Hiểu biết tập tính làm ổ: Phương thức để gà ít đẻ trên nền (tiếp theo)

07/04/2021

Laurence Williams 

Ngày 24 tháng 2 năm 2021, lúc 4:30 chiều

Phần 2/4

3. Chương trình chọn lọc gà có năng lực làm tổ ở hãng Hy-Line

Các đặc điểm sinh học cần cho hệ thống nuôi gà trứng không lồng đã được đưa lên hàng đầu trong chương trình nhân giống của hãng Hy-Line International. Trong số đó thì hành vi làm tổ được xem là quan trọng nhấy vì ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ trứng trên nền. Trong thập kỷ qua hãng này đã làm công việc chọn lọc đặc điểm này.Họ đã nghiên cứu đặc điểm này cũng như ước tính khả năng di truyền của nó ở các dòng gà thương mại của họ. Hành vi làm tổ được thể hiện qua tỷ lệ trứng đẻ trong tổ. Gà được đánh giá trong những điều kiện chặt chẽ. Đánh giá gà trống về đặc điểm này để chọn lọc những gia đình gà ít bị đẻ ngoài tổ. Tiếp theo họ ghép đôi những con trống có tỉ lệ đẻ trứng trong tổ cao với con mái trong lồng, và sau đó chỉ sử dụng những trứng của những con mái có tỉ lệ đẻ trong tổ nhiều nhất. Cách tiếp cận mới này đang được sử dụng để sản xuất dòng đực cho các cơ sở chăn nuôi gà không có lồng. Ngoài ra, các phương pháp khác cũng đang được thử nghiệm bóc tách được những gà mái thích đẻ trong tổ (thay vì chọn các gia đình theo đực giống). Thí dụ về các phương pháp này là bẫy bắt những gà mái thích làm tổ; đeo thiết bị vô tuyến (RFID) để nghiên cứu cách hành vi làm tổ; xác định gen liên quan đến hành vi thích làm tổ. Lai tạo cũng được sử dụng để giảm bớt tỉ lệ đẻ trên nền chuồng.

4. Những điều cân nhắc quản lý trong quá trình nuôi

4.1. Đào tạo

Việc huấn luyện gà mái để có hành vi làm tổ tốt nên được bắt đầu trong thời gian nuôi của chúng. Nếu gà mái sẽ phải nhảy lên để đến tổ và sào đậu trong thời kỳ đẻ, thì hành vi nhảy này cần được luyện tập thành thói quen trong thời gian nuôi.
Máng ăn, hệ thống cấp nước và sào/sạp gà đậu được sử dụng trong quá trình nuôi và đẻ phải phù hợp với nhau. Gà mái tơ được nuôi trong hệ thống chuồng nhiều tầng (aviary hay multi-tier system)  thích nghi nhanh hơn sau khi chuyển đến chuồng đẻ, và ít đẻ trên nền hơn so với gà được nuôi trên nền (floor reased system) (2).

4.2. Bàn nước

Ngoài sào/sạp đậu, nếu gà được nuôi chủ yếu trên nền thì chúng cần  có bàn uống nước. Trong hệ thống chuồng không tầng (none aviary houses), bàn uống nước (Hình 3, bệ trên cao) phải nằm dưới 100% của tất cả các đường nước để gà phải lên để uống. Cách bố trí này giúp gà học cách tìm kiếm những gì chúng cần (thức ăn, nước, tổ) được đặt theo chiều cao hoặc mặt ngang của chuồng.

 4.3. Sào/sạp đậu

Sào/sạp đậu và nền bàn uống nước đặt trên cao nên được lắp đặt ở chuồng nuôi gà hơn 10 ngày tuổi để thiết lập hành vi nhảy cho con non và phát triển cơ chân và cơ ức. Sào/sạp đậu cũng cung cấp không gian nghỉ ngơi an toàn cho gà và giảm mật độ gà trên nền. Đối với gà mái tơ thì khả năng sử dụng sào/sạp đậy sẽ rất quan trọng cho chúng tiếp cận các tổ trên cao sau này. Nghiên cứu riêng của hãng Hy-Line cho thấy có mối tương quan di truyền nghịch giữa việc sử dụng sào/sạp và hành vi làm tổ (báo cáo đang chờ xuất bản). Loại sào/sạp đậu ở chuồng nuôi phải có cùng kiểu dáng và chất liệu với loại sào/sạp đã được sử dụng trong chuồng đẻ (Hình 3). Sào/sạp đậu nên đươc đặt trên các thanh ở chuồng nền rơm rạ (khu vực gà bươi xới) / thanh lát (slatted floor).

