Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ

05/04/2019

1.      

Hoàn thiện quy trình công nghệ và thiết bị sản xuất tảng khoáng liếm cho động vật nhai lại

Thời gian thực hiện:  2006 - 2007

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm dự án:   TS. Trịnh Vinh Hiển

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 1 200

Nội dung, mục tiêu dự án:

Kết quả đạt được:

-Hoàn thiện quy trình công nghệ và thiết bị sản xuất tảng khoáng liếm cho động vật nhai lại. Thiết bị ép thuỷ lực sản xuất được 2-2,5 tấn sản phẩm/ca (một máy)

-Quy trình sản xuất tảng khoáng đá liếm có chất luợng ổn định

-Các bài báo khoa học đánh giá chất luợng sản phẩm

-Sản phẩm sản xuất thử nghiệm trong 2 năm của dự án ước tính 300-500 tấn khoáng liếm cho động vật nhai lại.

2.      

Hoàn thiện thiết bị và quy trình giết mổ gà quy mô bán công nghiệp

Thơi gian thưc hiên 2006 - 2007

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm dự án:   TS. Trịnh Vinh Hiển

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 1 000

Nội dung, mục tiêu dự án:

Kết quả đạt được:

-Cải tiến dây truyền giết mổ vịt thành dây truyền giết mổ gà quy mô bán công nghiệp (công suất 200-500 con/giờ)

-Quy trình giết mổ gà đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn TCVN 7047-02

- Sản phẩm sản xuất thử nghiệm 250-400 tấn trong thời gian thực hiện dự án đạt tiêu chuản VSATTP theo tiêu chuẩn việt nam

-Đào tạo đuợc đội ngũ công nhân kỹ thuật vận hành và thao tác trên dây truyền của trạm

3.      

Hoàn thiện quy trình nhân giống và phát triển gà Ri

Thơi gian thưc hiên 2007 - 2008

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm dự án:   ThS.Hồ Xuân Tùng

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 1 200

Nội dung, mục tiêu dự án:

Kết quả đạt được:

- Tổ chức 04 lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà tại Trung tâm cho cán bộ kỹ thuật và người chăn nuôi tại Hưng Yên, Hà Tây (Hà Nội) và Phú Thọ.

- Nuôi giữ tại Trung tâm 3.000 con gà giống gốc Ri cải tiến và 1.500 con gà giống Ri.

- Xây dựng được 19 mô hình gà sinh sản Ri và Ri cải tiến (9.500 con gà 01 ngày tuổi) và 132 mô hình gà thương phẩm (70.000 con gà 01 ngày tuổi) tại các tỉnh Hưng Yên, Hà Tây(Hà Nội) và Phú Thọ.

- Hoàn thiện 06 quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà sinh sản và gà thịt thương phẩm cho 2 vùng sinh thái là Trung du, Miền núi và Đồng bằng

- Hoàn thiện các biện pháp ATSH trong chăn nuôi gà sinh sản và thương phẩm.

- Hoàn thiện 01 quy trình bảo quản và ấp trứng

4

Thử nghiệm phát triển chăn nuôi thỏ Newzealand White, California và thỏ lai 

Thời gian thực hiện:  2007 -2008

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây

Chủ nhiệm DA:  TS. Nguyễn Kim Lin

 Tổng kinh phí (triệu đồng): 6.700

Kết quả: Dự án đã hoàn thiện được 5 quy trình chăn nuôi thỏ. Dự án đã làm thay đổi kiến thức và chuyển giao công nghệ chăn nuôi thỏ mới đạt năng xuất và hiệu quả cho đa số các hộ chăn nuôi thỏ trong vùng dự án, ngoài ra còn có tác động tích cực thúc đẩy chăn nuôi thỏ ở các địa phương khác.

Dự án đã đóng góp cho khoa học một nghiên cứu mới về: Bệnh nấm da thỏ, bên cạnh đó quy trình thú y cũng được hoàn thiện bổ xung để đạt hiệu quả phòng trị bệnh cao hơn trong đó việc tiêm phòng bệnh bại huyết được đúc rút là tiêm ở 35 ngày hạn chế được 5-7% thỏ con giai đoạn 35-45 ngày tuổi chết do bệnh này.

