Đề tài cấp Bộ

05/04/2019

  1.   

Nghiên cứu xác định tỷ lệ tiêu hoá, giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn phổ biến dùng cho gia súc ở Việt Nam bằng các phương pháp hiện đại

Thời gian thực hiện: 2001-2003

Đơn vị thực hiện: Bộ môn NC Bò - VCN

Chủ nhiệm đề tài: TS. Vũ Chí Cương

Tổng kinh phí (triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

- Xác định tỷ lệ tiêu hoá thức ăn bằng phương pháp In vivo, In vitro pepcin cellulosa.

- Xác định động thái gas production của các loại thức ăn trong điều kiện in vitro, phân giải chất khô, protein in sacco.

- Xác định giá trị năng lượng thô trực tiếp bằng bơm calorimeter

- Tính toán giá trị dinh dưỡng.

- Xây dựng các phương trình hồi qui chẩn

 đoán tỷ lệ tiêu hoá, giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

Kết quả đạt được:

- Xác định được tỷ lệ tiêu hoá năng lượng trao đổi, protein tiêu hoá ở ruột của 36 loại thức ăn thông dụng cho bò sữa và bò thịt

- Xây dựng được các phương trình hồi quy chẩn đoán tỷ lệ tiêu hoá giá trị năng lượng của các thức ăn nói trên

- Địa chỉ áp dụng: Hoà Bình, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Thái Nguyên.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả đạt loại khá.

2.      

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học về vi sinh vật để xử lý có hiệu quả các sản phẩm phụ nông nghiệp, hải sản làm thức ăn  chăn nuôi và góp phần làm sạch môi trường sinh thái.

Thời gian thực hiện: 2001-2003

Đơn vị thực hiện:.BM Sinh lý  Sinh hóa  VCN.

Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Lê Văn Liễn

Tổng kinh phí (triệu đồng) :

Nội dung, mục tiêu đề tài:

-         Nghiên cứu tuyển chọn một số chủng vi khuẩn Lactic có tốc độ sinh trưởng, phát triển ổn định trên môi trường nuôi cấy thích hợp.

-         Xác định giá trị sinh học các sản phẩm lên men; tỷ lệ thích hợp trong khẩu phần của lợn và gia cầm.

-         Nghiên cứu các loại thức ăn bổ sung trên nền phụ phẩm nông nghiệp đã chế biến cho bò sữa, bò thịt.

Kết quả đạt được:

- Xác lập công nghệ lên men và kỹ thuật chế biến hoá học các sản phẩm phụ của công nghiệp, chế biến thuỷ, hải sản, phụ phẩm cây trồng để dự trữ, bảo quản và sử dụng làm thức ăn gia súc nhằm tăng nguồn thức ăn gia súc với giá thành hạ góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi

- Đánh giá tiềm năng nguồn phụ phẩm thuỷ, hải sản và phụ phẩm nông, công nghiệp có thể sử dụng cho chăn nuôi

- Đưa ra quy trình công nghệ lên men lắc tíc các phụ phẩm nông nghiệp, thuỷ hải sản làm thức ăn cho lợn và gia cầm; chế biến và sử dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp, hải sản cùng với các loại thức ăn bổ sung khác trong khẩu phần gia súc, gia cầm

- Địa chỉ áp dụng: Bắc bộ và miền trung.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả đạt loại khá.

3.      

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến và truyền thống để bảo quản chế biến một số sản phẩm thịt gia súc gia cầm,  nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm

Thời gian thực hiện: 2001-2003

Đơn vị thực hiện: Trạm NC chế biên SPCN   VCN.

Chủ nhiệm đề tài: KS. Nguyễn Văn Hải

Tổng kinh phí (triệu đồng)

Nội dung, mục tiêu đề tài:

- Nghiên cứu sử dụng cây hương vị thực phẩm (hành, sả)

- Nghiên cứu phương thức bảo quản sản phẩm trong điều kiện nhiệt độ khác nhâu và xử lý bao bì đựng.

- Phân tích đánh giá chất lượng sản phẩm.

 - Nghiên cứu một số công thức ủ, ướp khô, sử dụng muối ăn.

- Xác định thời gian xông khói thích hợp để sản phẩm đạt thị hiếu tiêu dùng.

Kết quả đạt được:

- Xây dựng quy trình công nghệ bảo quản chế biến thực phẩm nhằm góp phần tạo đầu ra cho chăn nuôi phát triển và tạo thêm việc làm cho người lao động

- Xây dựng quy trình công nghệ bảo quản chế biến một số sản phẩm mới từ thịt lợn và thịt gia cầm

- Địa chỉ áp dụng: Thái Bình, Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Nguyên.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả đạt loại Xuất sắc.

4.      

Nghiên cứu chọn lọc nhân thuần và kỹ thuật nuôi dưỡng nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng, sinh sản và cho thịt đàn trâu nội trong nông hộ ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Thời gian thực hiện: 2001-2003

Đơn vị thực hiện: BM NC Trâu - VCN

Chủ nhiệm đề tài: TS. Mai Văn Sánh.

Tổng kinh phí (triệu đồng) :

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

- Nâng cao tỷ lệ sinh sản của trâu từ 30-50%

- Mỗi năm sinh ra 130-140 nghé có khối lượng tăng 10-15% so với nuôi đại trà

- Nghé cai sữa (sau 8 tháng) đạt 90-100 kg, tăng hơn đại trà 10%

- Kết quả vỗ béo trâu già loại thải tăng 400-500 g/ngày, tỷ lệ thịt xẻ đạt trên 45%

- Đưa ra được mô hình trồng cỏ giải quyết được thức ăn xanh mùa đông trong nông hộ

- Địa chỉ áp dụng: miền núi phia bắc.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả đạt loại khá.

5.      

Nghiên cứu thực trạng dinh dưỡng khoáng và nhu cầu canxi, phốt pho của lợn và gia cầm sinh sản trong điều kiện thức ăn và nuôi dưỡng ở nước ta hiện nay.

Thời gian thực hiện: 2001-2003

Đơn vị thực hiện: Bộ môn Dinh dưỡng và TACN   VCN.

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Quốc Việt

Tổng kinh phí (triệu đồng) :

Nội dung, mục tiêu đề tài:

- Đánh giá được thực trạng dinh dưỡng khoáng trong chăn nuôi lợn và gia cầm ở nước ta hiện nay và xác định hàm lượng của một số nguyên tố khoáng đa lượng, vi lượng trong một số loại thức ăn chủ yếu phân theo nguồn gốc, mùa vụ và vùng sinh thái trong cả nước.

Nghiên cứu xác định nhu cầu của lợn nái sinh sản, gia cầm đẻ trứng về canxi, phốt pho tổng số và P dễ hấp thu.

Kết quả đạt được:

- Xác định được hàm lượng của một số nguyên tố khoáng đa, vi lượng quan trọng trong một số loại thức ăn chính cho lợn và gia cầm

- Xác định được nhu cầu của lợn, gà, vịt sinh sản về canxi và phốt pho

- Xác định được thực trạng dinh dưỡng khoáng (tình trạng thừa, thiếu các nguyên tố khoáng dinh dưỡng và khoáng độc)  trong chăn nuôi lợn và gia cầm ở nước ta hiện nay

- Địa chỉ áp dụng: cả nước. Đề tài đã nghiệm thu, kết quả đạt loại khá.

6.      

Nghiên cứu chọn lọc, tạo dòng, nhân thuần gà Kabir, Lương phượng, Ri, Mía và xác định các tổ hợp lai thông qua hệ thống giống hình tháp nhằm phát triển gà chăn thả ở Việt Nam

Thời gian thực hiện: 2001-2003

Đơn vị thực hiện: Trung tâm NC Gia cầm Thụy Phương  VCN.

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Công Xuân

Tổng kinh phí (triệu đồng) :

Nội dung, mục tiêu đề tài:

- Chọn lọc, tạo dòng và nhân thuần 2 dòng gà Kabir, 3 dòng gà Lương phượng.

