Chương trình Hội nghị khoa học Tiểu ban Công nghệ sinh học, kinh tế, hệ thống, môi trường và kỹ thuật khác

26/11/2020

Trong khuôn khổ chương trình Hội nghị Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2018-2020 (trong 2 ngày 25 và 26). Căn cứ quyết định số 526/QĐ-VCN-KHĐT&HTQT ngày 28 tháng 10 năm 2020 về việc thành lập Hội đồng Khoa học và Công nghệ đánh giá hoạt động khoa học năm 2018-2020 của Viện Chăn nuôi. Danh sách Hội đồng Khoa học và Công nghệ Tiểu ban Công nghệ sinh học, kinh tế, hệ thống, môi trường và kỹ thuật khác gồm:

 

TT

Họ và tên

Đơn vị công tác

Chức danh Hội đồng

1.

TS. Nguyễn Hữu Tỉnh

Viện Chăn nuôi

Phó Chủ tịch Hội đồng KH&CN Viện kiêm Trưởng ban

2.

TS. Phạm Doãn Lân

Phòng Thí nghiệm trọng điểm

Phó trưởng ban

3.

TS. Lương Anh Dũng

Trung tâm Giống GS lớn TW

Ủy viên

4.

TS. Lê Thúy Hằng

BM. Kinh tế Hệ thống và Môi trường chăn nuôi

Ủy viên

5.

TS. Đặng Vũ Hòa

BM. Kinh tế Hệ thống và Môi trường chăn nuôi

Ủy viên

6.

CN. Đỗ Văn Hiền

P. Kế hoạch tài chính

Ủy viên

7.

PGS.TS. Lê Thị Thanh Huyền

BM. Kinh tế Hệ thống và Môi trường chăn nuôi

Uỷ viên

8.

TS. Tăng Xuân Lưu

Trung tâm NC Bò & ĐCBV

Ủy viên

9.

TS. Phạm Huỳnh Ninh

Phân Viện chăn nuôi Nam Bộ

Ủy viên

10.

TS. Phan Lê Sơn

Phòng Thí nghiệm trọng điểm

Ủy viên

11.

TS. Nguyễn Văn Thành

Phòng Thí nghiệm trọng điểm

Ủy viên

12.

TS. Nguyễn Thành Trung

BM. Kinh tế Hệ thống và Môi trường chăn nuôi

Ủy viên

13.

TS. Trương Anh Tuấn

Trung tâm NC và PTCN Ong

Ủy viên

14.

TS. Phùng Quang Trường

Trung tâm NC Bò và ĐCBV

 

15.

TS. Trịnh Quang Tuyên

Trung tâm NC Lợn TP

Uỷ viên

16.

TS. Nguyễn Trọng Tuyển

Phòng Khoa học Đào tạo và HTQT

Uỷ viên

17.

TS. Nguyễn Khánh Vân

Phòng Thí nghiệm trọng điểm

Ủy viên

18.

TS. Nguyễn Ngọc Vững

Trung tâm NC và PTCN Ong

Ủy viên

Có 27 báo cáo được trình bày tại Tiểu ban: (1) Khả năng sinh trưởng và phẩm chất tinh dịch của lợn đực DVN1 và DVN2 qua 3 thế hệ; (2) Bước đầu đánh giá khả năng sản xuất tinh và tỷ lệ thụ thai lần phối giống đầu của bò đực giống Blanc Blue Belgium (BBB) nhập khẩu từ Hoa Kỳ nuôi tại Moncada; (3) Khả năng sinh trưởng, phát triển và sản xuất tinh, tỷ lệ thụ thai lần phối đầu của bò đực giống Holstein Friesian sinh ra từ cấy truyền phôi nuôi tại Moncada; (4) Nghiên cứu đánh giá một số chỉ tiêu về số lượng, chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất của trâu đầm lầy nguồn gốc Thái Lan; (5) Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh của cừu đực giống Phan Rang và Dorper nuôi ở miền Bắc Việt Nam; (6) Hiện trạng hoạt động và hiệu suất xử lý của công trình khí sinh học (KSH); (7) Khả năng sản xuất của đàn dê Boer nhập từ Mỹ; (8) Khả năng sản xuất của đàn dê Saanen nhập từ Úc; (9) Khả năng sản xuất của con lai F1 giữa dê đực Saanen với dê cái Bách Thảo; (10) Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của cừu Phan Rang nuôi tại nông hộ tỉnh Ninh Thuận; (11) Nghiên cứu xác định môi trường pha loãng và phương pháp đông lạnh tinh dịch cừu trong sản xuất tinh cừu đông lạnh cọng rạ; (12) Mối liên kết giữa đa hình một số gen ứng cử với tính trạng sinh trưởng của lợn Duroc; (13) Ảnh hưởng của việc loại bỏ Zona Pellucida đến hiệu quả tạo phôi lợn ỉ nhân bản; (14) Một số yếu tố liên quan đến cơ hội phối chửa của bò sữa bị rối loạn buồng trứng nuôi ở Hà Nội và Vĩnh Phúc; (15) Ảnh hưởng của phương pháp tiêm FSH (Follicle stimulating hormone) đến hiệu quả gây rụng trứng nhiều trên dê sữa Saanen; (16) Đa dạng di truyền gen Coi ty thể và mối quan hệ phát sinh loài của ruồi lính đen (hermetia illucens) nuôi tại Việt Nam; (17) Sử dụng tỏi trong phòng, trị bệnh do vi khuẩn E.coli cho thủy cầm; (18) Đánh giá thực trạng bệnh viêm đường hô hấp do virut trên đàn bò nuôi tại Ba Vì – Hà Nội và hiệu quả của vắc xin Cattle master; (19) Đánh giá ảnh hưởng phương thức chăn nuôi trong chăn nuôi quy mô trang trại nhỏ đến bệnh axit dạ cỏ của bò sữa; (20) Nghiên cứu tình hình mắc bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm trên đàn dê Boer và cách phòng trị bệnh; (21) Bước đầu đánh giá khả năng thích nghi, sinh trưởng, sinh sản của giống bò Senepol trong điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam; (22) Kết quả đánh giá bước đầu khả năng thích nghi, sinh trưởng, sinh sản của đàn trâu đầm lầy thái lan nhập nội nuôi tại Bình Dương; (23) Ảnh hưởng của một số phương pháp xử lý phân bò đến phát thải khí nhà kính; (24) Một số đặc điểm sinh học và thực trạng khai thác mật ong đá (apis laboriosa) ở huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang; (25) Chọn lọc đàn gà Kiến hạt nhân qua 4 thế hệ; (26) Đặc điểm ngoại hình và sức sản xuất của gà kiến sản xuất qua 3 thế hệ; (27) Nghiên cứu tiềm năng khai thác thị trường và chứng nhận chất lượng cho thịt lợn bản.

Qua các báo cáo, Hội đồng khoa học đã thảo luận, đánh giá những ưu điểm đạt được để tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi, những nhược điểm ảnh hưởng cần có giải pháp thích hợp để cải thiện nền chăn nuôi nói chung.

Báo cáo viên trình bày báo cáo trước Hội đồng khoa học

Báo cáo viên trình bày báo cáo trước Hội đồng khoa học

Khâu Thị Định _ Phòng Khoa học, Đào tạo và HTQT (tổng hợp)


Tìm kiếm tài liệu chăn nuôi