Quy trình chọn lọc và nhân giống thỏ mới cho hiệu quả cao hơn trong đó chọn lọc theo cá thể và theo gia đình áp dụng cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chọn theo thành tích cá thể áp dụng cho các trang trại quy mô vừa nuôi bán thâm canh và chọn lọc thỏ theo cho điểm tổng hợp áp dụng cho các trang trại quy mô lớn nuôi thâm canh. Quy trình phối chế thức ăn nuôi thỏ và cai sữa sớm thỏ con. Thực hiện bản vẽ thiết kế chuồng trại đáp ứng yêu cầu chống nóng và vệ sinh hơn mẫu chuồng cũ.

5.      

Hoàn thiện quy trình thử nghiệm vỗ béo thâm canh (feedlot) bò thịt quy mô trang trại

Thơi gian thưc hiên 2009 - 2010

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm dự án:   TS. Đỗ Thị Thanh Vân

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 1 500

Nội dung, mục tiêu dự án:

Kết quả đạt được:

-Hoàn thiện cá quy trình chế biến và sử dụng tốt phụ phẩm nghành chăn nuôi để vỗ béo bò thịt quy mô trang trại

-Xây dựng một số mô hình vỗ béo bò thịt sử dụng khẩu phàn TMR và các phụ phẩm khác

6.      

Hoàn thiện quy trình công nghệ chăn nuôi gà H’Mông-Ai Cập, Ai Cập-H’Mông và các tổ hợp lai giữa chúng

Thơi gian thưc hiên 2009 - 2010

Đơn vị thực hiện: TT Thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi

Chủ nhiệm dự án:   TS. Phạm Công Thiếu

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 1 200

Nội dung, mục tiêu dự án:

Kết quả đạt được:

- Trong 2 năm thực hiên đã nuôi đàn nguyên liệu gà Hmong 570 con và gà Ai cập 576 con. Năng suất trứng/mái/68t gà Hmong đạt 87q, TTTA/10tr 3,84kg, gà Ai cập đạt 160,3q, TTTA/10tr là 2,1kg. Gà lai HA, AH chọn lên đẻ là 2215 con, KLCT gà mái đạt 643-675g/con(63NT) và 1340-1348g(133NT) nuôi sống đạt 92-93%(0-133NT), Năng suất trứng/mái/60t đạt 117,9-121,5q, TTTA/10tr là 2,4kg. KL trứng 46,5g, tỷ lệ có phôi đạt 95,5% và tỷ lệ nở/ấp 81-84%, chuyển giao gà thương phẩm nuôi thịt 35.500 con

- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật

* Đối với gà lai sinh sản

a. Mật độ nuôi bố trí 20-24con/m2(0-5TT), 12-16con(6-9TT), 10-14con(10-19TT) và 5-7con(trên 20TT) cho kết quả tốt nhất, KLCT tại 63NT đạt 733g/con, tại 133NT đạt 1220g/con. Năng suất trứng/mái/38t là 52,6-55,3q, TTTA/10tr 2,28-2,39kg, tỷ lệ nở/ấp 83%

b. Mức protein trong khẩu phần bố trí 20-21%(0-5TT), 17-18%(6-9TT), 13,5-14,5%(10-19TT) và 16-17%(trên 20TT) cho kết quả tốt nhất, Năng suất trứng/mái/38t là 52,68-53,02q, TTTA/10tr 2,37-2,39kg, tỷ lệ nở/ấp 81,1-82,3%

c, Phương thức nuôi nhốt và bán chăn thả đều cho kết quả như nhau, tỷ lệ nuôi sống/tháng đạt 97-97,5%, Năng suất trứng/mái/60 tuần 114,4-116,5q, TTTA/10tr 2,4-2,44kg, tỷ lệ nở/ấp 82,%

d. Sử dụng chế phẩm Apex và kháng sinh Tylandox cho kết quả tương đương và cao hơn với lô dùng Glucan, Năng suất trứng/mái/38t đạt 50,6-53,3q/mái, lô dung Glucan đạt 47q/mái