- Chọn lọc, nâng cao dòng gà Ri, Mía thuần kết hợp với các dòng gà nhập nội chọn tạo, cải tiến 2 dòng gà Ri và gà Mía mới.

- Xác định và đánh giá ưu thế các tổ hợp lai ngoại x ngoại; ngoại x nội.

Kết quả đạt được: Ч tài nghiệm thu đạt loại xuất sắc

- Tạo được 10 dòng gà từ 2 nguồn nguyên liệu nhập nội; gà Kabir và Lương phượng, và dòng gà nội Ri, Mía; 10 tổ hợp lai phục vụ chăn nuôi.

- Xây dựng qui trình chăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh gà sinh sản và gà thịt, qui trình ấp trứng nhân tạo.

- Địa chỉ áp dụng: cả nước. Đề tài đã nghiệm thu, kết quả đạt loại khá.

7.      

Điều tra nghiên cứu và đánh giá tác động đến môi trường của một số loài động vật lạ xâm nhập vào Việt Nam

Thời gian thực hiện: 2001-2003

Đơn vị thực hiện: Bộ môn Đa dạng sinh học và ĐVQH

Chủ nhiệm đề tài: TS. Võ Văn Sự.

Tổng kinh phí (triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

- Phát hiện và nhận diện được các loại động vật lạ đã xâm nhập vào hệ thống sản xuất nông lâm nghiệpor các vùng sinh thái trong cả nước

- Xác định được các tác động xấu đến môi trường của một số loài động vật lạ lan tràn gây hại đặc trưng

- Đề xuất các giải pháp quản lý và làm giảm thiểu các nguy cơ do một số loài động vật lạ gây ra

- Địa chỉ áp dụng: Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tây Ninh.

8.      

Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn trong nông hộ nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm

Thời gian thực hiện: 2001-2003

Đơn vị thực hiện: TRung tâm NC Lợn Thụy Phương  VCN.

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phùng Thị Vân

Tổng kinh phí (triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

- Xây dựng được mô hình chăn nuôi lợn trong nông hộ đạt hiệu quả kinh tế cao đồng thời hạn chế được ô nhiễm môi trường và cung cấp chất đốt sinh học rẻ tiền phục vụ sinh hoạt

- Địa chỉ áp dụng: Nam Định, Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Tây....

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả đạt loại khá.

9.      

Nghiên cứu chọn tạo giống gà chăn thả Việt Nam năng suất, chất lượng cao

Thời gian thực hiện: 2001-2005

Đơn vị thực hiện: Trung tâm NC Gia cầm Thụy Phương  VCN.

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phùng Đức Tiến.

Tổng kinh phí (triệu đồng):  2 600

Nội dung, mục tiêu đề tài:

-         Chọn lọc nâng cao năng suất: gà Ri, RhodeRi, Tầu vàng, Ai cập, BT2

-         Chọn tạo dòng: 2 dòng gà Kabir, 3 dòng gà Lương Phượng, 2 dòng gà ISA và 2 dòng gà Ri cải tiến (R1,R2)

-         Xác định và đánh giá các tổ hợp lai: Ngoại x ngoại; ngoại x nội

-         Xây dựng qui trình kỹ thuật.

Kết quả đạt được:

- Tạo chọn dòng gà thuần và 3 giống cải tiến đời gà Ri, Mía, Tàu Vàng, Lương Phượng, Kabir và các tổ hợp lai

- Xây dựng quy trình chăn nuôi cho từng giống gà tạo ra

- Sản lượng trứng 68 tuần:

+ Các giống gà chọn tạo từ nhập nội đạt 150-170 quả

+ Gà nội 80-130 quả/mái

- Các con lai lúc 12-15 tuần tuổi đạt BQ 1600-1900 g/con

-  Tiêu tốn thức ăn 2,8-3,2kg/kg tăng trọng

- Địa chỉ áp dụng: Hà Tây, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Thái Nguyên.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả đạt loại khá.

10.            

Nghiên cứu chọn lọc và công nghệ nhân giống cây thức ăn chăn nuôi thích hợp với các vùng sinh thái khác nhau

Thời gian thực hiện: 2001-2005

Đơn vị thực hiện: BM Đồng cỏ và Cây TACN   VCN.

Chủ nhiệm đề tài: KS. Lê Hòa Bình.

Tổng kinh phí (triệu đồng): 

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

- Chọn được nhóm giống cây thức ăn thích hợp với từng vùng sinh thái

- Xây dựng được quy trình nhân giống

- Xây dựng mô hình sản xuất của các giống trong nông hộ chăn nuôi

- Chọn đực 4-7 giống thích hợp cho từng vùng

- Có quy trình sản xuất giống của mỗi loại cỏ

- Phát triển được 300-500 hộ trồng cỏ

- Địa chỉ áp dụng: Thái Bình, Hoà Bình, Thái Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả đạt loại đạt.

11.            

Nghiên cứu hàm lượng một số hormone sinh dục và ứng dụng để nâng cao năng suất sinh sản gia súc

Thời gian thực hiện: 2001-2005

Đơn vị thực hiện: BM Sinh sản và TTNT   VCN.

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phan Văn Kiểm.

Tổng kinh phí (triệu đồng): 

Nội dung, mục tiêu đề tài:

-  Nghiên cứu hàm lượng hormon FSH, LH, Estradio117, Progesteron trong chu kỳ sinh dục ở bò và ngựa bình thường, chậm sinh, bò ngựa tơ.

- Ứng dụnh trong sản xuất: Xác định nguyên nhân, xác định thời gian phối giống; thu hợp tử phục vụ cấy truyền phôi.

Kết quả đạt được:

- Xác định động thái hóc môn LH, FSH, Oestrogen, Progesterone trong huyết thanh hoặc sữa ở bò, ngựa, lợn, dê

- Chẩn đoán có thai sớm

- Xác định được động thái FSH, LH, Estradiol 17 b, Progesterone trong chu kỳ sinh dục bình thường ở bò, trâu, ngựa

- Xác định được động thái hormone trên bỏ, trâu, ngựa chậm sinh

- Địa chỉ áp dụng: Hoà Bình, Hà Tây,  Thái Bình, Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Bình, Thái Nguyên.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả đạt loại khá.

12.            

Nghiên cứu chọn tạo các dòng ngan Pháp mới và đánh giá ưu thế lai

Thời gian thực hiện: 2001-2005

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn nuôi.

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Hoàng Văn Tiệu

Tổng kinh phí (triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được: Đề tài nghiệm thu đạt loại xuất sắc

- Đã tạo được dòng ngan Pháp siêu nặng năng suất cao.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả đạt loại xuất sắc.

13.            

Nghiên cứu chọn lọc lai tạo dòng ngựa đua ở Việt Nam

Thời gian thực hiện: 2001-2005

Đơn vị thực hiện: TRung tâm NC và PTCN Miền núi  VCN.

Chủ nhiệm đề tài: KS. Đặng Đình Hanh.

Tổng kinh phí (triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

- Tuyển chọn ngựa nội và ngựa lai có hướng cưỡi đua ở Việt Nam, nhập giống ngựa đua của Pháp

- Lai tạo dòng ngựa đua Việt Nam có khối lượng trưởng thành:

   Con đực: 280-300 kg

   Con cái: 250-280 kg

- Tuyển chọn được 30 ngựa cái nội và lai theo hướng cưỡi đua. Nhập 2 đực giống ngựa đua Pháp

- Xác định tỷ lệ pha máu thích hợp tạo dòng ngựa đua phù hợp với sử dụng của người Việt Nam, mỗi năm tạo ra 15-18 con ngựa đua ở các công thức

- Địa chỉ áp dụng: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao bằng, Lạng sơn.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả đạt loại khá.

14.            

Nghiên cứu sản xuất thịt gà an toàn chất lượng cao

Thời gian thực hiện: 2001-2006

Đơn vị thực hiện: TTNC Gia cầm Thuỵ Phương

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phùng Đức Tiến

Tổng kinh phí (triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được: Đề tài đã nghiệm thu, đạt loại khá.

