Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền Núi

19/12/2018

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐƠN VỊ

 

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI MIỀN NÚI
Animal Husbandry Reseach and Development Center for Muontainuos Zone (ARDC)

Cơ quan chủ quản:

Viện Chăn Nuôi

Địa chỉ:

 Xã Bình Sơn – Thành  phố Sông Công - Tỉnh Thái Nguyên
Điện thoại: 02803862930; 0280.3861.165
Fax: 0280.3862.930. Email: bavan60@gmail.com

Website:

http://

Mô tả:

Giám Đốc:          TS. Nguyễn Văn Đại

Phó Giám Đốc:  - Th.S. Tạ Văn Cần

                    -  TS.  Nguyễn Đức Chuyên

 

 

 

                     

II. CHỨC NĂNG VÀ LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG KH&CN

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

  • Tháng 4/1960 Sở kiến trúc Việt Bắc quyết định thành lập Trại Nhân giống ngựa Bá Vân (sau đổi tên thành Trại thí nghiệm ngựa Bá Vân) tại Bình Sơn, Đồng Hỷ, Thái Nguyên, nay là Sông Công, Thái Nguyên, nơi đây Thực dân Pháp lập Căng tù Bá Vân để giam cầm các chiến sỹ cách mạng của Đảng ta (1941-1944)
  • Tháng 5/1994 Bộ Nông Nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quyết định bổ sung nhiệm vụ và đổi tên thành Trại nghiên cứu Ngựa và trâu Bá Vân.
  • Tháng 01/1998 Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định bổ sung nhiệm vụ và đổi tên thành Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi.
  • Tháng 10/2007 Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định phê duyệt Đề án chuyển đổi Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự trang trải kinh phí theo quy định tại Nghị định số 115/CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ.

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

  • Nghiên cứu chọn lọc, nhân thuần, lai tạo, giữ giống gốc các giống vật nuôi phù hợp với địa bàn, vùng sinh thái khí hậu và điều kiện phát triển chăn nuôi, xây dựng các mô hình chăn nuôi bền vững ở các tỉnh trung du và miền núi.
  • Nghiên cứu chế biến sản xuất thức ăn chăn nuôi, thử nghiệm gây trồng, bảo quản và sử dụng các loại cây thức ăn gia súc và phế phụ phầm nông, công nghiệp của miền núi dùng cho chăn nuôi.
  •  Nghiên cứu các chế phẩm sinh học, ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi, phục vụ việc bảo vệ vật nuôi và phòng tránh ô nhiễm môi trường.
  • Tham gia công tác đào tạo, thông tin khoa học kỹ thuật chuyên nghành chăn nuôi. Tiếp nhận triển khai các dự án đầu tư trong nước và Quốc tế về lĩnh vực chuyển giao công nghệ phát triển chăn nuôi.
  • Tư vấn dịch vụ khoa học công nghệ chăn nuôi và sản xuất kinh doanh giống gia súc, gia cầm, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, sản phẩm chăn nuôi. Vật tư trang thiết bị liên quan đến chăn nuôi. Tham gia nghiên cứu phục vụ xây dựng chính sách và chiến lược phát triển chăn nuôi, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật chăn nuôi

MŨI NHỌN NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

  • Nghiên cứu phát triển ngựa lai phục vụ thể thao, du lịch.
  • Nghiên cứu chọn lọc cải tiến giống trâu nội, phát triển trâu lai murrah
  • Nghiên cứu tạo nguồn thức ăn chăn nuôi, năng suất, chất lượng cao phục vụ miền núi
  • Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà thả vườn hộ nông dân miền núi trung du
  • Nghiên cứu các chế phẩm sinh học từ ngựa, phục vụ chăn nuôi - thuỷ sản
  • Nghiên cứu phối hợp đa dạng hoá loại hình đào tạo học sinh, sinh viên, cán bộ nông dân khu vực miền núi và trung du phía Bắc

NHÂN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Tổng số cán bộ KH&CN:Tổng số 41 người
* Trong đó:
- Tiến sỹ : 02
- Thạc sỹ: 04
- Đại học, cao đẳng: 35

 

II. CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CÓ THỂ CHUYỂN GIAO

STT

Tên công nghệ

1

 Giống ngựa bạch

2

 Giống ngựa Cabadin lai 1/2

3

 Giống ngựa Cabadin lai 1/4
4  Giống trâu

 

III. CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐÃ CHUYỂN GIAO

STT

Tên công nghệ

Địa điểm chuyển giao

1

 Giống ngựa bạch

 cả nước

2

Giống ngựa Cabadin lai 1/2  
3 Giống ngựa Cabadin lai 1/4  
     
     
     
     


Tìm kiếm tài liệu chăn nuôi