Hội nghị tuyên truyền “Thúc đẩy hệ thống pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các giải pháp mới về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn và gia cầm ở Việt Nam”

22/03/2019

Sáng 22/3/2019, Hội nghị tuyên truyền “Thúc đẩy hệ thống pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các giải pháp mới về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn và gia cầm ở Việt Nam” được tổ chức tại Viện Chăn nuôi. Đây là Hội nghị nằm trong khuôn khổ Dự án “Các giải pháp mới về an toàn sinh học, giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn và gia cầm” do Viện chăn nuôi, Trường Dại học Ghent-Vương Quốc Bỉ đồng tổ chức dứi sự tài trợ của Quỹ Tư vấn và Nghiên cứu Việt – Bỉ (SCF)

Tham dự Hội nghị có TS. Ngô Thị Kim Cúc-  Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi/Giám đốc dự án; TS Nguyễn Thanh Sơn-Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm VN/Chuyên viên tư vấn cao cấp; Elise Bernaerdt và Alexandra Christine Marguerite Dorothée Schoos - Đại học Ghent – Bỉ, Vụ Khoa học, CN và MT – Bộ NN, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường – Bộ NN, Sở NN & PTNT Hà Nội, Viện Thú y, Chi Cục chăn nuôi Thú y Hòa Bình, Công ty Quang Huy, Thời báo kinh tế, đại diện các trường Đại học, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện Chăn nuôi, cùng các cán bộ nghiên cứu khoa học.  

Ảnh lưu niệm chụp các đại biểu của Hội nghị

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo của TS. Elise Bernaerdt về Tầm quan trọng của An toàn sinh học trong chăn nuôi lợn và gia cầm. TS. Alexandra Christine Marguerite Dorothée Schoos: Khống chế dịch tả Châu Phi: Từ góc nhìn của An toàn sinh học.

TS. Elise Bernaerdt trình bày báo cáo

TS. Alexandra Christine Marguerite Dorothée Schoos trình bày báo cáo

Báo cáo Một số kết quả thực hiện dự án “các giải pháp mới về an toàn sinh học, giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn và gia cầm” được TS. Ngô Thị Kim Cúc trình bày. Mục tiêu của Dự án đó là: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về an toàn sinh học và cải thiện an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn và gia cầm. Giảm sử dụng kháng sinh trong thú y và do dó giảm dư lượng kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi lợn và gia cầm, giảm kháng kháng sinh ở lợn, gia cầm và người. Đào tạo đội ngũ giảng viên (TOT) và đào tạo các cán bộ địa phương, nông dân có kiến thức chuyên sâu về các biện pháp an toàn sinh học và giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn và gia cầm. Xây dựng các mô hình trình diễn chăn nuôi lợn và gia cầm an toàn sinh học. Xây dựng các khuyến cáo trong thực hiện các giải pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn và gia cầm cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam.

 

TS. Ngô Thị Kim Cúc trình bày báo cáo tại Hội nghị

TS. Nguyễn Thanh Sơn đã trình bày Báo cáo Đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định kỹ thuật, chính sách hỗ trợ chăn nuôi an toàn sinh học và quản lý sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.

 

TS. Nguyễn Thanh Sơn trình bày báo cáo tại Hội nghị

 

Đại biểu phát biểu ý kiến đặt câu hỏi trong Hội nghị

Hội nghị đã được lắng nghe các ý kiến trao đổi, chia sẻ các chuyên gia trong ngành. Thông qua Hội nghị tuyên truyền đã cho thấy: Để hạn chế kháng kháng sinh là trách nhiệm cộng đồng, phải có hành động phối hợp ở tất cả các cấp để bảo đảm bao lợi ích bền vững của thuốc chống vi sinh vật gây bệnh và ngăn chặn mọi mối đe đọa đối với tương lai của nhân loai. Để cải thiện chất lượng thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, cũng như tránh được tình trạng kháng kháng sinh cho người thì trước hết phải bắt đầu từ người chăn nuôi; cần phải tuyền truyền, giáo dục nâng cao hiểu biết cho họ về mặt lợi của kháng sinh và mặt hại của việc dùng kháng sinh không đúng loại, liều lượng, thời gian. Cần đẩy mạnh xây dựng các cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học, có chương trình và kế hoạch hành động thay thế kháng sinh bằng thảo dược hay chế phẩm những vi khuẩn có lợi để giảm thiểu sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.

Tin: Võ Hoài Hương


Tìm kiếm tài liệu chăn nuôi