Chức năng và nhiệm vụ của Viện Chăn nuôi

27/10/2021

I. Chức năng

1. Viện Chăn nuôi là tổ chức sự nghiệp khoa học công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc và Ngân hàng Nhà nước để hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Viện Chăn nuôi (sau đây gọi tắt là Viện) có chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, nuôi giữ giống gốc, thông tin, đào tạo sau đại học, hợp tác quốc tế, tư vấn, dịch vụ về chăn nuôi trong phạm vi cả nước phục vụ quản lý nhà nước của Bộ.

3. Viện có trụ sở đặt tại Hà Nội.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền chiến lược, các chương trình, đề tài, dự án, kế hoạch hàng năm, năm năm, dài hạn về khoa học, công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nghiên cứu cơ bản có định hướng và nghiên cứu ứng dụng trong các lĩnh vực về chăn nuôi theo quy định của pháp luật, gồm:

a) Di truyền giống vật nuôi, nuôi giữ giống gốc; phát hiện, đánh giá, bảo tồn và phát triển nguồn gen vật nuôi và cây thức ăn chăn nuôi;

b) Công nghệ sinh học chăn nuôi, đa dạng sinh học và tin sinh học;

c) Sinh lý, sinh hóa, sinh sản, tập tính vật nuôi và bảo vệ sức khỏe động vật;

d) Dinh dưỡng, thức ăn chăn nuôi, đồng cỏ và cây thức ăn chăn nuôi;

đ) Kinh tế, hệ thống, môi trường chăn nuôi và ảnh hưởng của chăn nuôi tới biến đổi khí hậu;

e) Chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng; chế biến, bảo quản an toàn vệ sinh thực phẩm chăn nuôi;

3. Nghiên cứu đề xuất xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước về chăn nuôi. Tham gia nghiên cứu, đề xuất chính sách, định hướng phát triển phục vụ quản lý nhà nước của Bộ. Tham gia kiểm định, kiểm nghiệm giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

4. Chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào sản xuất theo quy định của pháp luật.

5. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và thông tin khoa học công nghệ về chăn nuôi:

a) Đào tạo tiến sỹ thuộc các chuyên ngành lĩnh vực chăn nuôi theo quy định;

b) Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chăn nuôi;

c) Xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học chuyên ngành chăn nuôi; tổ chức khai thác, quảng bá sản phẩm khoa học, công nghệ chăn nuôi theo quy định;

d) Tổ chức biên soạn, xuất bản và phát hành Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

6. Hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác chuyên gia và hợp tác đào tạo trong lĩnh vực chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

7. Thông tin khoa học công nghệ và môi trường, quản lý, sử dụng trang thông tin điện tử theo chuyên ngành chăn nuôi.

8. Tổ chức sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

9. Quyết định việc mời chuyên gia, các nhà khoa học nước ngoài vào Việt Nam và cử cán bộ ra nước ngoài công tác theo quy định của pháp luật hiện hành và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

10. Quản lý kinh phí, tài sản, cán bộ, công chức, viên chức và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật.

11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

III. Cơ cấu tổ chức

1. Lãnh đạo Viện:

a) Viện trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật. Viện trưởng điều hành hoạt động của Viện, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Viện;

b) Các Phó Viện trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng. Các Phó Viện trưởng giúp việc cho Viện trưởng, chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công phụ trách:

2. Các tổ chức trực thuộc:

2.1 Các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ;

a) Phòng Tổ chức Hành chính;

b) Phòng Kế hoạch Tài chính

c) Phòng Khoa học, Đào tạo và Hợp tác Quốc tế;

2.2 Các Bộ môn, Phòng nghiên cứu;

a) Bộ môn Di truyền, Giống vật nuôi;

b) Bộ môn Động vật Quý hiếm và Đa dạng sinh học

c) Bộ môn Dinh dưỡng và Thức ăn chăn nuôi;

d) Bộ môn nghiên cứu Hệ thống và Môi trường chăn nuôi

đ) Phòng Phân tích Thức ăn và Sản phẩm chăn nuôi

e) Trung tâm nghiên cứu Ong

2.3 Các đơn vị trực thuộc Viện có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc và Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật, gồm:

a) Phân Viện Chăn nuôi Nam Bộ;

b) Trung tâm Nghiên cứu Lợn – Thụy Phương;

c) Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm – Thụy Phương;

d) Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi;

đ) Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương;

e) Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi;

g) Trung tâm Nghiên cứu Vịt – Đại Xuyên;

h) Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ - Ba Vì;

i) Trung tâm Nghiên cứu Dê Thỏ - Sơn Tây;

k) Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi Miền Núi;

l) Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi Miền Trung;

m) Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ tế bào động vật;


Tìm kiếm tài liệu chăn nuôi