- Đánh giá được hiện trạng sản xuất thức ăn, chăn nuôi gà, giết mổ và tiêu thụ thịt gà.

- Đề xuất các giải pháp KHCN để sản xuất thịt gà đảm bảo các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm: Sử dụng bột cá trong khẩu phần dừng trước 7 ngày trước giết mổ, thời gian dừng sử dụng một số thuốc kháng sinh tối thiểu 7-9 ngày. Kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật, dùng axit axetic, axit lactic bảo quản thịt gà, kỹ thuật bao gói, vận chuyển, bày bán sản phẩm thịt gà.

- Triển khai mô hình sản xuất thịt gà an toàn với tổng số 36.000 gà nuôi 18 mô hình đến 10 tuần tuổi: 1,9-2,1 kg, tiêu tốn thức ăn/P: 2,54-2,66kg, thịt gà đảm bảo an toàn và chất lượng cao.

- Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất thịt gà an toàn, đề xuất giải pháp hạ giá thành, giải pháp quản lý và chính sách nhà nước về hệ thống chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ.

15.            

Nghiên cứu chọn lọc, tạo dòng và đánh giá một số tổ hợp lai các giống vịt hướng thịt và hướng trứng có năng suất và chất lượng cao

- Thời gian thực hiện:  2001-2004

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn nuôi

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Hoàng Văn Tiệu.

Tổng kinh phí (triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

- Nghiên cứu chọn lọc để tạo dòng: Xuất phát từ các dòng đã có. Chọn lọc qua 3-5 thế hệ để tạo dòng thuần.

- Nhân các dòng vịt

- Xác định và đánh giá các tổ hợp lai

- Xây dựng qui trình kỹ thuật

Kết quả đạt được: Đề tài nghiệm thu đạt loại xuất sắc

- Vịt CV Super M: dũng trống ổn định khối lượng lúc trưởng thành  3.700 g /con và  3.400g/con dũng mỏi.

- Xõy dựng qui trỡnh và xỏc định được năng xuất các ttỏ hợp lai.

- Triển khai tại 7 tỉnh với các loại: vịt khác nhau.

- Địa chỉ áp dụng: miền bắc. Đề tài đã nghiệm thu, đạt loại khá.

16.            

Nghiên cứu tiềm năng di  truyền của một số giống vật nuôi quí hiếm

- Thời gian thực hiện:  2002-2005

Đơn vị thực hiện: BM Tiểu gia súc  VCN.

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Quế Côi

Tổng kinh phí (triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

- Xác định được khả năng sinh trưởng, đặc điểm các chỉ tiêu sinh hoá máu của các giống gà nội: Ri , Mía Hồ, Đông Tảo và các giống lợn nội: Móng cái, ỉ

- Khảo sát tổ hợp gà lai 3 máu năng suất và chất lượng cao phù hợp với chăn nuôi nông hộ tại khu vực trung du  Việt Nam .

- Tổ hợp lai 2 và 3 máu giữa gà Ri, mía và Kabir đã được sử dung rộng rãi tại các huyện Chương mỹ, Sơn tây tỉnh Hà Tây và Lương sơn tỉnh Hoà Bình .

- So sánh hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm của các tổ hợp lai giữa lợn nái ỉ và đực giống LR,Y , DR và Pietrain.

Đề tài nghiệm thu đạt loại xuất sắc

17.            

Nghiên cứu tính biến động các chỉ tiêu sinh lý sinh sản của vật nuôi  Việt nam dưới tác động quy luật biến đổicác yếu tố sinh thái môi trường tự nhiên

- Thời gian thực hiện:  2002-2005

Đơn vị thực hiện: Phòng Đào tạo và TT   VCN.

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trịnh Xuân Cư

Tổng kinh phí (triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

Tổng kết được quy luật biến động tỷ lệ đẻ trứng của gà (1974-1992,của các gia cầm khác đến năm 2004, đánh giá quy luật biến động và nguyên nhân chính để đề xuất biện pháp công nghệ.

Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.

18.            

Nghiên cứu xây dựng mô hình chuyển giao TBKT chăn nuôi ngan Pháp trong hộ nông dân ở một số tỉnh phía Bắc

Thời gian thực hiện:  2002-2004.

Đơn vị thực hiện: Trung tâm NC gia cầm Thụy Phương - VCN

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Công Xuân.

Tổng kinh phí:

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được: đề tài nghiệm thu đạt loại xuất sắc

Địa chỉ áp dụng: tại  Hưng Yên, Hà Tây, Thái Bình, Vĩnh Phúc…

19.            

Nghiên cứu chọn tạo giống bò lai hướng sữa đạt sản lượng trên 4000 kg/chu kỳ

 Thời gian thực hiện:  2002-2004

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Trọng Thêm.

Tổng kinh phí (triệu đồng)

Nội dung, mục tiêu đề tài:

-          Chọn tạo bò cái F1, F2  và 7/8 HF để phối với bò đực giống cao sản.

-          Xây dựng hệ thống quản lý giống đối với đàn hạt nhân mở.

-          Chọn dòng đực ngoại.

-          Chọn tạo, kiểm tra cá thể và kiểm tra qua đời sau bò đực giống lai hướng sữa.

-          Xác định hệ số di truyền tương quan và các thành phần ưu thế lai các tính trạng.

-          Nghiên cứu nuôi bò HF thuần ở vùng nhiệt đới nóng ẩm

Kết quả đạt được: đề tài nghiệm thu đạt loại Khá.

- Đã chọn lọc nâng cao số lượng và chất lượng đàn hạt nhân. Xác định chế độ dinh dưỡng, nghiên cứu chế biến, bảo quản và phối hợp khẩu phần thức ăn cho bò sữa, vào số liệu phần mềm quản lý giống bò sữa.

- Địa chỉ áp dụng: Tuyên Quang, Ninh Bình, Hà Tây, Hà Nội, Tây nguyên, Đông nam bộ, TP HCM.

20.            

Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và kinh tế xã hội phát triển chăn nuôi thích hợp với các tiểu vùng sinh thái Duyên Hải miền Trung

- Thời gian thực hiện:  2002-2005

Đơn vị thực hiện: Trung tâm NC và PTCN Miền Trun  VCN.

Chủ nhiệm đề tài: hS. Đoàn Trọng Tuấn.

Tổng kinh phí:

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

- Đề tài nghiệm thu đạt loại khá

- Các kết quả của đề tài đã đ­ợc ứng dụng rộng rãi trong các tranh trại và hộ gia đình chăn nuôi bò sữa tại Bình Định.

21.            

Nghiên cứu chọn lọc, lai tạo và kỹ thuật nuôi dưỡng nhằm nâng cao tầm vóc trâu Việt Nam

Thời gian thực hiện:  2002-2005

Đơn vị thực hiện: Bộ môn NC Trâu VCN.

Chủ nhiệm đề tài: TS. Mai Văn Sánh.

Tổng kinh phí (triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được: Đề tài nghiệm thu đạt loại khá.

- Đã xây dựng 4 điểm nghiên cứu phát triển trâu lai: Bình Sơn, Thị Xã Sông Công, Thái Nguyên, xã Tự Lập, Huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc và xã An Long, huyện Phú Giáo, Bình Dương, xã Minh Thạnh, Dầu Tiếng, Bình Dương.

22.            

Nghiờn cứu cụng nghệ bảo quản chế biến một số sản phẩm thịt gia cầm thành các sản phẩm mới có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu

Thời gian thực hiện:  2002-2005

Đơn vị thực hiện: Trạm NC chế biờn SPCN   VCN.

Chủ nhiệm đề tài: KS. Nguyễn Văn Hải:

Tổng kinh phớ (triệu đồng):

Nội dung, mục tiờu đề tài:

Kết quả đạt được:

Đã rút ra quy trình chăn nuôi sản xuất đàn nguyên liệu sạch. Chất lượng thịt gà được phân tích cho kết quả tốt, các chất tồn dư trong thịt ở dưới ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7047 - 02.

 Đã nghiên cứu chế biến hai loại sản phẩm thịt gà xào nấm. Chất lượng thơm ngon, thuận tiện cho tiêu dùng và rất được ưa chuộng..