 

Sào/sạp đậu nên hỗ trợ lòng bàn chân gà và dễ bám chặt. Không đặt dây dẫn điện ngăn cản (electric deterrent wire) trên đường dẫn cấp nước và thức ăn, vì điều này sẽ không khuyến khích hành vi nhảy cho gà tơ.

Hình 3. Các loại sào đậu.

Wall perch: Sào áp tường, Perch over  feeder: Sào trên máng ăn, A frame perch with slat: sạp đậu bằng thanh, A-frame perch: khung đậu, Elevated platform: sạp đậu đặt cao.

5. Những điều lưu ý  trong quá trình chuyển đến chuồng đẻ

Hãy chuyển đàn gà tơ đến chuồng đẻ lúc 16 tuần tuổi, hoặc tối thiểu 14 ngày trước khi đẻ quả trứng đầu tiên. Điều này giúp gà có đủ thời gian để thích nghi với môi trường mới và thiết lập lại “tôn ti trật tự – pecking order”. Ỏ những chuồng có nền độn rơm, rạ.. và các khu vực có sàn thanh lát trên cao, gà mái tơ phải được chuyển lên sàn thanh đó. Điều quan trọng là gà mái phải sử dụng hệ thống chuồng để đậu ngủ (roosting) vào ban đêm. Bất kỳ con gà mái nào lúc hoàng hôn mà nằm trên nền thì cần bắt đưa lên chuồng (Hình 4). Các ổ đẻ nên được mở và có sẵn để gà mái kiểm tra khi đến ở. Chồng thêm ổ thứ 3, thứ 4 sẽ khuyến khích gà khám phá ổ. Ban ngày hãy hoạt động dây chuyền thu trứng để gà quen với tiếng ồn và rung lắc của các thiết bị.

 

Hình 4. Điều quan trọng là huấn luyện gà mới đến biết đậu ngủ trong chuồng tầng chứ không ở trên nền

6. Những điều quan tâm trong thời kỳ đẻ

6.1. Thời gian luyện tập

Thời gian huấn luyện sử dụng ổ hãy bắt đầu từ khi chuyển cho đến khi đàn đạt đến đỉnh trứng (khoảng 27–32 tuần). Trong thời gian này, gà mái non cần được học cách sử dụng một cách nhất quán các ổ đẻ được cung cấp.

Trong thời gian huấn luyện này, người quản lý đàn nên đi dạo trong đàn tối thiểu sáu lần mỗi ngày, bắt đầu từ phía đối diện của khu vực làm ổ đẻ. Trong những lần đi dạo này, gà cần được kích thích đứng dậy và đi ra khỏi tường, các góc và về phía tổ. Cần nhặt ngay trứng ở nền và nhẹ nhàng đưa vào ổ của những con gà làm ổ bên ngoài. Sự hiện diện của một vài quả trứng trong ổ sẽ thu hút gà mái đến thăm ổ. Quan sát nơi đẻ chúng đẻ ngoài ổ và tìm cách làm cho những chỗ đó kém hấp dẫn hơn để làm ổ.

Trong khi huấn luyện sử dụng ổ, hãy loại bỏ chướng ngại vật trên nền mà có thể cản trở sự di chuyển của gà mái đến ổ, chẳng hạn như vật để gà mổ hoặc các kiện bó cỏ linh lăng. Những vật này có thể được treo lơ lửng lại trên nền chuồng hoặc đưa vào sau thời gian huấn luyện (Hình 5). Đường dẫn đến ổ của gà mái phải không bị ngăn cản, bởi các thiết bị chẳng hạn như đường nước và máng ăn đặt thấp.

Giữ nhiệt độ chuồng trại khoảng 20–21 ° C (68–70 ° F) hoặc thấp hơn, với sự chuyển động của không khí tốt, giúp gà mái hoạt động và không khuyến khích đẻ trứng trên nền chuồng.

6.2. Mở và đóng ổ đẻ

Các ổ để cần nên được mở tự động hai giờ trước khi bật đèn và đóng cửa hai giờ trước khi tắt đèn. Khi sử dụng hệ thống chiếu sáng tuần tự bình minh / hoàng hôn, ổ có thể được mở hai giờ trước khi chiếu sáng. Và có thể đóng cửa ổ một giờ trước tắt hệ thống. Lần chạy máng ăn cuối cùng nên được lên lịch ngay trước khi đóng ổ để đuổi gà ra khỏi ổ tránh chúng bị nhốt lại qua đêm trong ổ.

 

Hình 5. Các kiện đồ tăng cường / trang trí, chẳng hạn như các kiện linh lăng (cỏ linh lăng), nên được treo lên để không khuyến khích gà đẻ cạnh đó hoặc ngăn chặn sự di chuyển của gà mái đến ổ.