* Đối với gà nuôi thịt

a. Phương thức nuôi nhốt và bán chăn thả cho kết quả tương tự. KLCT tại 84 ngày đạt 1183-1202g, TTTA/kgP 3,04-3,14kg, nuôi sống đạt 95%

b. Mật độ nuôi áp dụng 20-24con/m2(0-5TT), 12-16con(6-9TT), 10-12con(9-12TT) cho kết quả tốt nhất, . KLCT 1184-1216g, TTTA/kgP 2,83-2,93kg

c.  Mức protein trong khẩu phần 19-20%(0-5%), 18-19%(6-9TT) 16-17%(10-12TT) đạt kết quả tốt nhất, KLCT đạt 1166-1189g, TTTA/kgP 2,89-2,91kg, nuôi sống  95%

d. Sử dung CPSH lô dung Nutrilaczim cho kết quả tốt nhất, KLCT gà đạt 1126g, TTTA/kgP 2,97kg, tiếp đến lô dùng Lutacid và Tylandox cho kết quả tương đương, KLCT đạt 1063-1094g, TTTA/kgP 3,1-3,2kg

- Hoàn thiện quy trình ấp

Theo dõi 3 đợt ấp 4724 quả cho thấy vào mùa hè bảo quản trứng tự nhiên chỉ để không quá 4 ngày  tỷ lệ nở gà loại 1 là 86,7%, nếu để 7 và 10 ngày sẽ giảm đi 6-10%

Nếu bảo quản trong phòng mát kiểm tra 4575q chia làm 3 đợt ấp, lô để 4 ngày tỷ lệ nở gà loại 1 đạt 87,8%, lô để 7 ngày đạt 82,2% và lô để 10 ngày đạt 75,2%

Xây dựng mô hình trong nông hộ

* Gà sinh sản triển khai tại 3 điểm Nha Trang, Vĩnh Phúc và Hà Nội tổng số đạt 3581 con, gà hậu bị nuôi sống 94-96%. Năng suất trứng/mái/34TT đạt 36,7-37,6q, TTTA/10tr 2,63kg, trứng có phôi đạt 93,6-94,5%

* Gà thương phẩm triển khai tại 3 điểm Nha Trang, Vĩnh Phúc và Hà Nội tổng số đạt 6123 con, nuôi sống đạt 94,5%, KLCT đến 84 ngày  đạt 1180g, TTTA/kgP 3,05kg.

7.

Hoàn thiện quy trình công nghệ chăn nuôi gà lai VCN-G15  với gà Ai cập

Thơi gian thưc hiên 2012 - 2013

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm dự án:   TS. Phạm Công Thiếu

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 1.000

Kết quả đạt được:

Tổ chức chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà nguyên liệu Ai Cập và VCN-G15 để tạo gà mái lai có 1/2 máu gà Ai Cập và 1/2 máu gà VCN-G15. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng cho gà mái lai VGA, gà AGV nuôi sinh sản và gà mái lai AVGA, gà AAVG nuôi đẻ trứng thương phẩm. Cụ thể là xác địch mức ăn cho gà VGA, gà AVG cũng như gà AAVG và gà AVGA giai đoạn nuôi hậu bị giai đoạn từ 10 đến 19 tuần tuổi; xác định mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần phù hợp nuôi gà AVGA và gà AAVG trong giai đoạn đẻ trứng; xác định mức protein trong khẩu phần nuôi gà VGA và gà AVG trong giai đoạn sinh sản. Xây dựng các mô hình chăn nuôi gà lai sinh sản (gà VGA, gà AVG) và gà lai đẻ trứng thương phẩm (gà AVGA, gà AAVG)

8.

Hoàn thiện quy trình nuôi bê đực hướng sữa lấy thịt.

Thơi gian thưc hiên 2012 - 2014

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm dự án:   TS. Đoàn Đức Vũ

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 1.200

Kết quả đạt được:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng chất béo trong chất thay sữa ở mức 25%VCK và có bổ sung probiotic cho hiệu quả chăn nuôi bê đực HF giai đoạn bú sữa tốt nhất. Dự án xây dựng quy trình sản xuất chất thay thế để chuyển ra sản xuất. Dự án xây dựng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho bê đực hướng sữa nuôi lấy thịt để chuyển giao ra sản xuất.