Nơi thực nghiệm Trạm nghiên cứu thử nghiệm thức ăn chăn nuôi Viện Chăn nuôi.

23.            

Nghiên cứu sử dụng nguồn khoáng tự nhiên bổ sung vào thức ăn nhằm nâng cao hiệu quả thức ăn chăn nuôi

- Thời gian thực hiện:  2002-2005

Đơn vị thực hiện: Bộ môn Dinh dưỡng và TACN - VCN

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trịnh Vinh Hiển

Tổng kinh phí:

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

- Đề tài nghiệm thu đạt loại khá

- Đánh giá được tiềm năng của nguồn khoáng (Bentonite, zeolite) tự nhiên Việt Nam. Xác định được thành phần hoá học, tính chất vật lý và hoá học của 7 mỏ  trong đó 3 mỏ có thể nghiên cứu để sử dụng trong thức ăn chăn nuôi.

- Trên thí nghiệm trên bò nuôi thịt: các lô sử dụng đá liếm cho khả năng tăng trọng  từ 15  65% và tăng thu nhận thức ăn 8,5-14 %.

- Sử dụng được khoáng tự nhiên trong chế biến và bảo quản bột cá : trong chế biến giảm thời gian xấy 15-20%, giảm sự phân huỷ protein, hạn chế được quá trình ôxy hoá trong thời gian bảo quản  và ức chế  sự phất triển của vi sinh vật và nấm mốc trong thời gian 8 tháng.

- Địa chỉ áp dụng: Thái Bình, Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Bình, Thái Nguyên.

24.            

Nghiên cứu phát triển chăn nuôi phù hợp với điều kiện Trung du miền Núi phía Bắc

- Thời gian thực hiện:  2002-2005

Đơn vị thực hiện: BM Kinh tế và Hệ thống chăn nuôi - VCN

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lương Tất Nhợ

Tổng kinh phí:

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

- Đề tài nghiệm thu  đạt loại xuất sắc

- Đã chọn được 3 giống cỏ phù hợp với điều kiện vùng núi đâ huyện Đồng Văn, 2 giống cỏ phù hợp với điều kiện của Bắc Kạn  và Yên Bái.

- Đã xác định được cơ cấu giá thành  và tình hình tiêu thụ  một số sản phẩm chăn nuôi  chính (LợnL, trâu, bò) tại 3 tiểu vùng Mai  Sơn, Pắc Nậm và Đồng Văn

- Địa chỉ áp dụng: miền núi phía bắc.

25.            

Nghiên cứu, chọn lọc lai tạo giống dê sữa, thịt có năng suất cao phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở gia đình Việt Nam

- Thời gian thực hiện:  2002-2005

Đơn vị thực hiện: Trung tâm NC Dê và Thỏ Sơn Tây  VCN.

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Đinh Văn Bình

Tổng kinh phí:

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

- Đã chọn tạo được 3 tổ hợp lai giữa dê Boer, Saneen với dê Bách thảo và Bách thảo  x Cỏ.

- áp dụng rộng rãi vào chăn nuôi trong nông hộ ở Hà Tây, Hoà Bình, Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc.

- Địa chỉ áp dụng: cả nước. Đề tài nghiệm thu đạt loại khá.

26.            

Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam

- Thời gian thực hiện:  2003-2004

Đơn vị thực hiện: BM Kinh tế và Hệ thống Chăn nuôi  VCN.

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lương Tất Nhợ.

Tổng kinh phí (triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

- Đề tài nghiệm thu đạt loại khá

- Các kết quả nghiên cứu được sử dụng làm căn cứ cho việc hoạch định chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam

- Địa chỉ áp dụng: cả nước.

27.            

Nghiên cứu chọn lọc, lai tạo giống dê sữa có năng suất cao (700-1000 lít /cái /năm)

Thời gian thực hiện: 2003-2005

Đơn vị thực hiện: Trung tâm NC Dê và Thỏ Sơn Tây  VCN.

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Đinh Văn Bình.

Tổng kinh phí (triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

- Chọn lọc được đàn dê hạt nhân cao sản năng suất sữa đạt được 350-500 lít/con.

- Chọn lọc gây dựng được đàn dê hạt nhân cao sản của 2 giống dê Saanen, Alpine với năng suất sữa 700-1000 lít/con

- Nghiên cứu các tổ hợp lai giữa Saanen, Alpine với Bách Thảo và ấn Độ để có được con lai có năng suất sữa từ 600-900 lít/con

- Xây dựng được đàn hạt nhân cao sản 30-50 con/mỗi giống Bách Thảo và ấn Độ năng suất sữa 350-500 lít/con

- Xây dựng được đàn hạt nhân 80-100 con/mỗi giống Saanen, Alpine năng suất sữa 700-1000 lít/con

- Tìm ra được tổ hợp lai năng suất sữa 600-900 lít/con

- Địa chỉ áp dụng: cả nước. Đề tài đã nghiệm thu, đạt loại khá.

28.            

Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp KHCN nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt và xác định một số bệnh nguy hiểm đối với bò để xây dựng các biện pháp phòng trị ở Tây Nguyên

- Thời gian thực hiện:  2004 – 2006

Đơn vị thực hiện: Bộ môn NC Bò  VCN.

Chủ nhiệm đề tài: TS. Vũ Chí Cương.

Tổng kinh phí:

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

- Đề tài nghiệm thu  đạt loại xuất sắc

- Nâng cao năng suất và chất lượng bò thịt thông qua việc ứng dụng các tổ hợp lai giữa  bò ngoại với bò giống địa phương có năng suất và chất lượng cao

- ứng dụng các giải pháp đồng bộ để phát triển chăn nuôi bò thịt bền vững tại nông hộ (giải pháp về thức ăn, nuôi dưỡng, thú y)

- Bước đầu tạo vùng sản xuất hàng hóa bò thịt chất lượng cao

- Xác định một số bệnh và ký sinh trùng nguy hiểm ở bò để xây dựng quy trình phòng trị bệnh

- Xây dựng vùng an tòan dịch bệnh tại 4 địa điểm và 4 mô hình tại Tây Nguyên.

29.            

Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao tỷ lệ thụ tinh ống nghiệm đối với bò hướng sữa

- Thời gian thực hiện:  2004-2005

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS.Nguyễn Văn Lý

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được: Ч tài nghiệm thu đạt loại khá

-Triển khai thu tế bào trứng bằng kỹ thuật siêu âm trên 40 lượt bò. Khai thác trên 316 tế bào trứng (trung bình 7,9 tế bào trứng/1 lần siêu âm).

- Đã tạo 60 phôi, đông lạnh 20 phôi, đã cấy 8 phôi

- Đề tài đã nghiên cứu thu tế bào trứng bằng kỹ thuật siêu âm trên bò sống được nuôi tại Trạm nghiên cứu và thử nghiệm thức ăn gia súc -Viện Chăn nuôi. Nghiên cứu tạo phôi thụ tinh ống nghiệm bằng tế bào trứng lấy từ bò sống tại phòng thí nghiệm - Bộ môn cấy truyền phôi - Viện Chăn nuôi. Phôi thụ tinh ống nghiệm tạo ra được cấy cho bò nhận ở Đông Anh - Hà Nội.

30.            

Nghiên cứu sản xuất và sử dụng một số chế phẩm Probiotic như nguồn bổ sung thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn và gia cầm

Thời gian thực hiện :  2005 -2007

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Quốc Việt

Tổng kinh phí (triệu đồng

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

Đã sản xuất thành công chế phẩm Probiotic từ việc phân lập và đánh giá các đặc tinh sinh học của 64 chủng vi sinh vật (VSV) gồm 27 chủng vi khuẩn và 39 chủng nấm men. Các chế phẩm này khi bổ sung vào thức ăn đã góp phần làm giảm chi phí thức ăn/kg tăng trọng lợn, gia cầm từ 15  20%.

Phạm vi áp dụng: Cả nước. Đề tài nghiệm thu đạt loại khá.

31.            