6.3. Loại bỏ các vị trí làm ổ thay thế

Các góc bất kỳ ở đâu trong chuồng đều là vị trí mà gà có thể làm ổ và đẻ tại đó. Nên việc làm tròn các góc này sẽ khiến gà không thực hiện được mong muốn. Dọc theo một bức tường cũng là vị trí phổ biến khác cho gà đẻ trên nền. Các khu vực có bóng râm bên dưới máng ăn, phễu nạp thức ăn, động cơ nạp thức ăn, khay nạp thức ăn bằng chảo, bình uống chuông và các thiết bị làm đẹp môi trường… cũng  có thể thu hút gà mái đẻ trên sàn (Hình 6–9). Nên bổ sung đèn vào khu vực tối. Đèn dây hoạt động tốt cho ứng dụng này (Hình 10).

6.4. Dây điện ngăn chặn

Dây điện ngăn chặn, nếu được phép sử dụng, có thể là một công cụ quan trọng để ngăn chặn việc đẻ trứng trên nền. Nên đặt các dây ngăn cách ở các vị trí để tách gà xa tường và vách ngăn chuồng, các góc. Kích hoạt dây ngăn chặn ngay sau khi đàn được chuyển đến cơ sở đẻ. Dây ngăn cản đặc biệt hiệu quả trong giai đoạn huấn luyện ổ và có thể bị tắt sau khi gà mái thường xuyên sử dụng tổ (Hình 11).

 

Hình 11. Dây điện ngăn cản được đặt dọc theo các bức tường và vách ngăn chuồng.

6.5. Sử dụng ổ đẻ

Hãy tính toán sao cho các ổ đẻ được gà sử dụng hết. Thường thì điều này không xảy ra và chỉ có một tỷ lệ phần trăm trong tổng số tổ được gà mái sử dụng. Khi điều này xảy ra, hãy chia đàn thành các nhóm gà nhỏ hơn để buộc phân bố gà đồng đều hơn. Gà mái có thể thích làm tổ ở góc và cuối hàng, gây ra tình trạng quá tải trong các ổ này. Hãy đặt các bức tường giả giữa các ổ để có thể làm giảm bớt sự đông đúc ở những khu vực này (Hình 12).

 

Hình 12. Đặt các vách ngăn (tường giả) giữa các tổ có thể giảm bớt tình trạng quá tải ở các tổ ở góc và cuối hàng.

6.6. Thu trứng

Phần lớn trứng được đẻ từ 1–5 giờ sau khi bật đèn trong chuồng. Điều này tương ứng với thời gian làm tổ cao điểm (6,7,8 và 9). Việc thu trứng nên bắt đầu sau khi phần lớn gà mái đã đi đến ổ. Để tránh làm phiền gà mái làm ổ, không nên chạy các băng tải gom trứng trong thời gian đẻ trứng cao điểm. Nếu cần thiết phải chạy băng tải trứng, hãy chạy ở tốc độ thấp để giảm tiếng ồn và độ rung của thiết bị.

6.7. Thu gom chất độn chuồng

Chất độn chuồng là vật liệu làm ổ hấp dẫn đối với gà mái và khuyến khích hành vi xây ổ. Khi sử dụng chất độn chuồng trên nền, độ sâu phải cạn hơn 5 cm (2 in) để không khuyến khích gà làm ổ trong rơm rạ lót chuồng. Trong giai đoạn huấn luyện ta nên lót nền từ từ cho đến mức đó. Định kỳ cào rơm rạ lót chuồnh để tránh những khu vực có ổ sâu, nơi gà mái có thể bị thu hút đến đẻ trứng.

6.8. Thông gió

Hệ thống thông gió kém có thể góp phần khiến gà mái từ chối nơi làm ổ. Ổ gà ở gần quạt hoặc đối diện với cửa hút gió có thể trở nên quá ẩm ướt và lạnh. Những chuồng thông gió bằng đường ống (tunnel) vào mùa hè có thể không đưa đủ không khí vào chuồng, gây nóng.

 

Hình 13. Tổ gà nên có một khu vực “sân diễn” ở lối vào để cho phép gà mái xem xét ổ dễ dàng tiếp cận và có đủ không gian vận động.

Võ Văn Sự dịch từ: Understinding nesting behavior: Managing for fewer floor eggs in layers. LIGHT (LAYERS)FEED AND NUTRITION (LAYERS)AIR QUALITY (LAYERS)CAGE-FREE EGGSPRODUCTION TYPESEGG LAYERSCHICKENSTYPES OF POULTRYGENETICS AND BREEDINGLaurence Williams. 24 February 2021, at 4:30pm. https://www.thepoultrysite.com/articles/understinding-nesting-behavior-managing-for-fewer-floor-eggs-in-layers

 


Tìm kiếm tài liệu chăn nuôi