Kết quả đánh giá mô hình chăn nuôi bê đực hướng sữa lấy thịt quy mô nông hộ và trang trại cho thấy rằng đều có hiệu quả. Công tác đào tạo kỹ thuật viên và tập huấn nông dân đã góp phần nhân rộng, phát triển mô hình chăn nuôi bê đực hướng sữa lấy thịt ở miền Đông Nam Bộ

9.

Sản xuất thử nghiệm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn nuôi thịt

Thơi gian thưc hiên 2012 - 2013

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm dự án:   ThS. Lê Văn Huyên

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 1.000

Kết quả đạt được:

Xây dựng được 2 cơ sở dữ liệu: cơ sở dữ liệu về thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng (độ ẩm, protein thô, xơ thô, khoáng tổng số, De, ME, tỷ lệ tiêu hóa axit amin hồi trang tiêu chuẩn ở lợn) của khô dầu dừa, bột cá 55% protein và cám mỳ; và cơ sở dữ liệu về nhu cầu dinh dưỡng của lợn lai 4 máu ngoại nuôi thịt (năng lượng trao đổi, protein thô, lysine, methionine+cysteine và threonine).

Xây dựng được bốn công thức thức ăn cho lợn lai 4 máu ngoại nuôi thịt, trong đó có 2 công thức cho lợn lai 4 máu ngoại nuôi thịt giai đoạn từ 20 đến 50 kg và 2 công thức cho lợn lai 4 máu ngoại nuôi thịt giai đoạn từ 50 kg đến xuất chuồng. Đã sản xuất và đưa ra thị trường được trên 500 tấn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn lai 4 máu ngoại nuôi thịt.

10.

Sản xuất thử nghiệm 3 chế phẩm thảo dược IAS-1, IAS-2, IAS-3 dùng để thay thế một phần kháng sinh trong phòng và trị bệnh tiêu chảy cho lợn và gà

Thơi gian thưc hiên 2013 - 2014

Đơn vị thực hiện: Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ

Chủ nhiệm dự án:   ThS. Nguyễn Văn Phú

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 1.500

Kết quả đạt được:

- Quy trình sản xuất hoàn thiện 3 chế phẩm thảo dược IAS-1; IAS-2; IAS-3.

- 3 mô hình chăn nuôi lợn (2 quy mô vừa và 1 quy mô nhỏ), 2 mô hình chăn nuôi gà quy mô vừa và nhỏ cho cả 2 vùng miền Bắc và miền Nam ứng dụng các chế phẩm thảo dược.

- Sản xuất được 1 tấn thảo dược các loại.

11.            

 NC hoàn thiện quy trình công nghệ chăn nuôi các dòng  ngan V7 và VS ở các tỉnh phía Bắc

Thời gian thực hiện:  2015 - 2016

Đơn vị thực hiện: Trung tâm NC Gia cầm Thụy Phương

Chủ nhiệm dự án:   TS. Nguyễn Thị Nga

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2.100

 . Hoàn thiện được quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh và ấp trứng đối với ngan nuôi sinh sản.

* Hoàn thiện được quy trình chăm sóc nuôi dưỡng: Nuôi ngan sinh sản ở giai đoạn ngan con, dò, hậu bị với các mức protein tương ứng 21% (1-4 tuần tuổi), 19% (5-8 tuần tuổi), 17% (9-12 tuần tuổi), 15% (13-21 tuần tuổi), 16% (22-24 tuần tuổi), 17% (25-27 tuần tuổi) đạt hiệu quả cao hơn so với quy trình cũ và của hãng:

Giảm tỷ lệ mổ cắn nhau so với quy trình cũ là 22,43%, tăng được tỷ lệ chọn lọc khi chuyển giai đoạn từ ngan con lên ngan dò, từ ngan hậu bị lên ngan sinh sản: đối với ngan trống là 4,08-7,37%, ngan mái là 1,03-1,31%. Đàn ngan đạt và vượt chỉ tiêu về năng suất chất lượng so với yêu cầu sản phẩm của dự án. Năng suất trứng đạt 200,37 quả/2 chu kỳ đẻ; thức ăn tiêu tốn/10 trứng từ: 4,39-4,6 kg; tỷ lệ phôi đạt cao từ 94,53-95,87%, tỷ lệ nở loại 1/tổng trứng ấp đạt cao từ 82,55-83,95%.