Nghiên cứu đông lạnh tế bào sinh dục đực cái của một số giống gia súc gia cầm nhằm nâng cao hiệu quả sinh sản vật nuôi

Thời gian thực hiện:  2005-2007.

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Đào Đức Thà

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

-Đã lấy 150 phôi lợn, tạo 60 phôi, đông lạnh 84 phôi, cấy thử 16 phôi cho mẹ nhận.

- Đã tiến hành 20 lượt thí nghiệm kiểm tra chất lượng tinh cho 4 bò đực giống

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.

32.            

Nghiên cứu xác định mô hình chăn nuôi lợn hướng nạc có hiệu quả kinh tế cao khu vực Đồng bằng sông Hồng

- Thời gian thực hiện:  2005-2007

Đơn vị thực hiện: TTNC Lợn Thuỵ Phương

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Quế Côi

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

- Đã điều tra tình hình chăn nuôi lợn tại các nông hộ thuộc tỉnh Hà Nội, Thái Bình, Hải Dương và Hà Tây và nhập số liệu.

- Xác định được 3 mô hình chăn nuôi lợn hướng nạc có hiệu quả kinh tế cao khu vực Đồng bằng sông Hồng.

- Đề tài nghiệm thu đạt loại khá.  

33.            

Nghiên cứu chọn tạo và phát triển chăn nuôi cừu ở Việt Nam

- Thời gian thực hiện:  2005-2008.

Đơn vị thực hiện: Trung tâm NC Dê và Thỏ Sơn Tây  VCN.

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Đinh Văn Bình.

Tổng kinh phí:

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

- Đã xác định được đặc điểm sinh học, năng suất của 2 nhóm cừu lông tơi và lông bện.

- Xác định được năng suất và ưu thê lai của cừu lai giữa Droper với cừu địa phương.

- Địa chỉ áp dụng: tại 2 huyện Ninh Hải và Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, xây dựng mô hình sản xuất chăn nuôi cừu tại Hải Dương, Ninh Bình, Bình Thuận, Sông Bé và Tây Ninh.

- Đề tài nghiệm thu đạt loại khá.

34.            

Nghiên cứu các giải pháp giảm stress nhiệt trong mùa nóng nhằm nâng cao năng suất sữa của bò HF thuần và lai giai đoạn đang khai thác sữa

Thời gian thực hiện:  2005-2007

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thạc Hoà

Tổng kinh phí (triệu đồng):  

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

-Xác định được ngưỡng và mức độ tác động bất lợi của stress nhiệt tới một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa, lượng thức ăn vào, khả năng sinh sản, tiết sữa của bò sữa.

- Đề xuất được giải pháp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của stress nhiệt, góp phần nâng cao khả năng sản xuất, hiệu quả kinh tế của bò sữa.Các đề xuất ứng dụng một số giải pháp kỹ thuật tập trung về:

+ Chuồng trại

+ Thức ăn và kỹ thuật nuôi dưỡng

+ Giống

-Nâng cao năng suất sản xuất bò sữa trong mùa hè tăng 15-20%

- Đề tài đã nghiệm thu, đạt loại khá.

35.            

Nghiên cứu đánh giá giá trị giống, khuynh hướng di truyền đàn lợn giống gốc nuôi (tại các vùng sinh thái khác nhau) nhằm góp phần quản lý hệ thống giống lợn của Việt Nam

Thời gian thực hiện:  2005-2007.

Đơn vị thực hiện: TTNC Lợn Thuỵ Phương

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Quế Côi

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

-Thu thập năng suất đàn lợn

+Theo dõi, thu thập, hoàn thiện hệ thống sổ sách và vào số liệu sinh trưởng và sinh sản của lợn nái các giống Landrace và Yorshire bằng phần mềm Vietpig, Excell và pigmamia

-Xử lý số liệu bằng chương trình SAS, Havey và PIGBLUP

-xác định các yếu tố ảnh hưởng bằng chương trính SAS

- Hiệu chỉnh số liệu thu được để đưa vào quá trình ước tính giá trị giống phù hợp với điều kiện Việt Nam

- Đánh giá năng suất bằng phương pháp BLUP nguồn giống nhập đối với các đàn lợn đang được nuôi và nhân giống tại Việt Nam

- Chọn đàn hạt nhân

- Xác định phương hướng chọn lọc: Xác định khuynh hướng di truyền và chỉ số chọn lọc của các tính trạng nghiên cứu đối với các giống lợn Landrace và Yorshire

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.

36.            

Nghiên cứu xác định thành phần hoá học, tỷ lệ tiêu hoá và giá trị dinh dưỡng thức ăn cho gia súc, gia cầm bằng phương pháp quang phổ hấp phụ cận hồng ngoại

Thời gian thực hiện:  2005-2008.

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Vũ Chí Cương

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

-Đề tài đã xác định được thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của 24 loại thức ăn.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.

37.            

Nghiên cứu xác định tỷ lệ thích hợp và phương pháp phát triển cây, cỏ họ đậu trong cơ cấu sản xuất cây thức ăn xanh chăn nuôi bò sữa

Thời gian thực hiện:  2006-2010.

Đơn vị thực hiện: BM Đồng cỏ và Cây TACN   VCN.

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Mùi

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

- Tình trạng thảm cỏ Stylo của các diện tích gieo được trong tháng 4/2005 lên đều và phát triển khá tốt như tại Ba Vì và Phổ Yên. Một số diện tích gieo trồng muộn hơn vào cuối tháng 5 và tháng 6 bị cỏ dại phát triển nhanh hơn cỏ đậu rất nhiều nên thảm đậu bị xâm lấn. Tại Phổ Yên khoảng 7000 m2 không làm cỏ dại kịp thời cho nên ảnh hưởng đến mật độ cây trên đơn vị diện tích rất rõ rệt.

- Tại Lam Sơn Thanh Hoá do có mưa muộn hơn nên thời gian triển khai chậm hơn 2 cơ sở trên và một số diện tích khi gieo hạt xong gặp mưa lớn  đặc biệt là thí nghiệm bố trí trên trên đất có độ dốc >7o cho nên hạt bị trôi và vùi lấp dấn đến tình trang nhiều chỗ bị mất trống. Tại các diện tích này hiện tại cơ sở đang tiến hành gieo lại và tập trung làm cỏ dại

- Tại Đức Trọng do phải chờ mùa mưa đến và do diện tích của cơ sở đã trồng ngô dày trước khi ký kết hợp đồng nên phải chờ thu ngô dày nên chưa triển khai được

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.

38.            

Nghiên cứu các giải pháp KHCN nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt và xác định một số bệnh nguy hiểm đối với bò để xây dựng các biện pháp phòng trị ở Tây Nguyên

Thời gian thực hiện:  2006.

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Vũ Chí Cương

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 650

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

-Triển khai theo dõi khả năng sinh trưởng của 325 con bê lai hướng thịt.

- Triển khai xây dựng mô hình nông lâm kết hợp trồng chăm sóc cỏ, tiến hành vỗ béo 20 con bò bằng nguồn thức ăn sẵn có địa phương

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.

39.            

Nghiên cứu sử dụng nguồn men và protein vi sinh trong phụ phẩm bia rượu làm TACN

Thời gian thực hiện:  2006 - 2008

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trịnh Vinh Hiển

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

-Thu được sản phẩm từ nguồn nấm men và protein vi sinh trong phụ phẩm sản xuất bia, chất lượng tốt và có triển vọng thực thi trong sản xuất.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.

40.            

Nghiên cứu các yếu tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế-kỹ thuật và lợi thế so sánh của chăn nuôi lợn và bò ở Việt Nam

Thời gian thực hiện:  2006 - 2007

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Đinh Xuân Tùng

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

- Chăn nuôi bò là một trong các hoạt động chăn nuôi có thu nhập tương đối cao. Mức thu nhập hỗn hợp trung bình/ngày công lao động là 28 nghìn đồng, cao nhất là vùng Đông Nam Bộ (49 nghìn đồng) và thấp nhất là vùng Nam Trung Bộ (19 nghìn đồng), cao hơn mức công lao động phổ thông trung bình ở địa phương tại thời điểm nghiên cứu. Tỷ suất thu nhập hỗn hợp/tổng chi phí trung bình cho 8 vùng sinh thái là 60%, cao nhất là vùng Tây Nguyên (95%) và thấp nhất là Đồng Bằng Sông Cửu Long (23%).

