuyên ngành, 02 cử nhân, 01 NCS và 01 phóng sự trên truyền hình VTC-16 trong chương trình công nghệ sinh học.

 

9.

Nghiên cứu sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý các nguồn nguyên liệu giàu xellulose làm thức ăn chăn nuôi

Thời gian thực hiện: 2013 – 2017

Đơn vị thực hiện: Bộ môn Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

Chủ trì nhiệm vụ: TS. Phạm Kim Cương

Tổng kinh phí (triệu đồng): 3200

Sản phẩm:

Dạng I:

-  Chế phẩm vi sinh xử lý nguyên liệu giầu xellulose làm thức ăn cho gia súc nhai lại

-  Chế phẩm đa enzyme để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thức ăn giầu xellulose ở lợn

- Thức ăn chăn nuôi được xử lý

Dạng II:

-  Qui trình sản xuất chế phẩm đa enzyme phân giải xơ qui mô nhỏ 25-50 kg/mẻ

-  Qui trình sử dụng chế phẩm vi sinh vật phân giải xơ bổ sung trực tiếp qui mô nhỏ 25-50 kg/mẻ

-  Tiêu chuẩn chế phẩm sinh học phân giải xellulose có bổ sung cho thức ăn chăn nuôi

4/ 3 mô hình trình diễn hiệu quả của các sản phẩm prebiotic và enzyme phân giải xơ

Dạng III:

- 3-4  bài báo được đăng trên các Tạp chí trong nước hoặc nước ngoài

10.

Nghiên cứu tạo lợn Ỉ bằng kỹ thuật cấy chuyển nhân tế bào soma

Thời gian thực hiện: 2017 – 2020

Đơn vị thực hiện: Phòng Thí nghiệm trọng điểm công nghệ tế bào động vật

Chủ trì nhiệm vụ: TS. Nguyễn Khánh Vân

Tổng kinh phí (triệu đồng): 9800

Đang thực hiện

- Mục tiêu chung:Làm chủ được công nghệ tạo lợn Ỉ nhân bản bằng kỹ thuật cấy chuyển nhân tế bào soma. Tạo được lợn Ỉ nhân bản bằng kỹ thuật cấy chuyển nhân tế bào soma.

- Mục tiêu cụ thể  

+ Tạo được dòng tế bào cho từ nguyên bào sợi lợn Ỉ.

+ Tạo được dòng tế bào nhận

+ Tạo được phôi nang lợn Ỉ nhân bản bằng kỹ thuật cấy chuyển nhân tế bào soma.                                                      + Tạo được lợn Ỉ nhân bản từ cấy chuyển phôi lợn Ỉ nhân bản.

+ Xây dựng được quy trình tạo dòng tế bào cho

+ Xây dựng được quy trình tạo dòng tế bào nhận.

+ Xây dựng được quy trình cấy chuyển nhân tế bào soma và tạo phôi lợn Ỉ nhân bản.

+ Xây dựng được quy trình cấy chuyển phôi lợn Ỉ nhân bản.

11.

Nghiên cứu chọn tạo dòng gà chịu stress nhiệt (nóng) bằng chỉ thị phân tử

Thời gian thực hiện: 2017 – 2020

Đơn vị thực hiện: Phòng Thí nghiệm trọng điểm công nghệ tế bào động vật

Chủ trì nhiệm vụ: TS. Phạm Doãn Lân

Tổng kinh phí (triệu đồng): 5400

Đang thực hiện

- Mục tiêu chung: Tạo được dòng gà có khả năng chịu stress nhiệt (nóng) bằng phương pháp chọn lọc dựa vào chỉ thị ADN, nhằm đa dạng hóa các giống gà phục vụ cho các vùng sinh thái trong điều kiện biến đổi khí hậu.Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu cụ thể

+ Xác định được các kiểu gen Hsp70 liên kết với khả năng chịu stress nhiệt ở gà.

+ Chọn được dòng gà bố mẹ dựa trên kiểu gen Hsp70 phục vụ cho việc lai để tạo dòng gà con mang kiểu gen Hsp70 có khả năng chịu stress nhiệt.

+ Tạo được 02 dòng gà có khả năng chịu stress nhiệt (35 - 400C) mỗi dòng 300 con, năng suất cao hơn 7-10%, giảm tỷ lệ chết khoảng 10% so với dòng không chọn lọc trong cùng điều kiện

+ Xây dựng được quy trình tạo dòng gà chịu stress nhiệt (nóng).

+ Xây dựng được quy trình chăn nuôi dòng gà chịu stress nhiệt

 

 

 

III. Chương trình Bảo vệ Môi trường và Phòng chống thiên tai

1.