* Hoàn thiện quy trình ấp trứng ngan: Ở vụ Xuân hè khi rửa trứng ngan bẩn bằng dung dung dịch Cloramin B 2% trước khi vào ấp cho kết quả ấp nở tốt nhất. Tỷ lệ nở loại 1/tổng trứng ấp là 83,2%, cao hơn so với không rửa (78,65%) là 5,78%, cao hơn so với rửa bằng nước sinh hoạt (74,19%) là 12,1%; tiền lãi /quả là 2.700 đồng so với trứng không được rửa hơn là 350 đồng (vượt 15,21%); cao hơn rửa bằng nước thông thường là 1040 đồng (vượt 62,54%).

Tăng tổng sản phẩm tạo ra: Số ngan con loại 1 bình quân/mái nở ra là 121,72 con, cao hơn quy trình cũ 16,96 con (tăng 16,19%).

2. Hoàn thiện được quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh đối với ngan nuôi thương phẩm:

Đưa ra được khẩu phần ăn mới sử dụng từ nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương ở các giai đoạn tuổi: 1-4 tuần tuổi: 48% thức ăn đậm đặc, 50%, ngô, 2% dầu ăn; giai đoạn 5-8 tuần tuổi: 32% thức ăn đậm đặc, 55%, ngô, 13% thóc; giai đoạn 9-11 tuần tuổi: 23,7% thức ăn đậm đặc, 63%, ngô, 13,3% thóc, đã giảm 643 đồng/con so với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (giảm 6,53%). Đàn ngan đạt các chỉ tiêu về năng suất chất lượng. Đến 77 ngày tuổi, tỷ lệ nuôi sống đạt 98,67%; khối lượng cơ thể trung bình/con đạt 3499,22g; thức ăn tiêu tống/kg tăng trọng là 2,81 kg.

3. Xây dựng mô hình nuôi ngan sinh sản và thương phẩm:

                Xây dựng được 6 mô hình nuôi ngan sinh sản: áp dụng quy trình mới nghiên cứu với số lượng 500 con mái +150 trống/1 mô hình, kết quả đàn ngan sinh trưởng và sinh sản tốt. Ngan V7, năng suất trứng đạt từ 194,96-199,22 quả/2 chu kỳ đẻ; thức ăn tiêu tốn/10 trứng là: 4,48 - 4,63kg; tỷ lệ phôi đạt 95,86-96,86%; tỷ lệ nở loại 1/tổng trứng ấp đạt từ 79,67-81,17%. Sau khi trừ chi phí mỗi hộ đã thu từ 233.618– 366.730 đồng/con. Ngan VS, năng suất trứng đạt từ 191,76-195,42 quả/2 chu kỳ đẻ; thức ăn tiêu tốn/10 trứng từ: 4,52-4,71kg; tỷ lệ phôi đạt từ 94,13-94,72%, tỷ lệ nở loại 1/tổng trứng ấp đạt từ 78,38-80,68%. Sau khi trừ chi phí mỗi hộ đã thu từ 340.526-372.411đồng/con. So với yêu cầu sản phẩm của dự án, các chỉ tiêu về năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn/10 trứng, tỷ lệ phôi đạt tương đương. tỷ lệ nở loại 1/tổng trứng ấp đều đạt ra đều đạt so với yêu cầu sản phẩm của dự án.