- Ba (3) vùng sinh thái (Tây Bắc, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ) có hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò cao nhất so với các vùng còn lại.

- Các hộ có quy mô chăn nuôi vừa (4-10 con) và lớn (>10 con) đều có hiệu quả chăn nuôi cao hơn ở các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ (<4 con) ở 5 vùng sinh thái (Tây Bắc, Đông Bắc, ĐBSH, TN và ĐNB). ở 2 vùng Bắc Trung Bộ và Nam Nam Trung Bộ, chăn nuôi quy mô vừa có hiệu quả hơn các quy mô chăn nuôi khác, còn ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, chăn nuôi quy mô nhỏ đã phát huy hiệu quả ở vùng này

- Trong điều kiện giá con giống còn rất bấp bênh trong giai đoạn nghiên cứu, hệ thống chăn nuôi khép kín (bò cái-bê-bò thịt) có hiệu quả hơn hệ thống chăn nuôi mở (chỉ nuôi bò thịt) ở hầu hết các vùng nghiên cứu.

- Hệ thống chăn nuôi bò kết hợp trồng cỏ có hiệu quả hơn so với chăn nuôi bò không kết hợp trồng cỏ ở 4 vùng sinh thái phía Bắc. ở các vùng sinh thái phía Nam, sự khác nhau này chưa rõ rệt.

- Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố, áp dụng mô hình trồng cỏ, quy mô đàn bò, tổng thu nhập và tiếp cận khuyến nông đối với vùng Tây Bắc; Quy mô đàn bò, số lượng trâu nuôi, tổng thu nhập, hình thức phối giống bò, khoảng cách đến bãi chăn thường xuyên nhất và giống bò đối với vùng ĐB;  áp dụng mô hình trồng cỏ và hình thức phối giống bò đối với vùng ĐBSH; Diện tích đất canh tác, áp dụng mô hình trồng cỏ, tiếp cận dịch vụ thú y và khoảng cách lứa đẻ đối với vùng BTB; Diện tích canh tác đối với vùng NTB; Tổng thu nhập và khoảng cách giữa 2 lứa đẻ đối với vùng vùng TN; Quy mô đàn bò đối với vùng ĐNB và ở vùng ĐBSCL, tổng thu nhập có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò ở vùng này.

- Chăn nuôi bò ở nước ta vẫn có lợi thế so sánh trong xu thế hội nhập. Chỉ số chi phí nguồn lực nội địa giao động từ 53,9% ở vùng Nam Trung bộ, đến 67% ở vùng Đông Bắc. Điều này có nghĩa là, lượng sản phẩm đầu ra trung bình có thể tăng lên từ 33% đến 46,1 % với mức xử dụng các đầu vào không đổi nếu tất cả các hộ đều đạt hiệu quả kỹ thuật ở các vùng này.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.

41.            

Nghiên cứu các giải pháp KHCN phát triển chăn nuôi lợn và gà các tỉnh miền núi phía Bắc

Thời gian thực hiện:  2006 - 2008

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phùng Thị Vân

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Kết quả đạt được:

-Củng cố các mô hình chăn nuôi lợn và gà tại xã Cò Nòi  huyện Mai Sơn

- Lựa chọn được 2 giống gà (gà Ai Cập, gà Sasso) tiên tiến phù hợp với điều kiện của huyện Mai Sơn

- Lựa chọn được 2 giống lợn nái, lợn thịt trong nông hộ

- Xây dựng và phát triển 10 mô hình chăn nuôi lợn, chăn nuôi gà sản xuất hàng hóa trên cơ sở lựa chọn giải pháp kỹ thuật thích hợp để cung ứng tại chỗ con giống phục vụ sản xuất

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.

42.            

Nghiên cứu các giải pháp về giống để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa

Thời gian thực hiện:  2006 - 2010

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: - PGS.TS. Nguyễn Văn Đức: 2006-2008.

                              - TS. Trần Trọng Thêm: 2009.

                             - TS. Phạm Văn Giới: 2010

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 4.200

Kết quả đạt được:

- Đã theo dõi, đánh giá 800 con bò cái HF, 100 bò chị em gái và 100 bò con gái về sản lượng sữa để chọn vào tháp giống hạt nhân mở. SLS bò HF hạt nhân đạt 5.325 kg/ck (tăng 9% so với năm 2005 và tăng 2% so với năm 2008).

- Tạo chọn được 9 HF đạt chất lượng tinh tốt và đã sản xuất 96.000 liều tinh đông lạnh (Vượt 300% kế hoạch). Chất lượng tinh đông lạnh tốt: V=5,18ml; A=63,59%; C=1,01 tỷ/ml; A sau giải đông: 40,21%.sản xuất được liều tinh bò HF. Năm 2010 theo dõi tiếp tục để đưa vào khai thác và bảo quản tinh dịch..

- Khối lượng sơ sinh và tuổi để đầu đàn F2 và F3: Pss đạt: 25-33kg; Tuổi phối lần đầu: 18-23 tháng; Tuổi đẻ lần đầu: 27-32 tháng. SLS: 4.093-4.145kg/ck, Mỡ sữa: 3,90% và Protein sữa: 3,45%.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.

43.            

Chọn lọc, nhân thuần nâng cao năng suất và chất lượng thịt của trâu Việt Nam

Thời gian thực hiện:  2006 - 2010

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: - TS. Mai Văn Sánh: 2006  2007.

                              - TS. Trần Trọng Thêm: 2008-2009

                             - TS. Trịnh Văn Trung:2010

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 1.700

Kết quả đạt được:

- Đã cải tạo tầm vóc, nâng cao năng suất sinh sản và sinh trưởng, hoàn thiện chế độ nuôi dưỡng và các biện pháp tăng khả năng sinh sản để nâng cao tầm vóc trâu Việt Nam.

- So với năm 2001, khối lượng cơ thể trâu năm 2010 tăng 3,84%, góp phần ổn định đàn trâu với số lượng 2,9 triệu con; chăn nuôi trâu trang trại theo hướng thâm canh vỗ béo được tăng cường, sản lượng thịt hơi tăng bình quân 2,23%/năm.

- Từ năm 2006 đến nay, các mô hình đã sản xuất được 1400 con trâu tầm vóc to, tăng lợi nhuận được 250.000 đồng/con so với nuôi trâu gié địa phương.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.

44.            

Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống dê lai sữa, thịt phù hợp với điều kiện Việt Nam

Thời gian thực hiện:  2006 - 2010

Đơn vị thực hiện: TTNC Dê và Thỏ Sơn Tây

Chủ nhiệm đề tài:  PGS. TS. Đinh Văn Bình (2006-2009)

                              TS. Nguyễn Ngọc Anh (2010)

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2 200

Kết quả đạt được:

+ Dê lai hướng thịt 3/4 máu Boer:  Dê lai (Boer x Bách thảo) và {Boer x (Bách thảo x Cỏ)} nuôi thịt 6 tháng tuổi đạt 17-18kg, cao hơn 6,23% so với các giống dê của địa phương ở cùng độ tuổi. Từ 2006 đến nay, đã chuyển giao vào sản xuất được 2700 con giông dê lai cac loai trênã làm tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi đươc 2,7 tỷ đồng so với nuôi dê địa phương. Địa chỉ áp dụng: Bắc Giang, Ha ây, Yên Bái, Bắc Kạn, Hòa Bình,Quang ri, Ninh Thuân, Binh huân, Thanh Hóa, Nghệ An, Ha inh, Quang inh, Quang inh, Bình Định. Thai guyên, Phu ho.