Quy hoạch thiết kế hệ thống xử lý chất thải chuồng trại trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình

Thơi gian thưc hiên 2006 - 2008

Đơn vị thực hiện: TTNC gia cầm Thuỵ Phương

Chủ nhiệm nhiệm vụ:   TS. Phùng Đức Tiến

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 700

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

Đã triển khai một số hạng mục nâng cấp cơ sở hạ tầng: San lấp, tôn cao mặt bằng, làm hệ thống thu gom nước thải, cống thoát nước thải, hầm biogar, làm sân chơi, hệ thống máng tắm chuyển phương thức chăn nuôi vịt ông bà trên cạn đảm bảo an toàn sinh học. Trồng được 2500 cây xanh, cách ly giữa các phân khu chăn nuôi và giữa khu chăn nuôi với bên ngoài. Cây xanh phát triển tốt có tác dụng cải thiện môi trường sinh thái

Kết quả bước đầu cho thấy sau khi thực hiện các nội dung công việc cải tạoK, chất lượng không khí chuồng nuôi được cải thiện. Tổng số vi sinh vật, nồng độ khí độc trong không khí chuồng nuôi giảm thấp. Nước thải từ chuồng gà, chuồng vịt, chuồng ngan và nhà ấp có các chỉ tiêu E.coli, coliform, salmonella đều giảm hơn trước.

Nơi áp dụng: Trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình

2.

Điều tra phương thức chăn nuôi gia cầm và vệ sinh các cơ sở giết mổ chế biến gia cầm tập trung

Thơi gian thưc hiên 2007 -2008

Đơn vị thực hiện: TTNC gia cầm Thuỵ Phương

Chủ nhiệm nhiệm vụ:   TS. Nguyễn Thị Nga

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

Phân tích được bộ số liệu điều tra, đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường chăn nuôi bò, lợn và gia cầm theo 3 phương thức chăn nuôi trang trại, gia trại và nông hộ tại 06 tỉnh với 180 cơ sở chăn nuôi.

Tiến hành lấy mẫu đất xung quanh chuồng nuôi của các phương thức trên với 486 mẫu và phân tích tại Trung tâm kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương I.

Xây dựng được 06 mô hình Biogs và 03 mô hình ao sinh học.

Triển khai 3 thí nghiệm sử dung chế phẩm sinh học EMINA của Trường đại học nông nghiệp trong xử lý môi trường chăn nuôi lợn bò và gia cầm.

3.

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi

Thơi gian thưc hiên 2007 – 2008

Đơn vị thực hiện: TTNC gia cầm Thuỵ Phương

Chủ nhiệm nhiệm vụ:   TS. Phùng Đức Tiến

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

Đã điều tra và có số liệu báo cáo tổng kết thực trạng ô nhiễm trong chăn nuôi lợn, gia cầm và bò trên 6 tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Cần Thơ. Đưa ra được các kiến nghị về chính sách và một số giải Pháp kỹ thuật nhằm làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Thị Trấn Yên Mỹ- huyện Yên Mỹ- Tỉnh Hưng Yên

4.

Điều tra tình hình sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi, đề xuất giải pháp.

Thơi gian thưc hiên 2016

Đơn vị thực hiện: Bộ môn NC Môi trường – Viện Chăn nuôi

Chủ nhiệm nhiệm vụ:   ThS. Nguyễn Ngọc Lương

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 1000

Báo cáo tình hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi tại các địa phương

Báo cáo hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm môi trường của đệm lót sinh học trong chăn nuôi

Các giải pháp về cơ chế, chính sách thúc đẩy ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi

5.

Xây dựng mô hình quản lý chất thải trong các cơ sở giết mổ gia súc

Thơi gian thưc hiên 2017 – 2018

Đơn vị thực hiện: Bộ môn NC Môi trường – Viện Chăn nuôi

Chủ nhiệm nhiệm vụ:   ThS. Nguyễn Ngọc Lương

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2000

Đang thực hiện

Mục tiêu: Xây dựng thành công 03 mô hình quản lý chất thải trong các cơ sở giết mổ gia súc góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiến tới ngăn ngừa tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, tạo niềm tin cho người tiêu dùng thực phẩm nông, lâm, thủy sản

6.

Đánh giá tình hình ô nhiễm nước thải sau công trình khí sinh học (KSH) và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu suất xử lý của công trình KSH

Thời gian thực hiện: 2018 – 2019

Đơn vị thực hiện: Bộ môn NC Môi trường – Viện Chăn nuôi

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Thành Trung

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 1900

Đang thực hiện

Nguồn: Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế


Tìm kiếm tài liệu chăn nuôi