                Xây dựng được 10 mô hình ngan nuôi thương phẩm: với số lượng 500 con/1 mô hình áp dụng nuôi theo quy trình mới đã cho kết quả tốt. Nuôi đến 77 ngày, tỷ lệ nuôi sống đạt từ 93,6-97,2%; khối lượng cơ thể trung bình/con đạt từ 3,4- 3,53 kg; thức ăn tiêu tốn/kg tăng trọng là 2,92 - 3,00 kg. Sau khi trừ chi phí các hộ đã có nguồn thu từ 19.110.056  đến 22.381.158 đồng, thu bình quân/con là 38.220 đến 44.762 đồng. So với yêu cầu sản phẩm của dự án, các chỉ tiêu về tỷ lệ nuôi sống, khối lượng cơ thể đến 77 ngày tuổi, thức ăn tiêu tốn/kg tăng khối lượng cơ thể đều đạt ra đều đạt so với yêu cầu sản phẩm của dự án.

12.

 

Hoàn thiện quy trình chăn nuôi giống vịt chịu nước mặn phục vụ chăn nuôi vùng ven biển và hải đảo

Thơi gian thưc hiên 2015- 2017

Đơn vị thực hiện: TT Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên

Chủ nhiệm dự án:   TS. Nguyễn Văn Duy

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 1.900

Kết quả đạt được:

Đã xuống thay thế giống vịt chịu nước mặn thế hệ 3, số lượng 750 con/nhóm x 2 nhóm = 1500 con/thế hệ (vịt trống 300 con, vịt mái 1200 con), vịt trưởng thành màu lông cánh sẻ, cổ có khoang trắng, lông cánh màu xanh đen, vịt trống có lông đậm hơn vịt mái, lông ở đầu cổ có màu xanh đen, đuôi có lông móc cong. Tỷ lệ nuôi sống của vịt trống là 99,5%, vịt mái tỷ lệ nuôi sống là 98,27%, khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi đạt 1912,67g/con, khối lượng cơ thể lúc 20 tuần tuổi là 2415,86 g/con. Tỷ lệ đẻ trung bình 67,52%, năng suất trứng tương ứng 203,24 quả/mái/43 tuần đẻ, tiêu tốn thức ăn 3,48kg/10 quả trứng. Đã xác định được mức protein thích hợp cho vịt thương phẩm sử dụng thức ăn giai đoạn 1 - 28 ngày tuổi có mức protein là 21% và giai đoạn 29 - 70 ngày tuổi có năng suất và hiệu quả đạt cao nhất khối lượng cơ thể ở 56 ngày tuổi là 2698,25g/con tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 2,56kg, khối lượng cơ thể ở 70 ngày tuổi là 2763,11g/con, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 2,79kg. Thời điểm giết thịt thích hợp đối với vịt nuôi thương phẩm là 56 ngày tuổi cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Xây dựng mô hình nuôi vịt chịu nước mặn sinh sản: Kết quả theo dõi khối lượng cơ thể đến 8 tuần tuổi đạt trung bình 2,2 kg. Thời gian nuôi hậu bị 16 tuần, khối lượng vào đẻ từ 2,4 - 2,7 kg/con, năng suất trứng đạt trên 240 quả/mái, khối lượng trứng trên 80 kg, Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng đạt từ 3,87 – 4,1 kg. Tỷ lệ phôi đạt trên 97%. Xây dựng mô hình nuôi vịt chịu nước mặn thương phẩm: Kết quả theo dõi đến 8 tuần tuổi, có tỷ lệ nuôi sống đạt trên 98%, khối lượng cơ thể đạt 2,7 kg, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là 2,13 kg. Đến 9 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống đạt trên 98%, khối lượng cơ thể đạt 2,8 kg, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là 2,23 kg. Đến 10 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống đạt trên 98%, khối lượng cơ thể đạt 3,0 kg, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là 2,45 kg.

13.

Sản xuất thử nghiệm premix khoáng, vitamin cho chăn nuôi

Thơi gian thưc hiên: 2016 - 2017

Đơn vị thực hiện: Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ, Viện Chăn nuôi

Chủ nhiệm dự án:  TS. Vương nam Trung 

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 1.600

Chuẩn bị nghiệm thu:

14.

 

Sản xuất thử nghiệm tinh trâu đông lạnh cọng rạ

Thơi gian thưc hiên 2016- 2017

Đơn vị thực hiện: TT Giống Gia súc lớn Trung ương, Viện Chăn nuôi

Chủ nhiệm dự án:   TS. Lê Bá Quế

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 750

Kết quả đạt được:

Xác định được khoảng thời gian giữa 2 lần khai thác tinh trâu, tần suất khai thác tinh trâu/tuần;

Xác định được thời gian làm mát và thời gian cân bằng trong sản xuất tinh trâu đông lạnh và xác định số lượng tinh trùng thích hợp trong 1 cọng rạ 0,25ml.

+ Đã sản xuất 15.000 liều tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ sản phẩm của dự án.

+ Hoàn thiện hồ sơ công nhận tiến bộ quy trình sản xuất tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ.

Hội đồng nghiệm thu tiến bộ kỹ thuật cấp Bộ đã họp và đánh giá ở mức xuất sắc.

15.

Sản xuất thử nghiệm con lai giữa gà VCN/BT-Z15 với gà Lương Phượng.

Thơi gian thưc hiên 2016 - 2017

Đơn vị thực hiện: TT Thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi, Viện Chăn nuôi

Chủ nhiệm dự án:   TS. Bạch Manh Điều

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 1.400

- Chuyển giao con giống, hỗ trợ thức ăn, thuốc thú y vào mô hình gà VBT1 nuôi thịt và gà VBT nuôi sinh sản:

Đối với gà VBT1 nuôi thịt: - Số lượng con/mô hình: 1500 con, khối lượng cơ thể 12 tuần tuổi: 1,78 -1,87 kg/con

TTTĂ/kg tăng khối lượng: 2,74 – 2,86 kg

Đối với gà VBT1 nuôi sinh sản: Số lượng con/mô hình: 1.500 con, tỷ lệ nuôi sống (0-20tt): 92,9 – 95,6%, TTTĂ: 9,2 -9,3 kg/con, tỷ lệ đẻ trung bình đến 42 tt: 52,50%, NST đạt  84,52 quả, TTTĂ/ 10 trứng: 2,2 - 2,4 kg.

- Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà VBT1 nuôi thịt và VBT nuôi sinh sản. Các học viên đã được củng cố, cập nhật các kiến thức mới về chăn nuôi, thú y để vận dụng phát triển sản xuất, chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế; Đặc biệt là việc giới thiệu về gà VBT, VBT1, giới thiệu cho các trang trại, gia trại giúp có sự lựa chọn con giống phù hợp.

- Xác định được mức Protein thích hợp cho gà VBT sinh sản giai đoạn 21-68 tuần tuổi là 17,5%.

16.

Sản xuất thử nghiệm vịt bố mẹ từ hai dòng vịt cao sản chuyên thịt V22 và V27 mới tạo ra.

Thơi gian thưc hiên 2017- 2019

Đơn vị thực hiện: Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ

Chủ nhiệm dự án:   ThS. Lê Thanh Hải

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 3.000

Đang thực hiện:

Đã xuống giống thực hiện chọn lọc thế hệ 3 với số lượng 500 trống + 1.000 mái mỗi dòng. Đàn giống thế hệ 3, đàn vịt sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ nuôi sống giai đoạn vịt con đạt cao trên 96%. Hai dòng vịt cơ bản đã ổn định về ngoại hình. Một số chỉ tiêu về màu sắc lông, mỏ, chân của 2 dòng vịt về cơ bản đã ổn định. Lúc nhỏ màu lông đồng đều vàng cam, khi trưởng thành 100% lông trắng tuyền, mỏ và chân màu vàng cam. Khối lượng cơ thể vịt thế hệ 3 đã đều hơn thể hiện qua hệ số biến dị CV của khối lượng lúc 7 tuần tuổi đều giảm dưới 10%. Dòng V22 khối lượng vào đẻ con trống đạt 3932 g/con, con mái đạt 3416 g/con, năng suất trứng 42 tuần đẻ đạt 187,3 quả/mái. Dòng V27 khối lượng vào đẻ con trống đạt 3656 g/con, con mái đạt 3204 g/con, năng suất trứng 42 tuần đẻ đạt 210,1 quả/mái. Số lượng vịt bố mẹ từ 2 dòng vịt đã chuyển giao ra sản xuất tại các tỉnh Nam bộ là 39.400 con.

Hoàn thiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng vịt bố mẹ: Đã thực hiện xong thí nghiệm xác định mức ăn phù hợp cho vịt bố mẹ. Thí nghiệm thực hiện với 3 mức ăn nuôi khống chế khối lượng đối với vịt bố mẹ. Kết quả cho thấy lô thí nghiệm có mức ăn tăng 3% so với quy trình hiện tại có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cũng như hiệu quả kinh tế đạt tốt nhất sẽ được sử dụng trong quy trình hoàn thiện. Việc phân tích số liệu viết báo cáo và viết quy trình chăm sóc nuôi dưỡng vịt bố mẹ đang được thực hiện.

Hoàn thiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng vịt thương phẩm. Bố trí 2 thí nghiệm để xác định thời điểm chuyển đổi khẩu phần và sử dụng thức ăn địa phương trong khẩu phần vịt thương phẩm. Đã bố trí thực hiện xong thí nghiệm xác định thời điểm chuyển khẩu phần ăn cho vịt thương phẩm. Số lượng vịt thương phẩm nuôi thực hiện thí nghiệm là 900 con. Số liệu đang được phân tích để viết báo cáo.

Đã xuống giống thực hiện 3 mô hình vịt bố mẹ từ 2 dòng vịt V22 và V27. Mô hình 1 xuống giống 3.125 con (625 trống + 2.500 mái) nuôi theo phương thức nuôi nhốt có ao bơi tại Long An. Mô hình 2 xuống giống 2.345 con (470 trống + 1875 mái) nuôi theo phương thức nuôi nhốt có ao bơi tại Long An. Mô hình 3 xuống giống 2.345 con (470 trống + 1875 mái) nuôi theo phương thức nuôi nhốt trên cạn tại Đồng Nai. Đàn vịt bước đầu đều sinh trưởng phát triển tốt, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đang được theo dõi.

vịt bố mẹ nuôi tại Đồng Nai và Long An.

17.

Sản xuất thử nghiệm 3 tổ hợp lai gà bố mẹ từ ba dòng gà lông màu VCN/TP-TN1, VCN/TP-TN2 và VCN/TP -TN3

Thơi gian thưc hiên 2018- 2020

Đơn vị thực hiện: TT Nghiên cứu Gia Cầm Thụy Phương

Chủ nhiệm dự án:   ThS. Phạm Thùy Linh

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2.400

Đang thực hiện:

Đã đánh giá chọn lọc được giai đoạn gà con và giai đoạn gà dò, hậu bị kết quả đạt như sau.

- Dòng trống TN1: Khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi, gà trống là 2631,59g/con, gà mái là 2215,34g/con. Khối lượng cơ thể lúc 20 tuần tuổi, gà trống là 3155,15g/con, gà mái là 2633,35g/con. 

- Dòng mái TN2: Khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi, gà trống là 1714,74g/con, gà mái là 1444,02g/con. Khối lượng cơ thể lúc 20 tuần tuổi, gà trống là 2923,31g/con, gà mái là 2327,12g/con.

- Dòng mái TN3: Khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi, gà trống là 1675,75g/con, gà mái là 1400,05g/con. Khối lượng cơ thể lúc 20 tuần tuổi, gà trống là 2897,63g/con, gà mái là 2294,28g/con.

18.

Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện quy trình công nghệ chăn nuôi lợn Hạ Lang

Thơi gian thưc hiên 2019- 2021

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn nuôi

Chủ nhiệm dự án:   ThS. Trần Thị Minh Hoàng

Kinh phí 2019 (Triệu đồng): 900

Đang thực hiện:

- Dự án đã Chọn được 55 cái hậu bị trên 8 tháng tuổi và 7 lợn đực giống đến độ tuổi phối giống

- Đã phối có chửa 4 cái hậu bị

- Đang hoàn chỉnh khẩu phần thức ăn cho lợn nái chửa.

Nguồn: Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế


Tìm kiếm tài liệu chăn nuôi