+ Dê lai hướng sữa3/4 máu Saanen:  Dê lai (Saanen x Bách thảo) và {Saanen x (Bách thảo x Cỏ)} có khả năng cho sữa đạt 1, 5  2,7 lít/ngày. Năng suất sữa cao hơn dê Bách thảo từ 30- 40%.  Năm 2010, khối lượng cơ thể dê truởng thành tăng 2,47%, năng suất sữa tăng 4,53% so với năm 2001 Từ 2006 đến nay, đã chuyển giao vào sản xuất được 350 con. Công nghệ này đã làm tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi đươc  1,5 tỷ đồng. Địa chỉ áp dụng: Ha ôi, Đông ai, TP HCM, Yên Bái.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.

45.            

Nghiên cứu chọn tạo và phát triển một số giống gà lông màu hướng trứng, hướng thịt

Thời gian thực hiện:  2006 - 2010

Đơn vị thực hiện: TTNC Gia cầm Thuỵ Phương

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Phùng Đức Tiến

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 3.398

Kết quả đạt được:

Chọn tạo được các dòng gà qua 2 thế hệ

- Dòng trống TP4 có khả năng tăng trọng nhanh, khối lượng cơ thể 63 ngày trống 2262,53g, mái 1687,85g, ly sai chọn lọc: 324,95; 116,66g.

 - Dòng mái TP1 có năng suất trứng 180quả/mái/68 tuần tuổi

- Dòng mái TP2 có năng suất trứng 176quả/mái/68 tuần tuổi.

- Dòng mái TP3 có năng suất trứng 183quả/mái/68 tuần tuổi.

- Dòng LV4 có khối lượng cơ thể 56 ngày trống 2150g, mái 1500g. Năng suất trứng 156,31quả/mái/72 tuần tuổi.

- Dòng LV5 có năng suất trứng 168-170 quả/mái/72 tuần tuổi.

- Dòng VP2 có tỷ lệ mào nụ: 79,9%. Năng suất trứng 113-115 quả/mái/68 tuần tuổi.

- Dòng HA2 có năng suất trứng 230-235quả/mái/72 tuần tuổi.

- Dòng RA có năng suất trứng 165-167quả/mái/68 tuần tuổi.

- Công thức lai sinh sản hướng thịt

Gà TP12, TP21: có năng suất trứng 182quả/mái/68 tuần tuổi, ưu thế lai: 1,37-1,82%.

- Công thức lai sinh sản hướng trứng

Gà HA12: có năng suất trứng 85quả/mái/38 tuần tuổi, ưu thế lai: 1,11%.

Gà HBRA: có năng suất trứng 67,4quả/mái/38 tuần tuổi, ưu thế lai: 5,31%

- Công thức lai thương phẩm 2 máu gà TP41, TP42 có khối lượng cơ thể 9 tuần tuổi 2385-2412g , ưu thế lai: 1,70-2,74%; tiêu tốn thức ăn: 2,39-2,40kg. Gà VR21 có khối lượng cơ thể 12 tuần tuổi 1920g , ưu thế lai: 3,51%; tiêu tốn thức ăn: 2,76kg. - Công thức lai thương phẩm 3 máu gà TP421, TP412 có khối lượng cơ thể 9 tuần tuổi 2420-2439g , ưu thế lai: 3,88-4,08%; tiêu tốn thức ăn: 2,37-2,38kg. Công thức lai thương phẩm 4 máu gà LV4523 có khối lượng cơ thể 9 tuần tuổi 2448g, ưu thế lai: 6,46%; tiêu tốn thức ăn: 2,50kg.

Xây dựng được 6 quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh cho gà sinh sản và thương hướng thịt và trứng.

Mô hình chăn nuôi gà ngoài sản xuất thực hiện năm 2010.

- Địa chỉ áp dụng: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.

46.            

Nghiên cứu nhân thuần và lai tạo giống bò hướng thịt chất lượng cao ở Việt Nam

Thời gian thực hiện:  2006 - 2010

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Đinh Văn Tuyền (2006-6/2010)

                               ThS. Đặng Vũ Hòa (6/2010 - 12/2010)

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 4 000

Kết quả đạt được:

Đã tạo ra thêm 482 con bê thuần giống Brahman và Drought Master tại Tuyên Quang (huyện Yên Sơn), Hà Nội (Trạm tinh Moncada), Bình Định (huyện An Nhơn), Bình Dương (Trung tâm nghiên cứu và huấn luyện gia súc lớn-Viện KHKTNNMN), TP. Hồ Chí Minh (Công ty bò sữa TP. HCM). Số bê này được theo dõi, đánh giá về sinh trưởng phát triển và cho thấy tiềm năng năng suất là rất cao nhưng chế độ nuôi dưỡng ở các cơ sở hiện nay chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu nên bò chưa đạt năng suất cao nhất

-         Đã lai tạo ra 764 con bê lai F1 chuyên thịt giữa bò cái lai Sind với tinh bò Red Angus, Limousine và Drought Master tại Vĩnh Phúc (huyện Vĩnh Tường) và Đăk Lăk (huyện Eaka). Đàn bê này phàm ăn hơn, có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn 20-45%, có khối lượng thịt tinh lúc 24 tháng tuổi và đã được vỗ béo 3 tháng cao hơn xấp xỉ 50%, và có tỷ lệ thịt cao hơn 8-12% so với bò lai sind cùng tuổi nuôi trong cùng điều kiện. Hiện nay con lai giữa Red Angus X lai Sind và Drought Master X Lai Sind đang được nông dân tại huyện Eakar, Đăk Lăk ưu chuộng vì cho hiệu quả kinh tế cao.

-         Đã gây dựng được đàn bê cái giống lai F1 (1/2 Red Angus,  Limousine,  Drought Master) 90 con tại huyện Eakar, Đăk Lăk và đàn cái này đã cho ra 25 con bê lai thế hệ F2 của các giống chuyên thịt trên. Vỗ béo tổng cộng 135 con bê thịt các loại tại Tuyên Quang, TP. Hồ Chí Minh và Đăk Lăk

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.

47.            

Nghiên cứu chọn tạo một số dòng ngan giá trị kinh tế cao

Thời gian thực hiện:  2006 - 2010

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   PGS.TS. Hoàng Văn Tiệu

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 1.820

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

Chọn tạo được các dòng ngan qua 2 thế hệ. Dòng trống có khối lượng cơ thể ở 8 tuần tuổi V51 con trống: 3150g, mái 2184g, hệ số di truyền: 0,58-0,52. V71 con trống: 3367g, mái 2277g, hệ số di truyền: 0,50-0,52. VS1 con trống: 3500g, mái 2341g; hệ số di truyền: 0,43-0,54.

Dòng mái có năng suất trứng/10 tuần đẻ V52: 59,21 quả, hệ số di truyền: 0,36; V72: 55,06 quả, hệ số di truyền: 0,39; VS2: 56,08 quả, hệ số di truyền: 0,36.

Ngan lai nuôi sinh sản: Năng suất trứng/mái/chu kỳ I của V572, V752: 114,5-115,2 quả.

Nuôi thịt đến 11 tuần tuổi ngan VS72; VS52: 3517,2-3546,1g.

Mô hình chăn nuôi ngan thử nghiệm ngoài sản xuất. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh cho ngan sinh sản và nuôi thịt thực hiện năm 2010.

- Địa chỉ áp dụng: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương...

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.

48.            

Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp để nâng cao khả năng sản xuất và mở rộng của giống cừu Phan Rang trong chăn nuôi nông hộ

Thời gian thực hiện:  2006 - 2010

Đơn vị thực hiện: TTNC Dê và Thỏ Sơn Tây

Chủ nhiệm đề tài:   PGS.TS. Đinh Văn Bình (2006-2009)

                              ThS. Ngô Thành Vinh (2010)

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2.400

Kết quả đạt được:

+ Hai nhóm cừu lông tơi và cừu lông bện, được chọn tạo tại Ninh Thuận và phát triển tại một số tỉnh miền Bắc. Đàn cừu được chọn lọc nhân thuần đã tăng khối lượng trung bình hơn 2-3 kg so với khối lượng trung bình đàn cừu tại địa phương, khả năng sinh sản và khả năng chống chịu bệnh tật cũng tốt hơn. Từ 2006 đến nay, đã chuyển giao vào sản xuất được 500 con. áp dụng công nghệ này làm tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi đươc 2 tỷ đồng. Địa chỉ áp dụng: Quang inh, Ha ôi, Ha ây, Hai ương, Ninh Thuân, Binh huân

+ Cừu lai F1 và F2 giữa cừu cái Phan Rang với cừu đực Dopper và cừu đực Suffolk nhập nội từ úc, có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất cao: khối lượng 12 tháng tuổi đạt 25- 38 kg, cao hơn cừu nội từ 12, 0  13,15%. Cừu lai F1 có khối lượng sơ sinh đạt 3, 2  3,4 kg (cao hơn từ 1, 0  1,2 kg so với giống cừu Phan Rang) và cao hơn 4 - 5 kg so với cừu Phan Rang tại thời điểm 9 tháng tuổi. Từ 2008 đến nay, đã chuyển giao vào sản xuất được 300 con. Chăn nuôi cừu F1 và F2 đã làm tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi đươc 1,2 tỷ đồng. Địa chỉ áp dụng: Quang inh, Ha ôi, Ha ây,  Hai ương, Ninh Thuân, Binh huân

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.

49.            

Nghiên cứu phát triển nguồn thức ăn chăn nuôi (thô xanh, phụ phẩm nông nghiệp) có năng suất chất lượng cao phù hợp với vùng sinh thái Việt Nam.

Thời gian thực hiện:  2006 - 2010

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Nguyễn Thị Mùi (2006-2009)

                               ThS. Nguyễn Văn Quang (2010)

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 4.200

Kết quả đạt được:

- Kỹ thuật thu gom và ứng dụng công thức (ủ chua có chất khởi động Lactobacillus) nâng cao giá trị dinh dưỡng cỏ xanh trong mùa mưa (hoà thảo) và thân cây ngô già vào chế biến theo phương thức công nghiệp (đóng khối/kiện), dự trữ bảo quản sản phẩm cỏ xanh sau chế biến (khối/kiện) và sử dụng sản phẩm cỏ xanh sau chế biến (khối/kiện) nuôi gia súc nhai lại.

- Kỹ thuật thu gom và ứng dụng công thức nâng cao giá trị dinh dưỡng thân và ngọn lá cây sắn sau thu hoạch vào chế biến thân và ngọn lá cây sắn theo phương thức công nghiệp (đóng khối/kiện), dự trữ bảo quản sản phẩm thân lá cây sắn sau chế biến (khối/kiện) và sử dụng sản phẩm thân lá cây sắn sau chế biến (khối/kiện) nuôi gia súc nhai lại.

- Xây dựng được 3 mô hình sản xuất thâm canh, chế biến cỏ đậu/thảo, thu gom chế biến rơm lúa theo hướng hàng hóa.

- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến việc trồng cây thức ăn gia súc, và các yếu tố ảnh hưởng đến việc chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi .

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.

50.            

Nghiên cứu thích nghi, chọn lọc, lai tạo dòng ngựa phục vụ thể thao du lịch

Thời gian thực hiện:  2006 - 2010

Đơn vị thực hiện: TTNC và phát triển chăn nuôi miền Núi

Chủ nhiệm đề tài:   KS. Đặng Đình Hanh (2006-2009)

                              TS.Nguyễn Hữu Trà (2010)

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 1.438

Kết quả đạt được:

Bước đầu tạo con lai theo hướng ngựa đua phục vụ thể thao và du lịch bằng công nghệ phối tinh đông lạnh giống ngựa Westfale và giống ngựa Oldenbger nhập từ CHLB Đức với ngựa cái 25% máu Cabadin. Con lai tạo ra có khối lượng 12 tháng đạt 150 -160 kg, có ngoại hình đẹp, con lai đang được huấn luyện để chuyển giao vào sản xuất. Nghiên cứu thành công qui trình khai thác và sản xuất tinh đông lạnh ngựa dạng cọng rạ hoạt lực sau giải đông đạt 35,60%

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.

51.            

Nghiên cứu chọn tạo một số dòng vịt giá trị kinh tế cao

Thời gian thực hiện:  2006 - 2010

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   PGS.TS. Hoàng Văn Tiệu

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2.500

Kết quả đạt được:

-Đã triển khai được 8 nội dung. Còn 1 nội dung sẽ triển khai trong thời gian tới. Đã chọn lọc 2 dòng  vịt MT2 giai đoạn vịt con, vịt dò có tỷ lệ nuôi sống cao đến 8 tuần tuổi dòng trống: 97,65%;  dòng mái 97,92%. Giai đoạn 9-20 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống dòng trống, 98,37%; dòng mái 98,75%. Khối lượng cở thể vịt ở 8 tuần tuổi dòng trống: 2850g, 2580g, dòng mái 2210g; 2160g. Khối lượng cở thể vịt 24 tuần tuổi dòng trống: 3460g, 3190g, dòng mái 3250g, 2990g. Khối lượng cơ thể vịt trống mái trưởng thành 38 tuần tuổi dòng trống: 3680g, 3220g, dòng mái 3290g, 2910g. Năng suất trứng/mái dòng trống 196 quả, dòng mái 210 quả. Tỷ lệ phối dòng trống 92,1%, dòng mái 93,7%. Tỷ lệ nở/tổng trứng ấp dòng trống là 80,8%, dòng mái 82,9%.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.

52.            

Nghiên cứu kỹ thuật nhân, nuôi và phát triển một số loài động vật rừng có giá trị kinh tế: lợn rừng

Thời gian thực hiện:  2007 - 2010

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Võ Văn Sự

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2.000

Kết quả đạt được:

Thuần hoá lợn rừng Việt Nam: 20 con. Lợn Thái thuần miền bắc: 700 con (10 trang trại: Trại Xương Lâm (Bác giang), Trại Mỹ hạnh (Ba vì), Trại Phú gia (Bình phước), Trai Lạc Hòa... )

Sau 5 năm chọn lọc, nhân thuần, đàn lợn rừng đã cho năng suất sinh sản và sinh trưởng tăng rõ rệt: số con sơ sinh (SS) sống, số con cai sữa/ổ, khối lượng SS và khối lượng cai sữa/ổ tăng 10 - 15%; tỷ lệ bệnh tật giảm 26% so với bình quân toàn đàn trong nông hộ. 

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.

53.            

Nghiên cứu chọn tạo nhóm lợn nái và đực chất lượng cao từ các nguồn gen của PIC tại Việt Nam

Thời gian thực hiện:  2007 - 2010

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Phạm Thị Kim Dung: (2007  2008);

                               TS. Tạ Thị Bích Duyên: (2009 - 2011).

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 1.200

Kết quả đạt được:

Tạo được hai nhóm lợn nái (L71 và L72) và 2 nhóm đực tổng hợp chất lượng cao (L64 x L06) và (L06 x L19) từ nguồn gen PIC. Sau 3 năm chon tạo, năng suất sinh sản và sinh trưởng của 2 nhóm lợn này như sau: Số con sơ sinh sống: 10,5 con; khối lượng cai sữa/ổ: 63,7 kg; khối lượng 60 ngày tuổi đạt 21,50kg/con; số lứa đẻ/năm: 2,24 lứa; tăng trọng bình quân/ngày ở lợn thịt đạt 750g/ngày; tiêu tốn thức ăn (TA ) 2,67 kg/kg tăng trọng; tỷ lệ thịt nạc đạt 59 - 61%. Năm 2011 đề tài đang được thử nghiệm trong sản xuất tại tỉnh Hải Dương với 50 nái của 2 nhóm nái L71 và L72, 40 đực lai tổng hợp và 500 lợn thương phẩm của 2 nhóm đực lai nói trên.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá

54.            

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản và các giải pháp khắc phục trong chăn nuôi lợn ngoại nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp

Thời gian thực hiện:  2007 - 2010

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   ThS.Trịnh Văn Thân

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 1.600

Kết quả đạt được:

- Đã tổng hợp,phân tích, đánh giá các nhóm về giải pháp nhằm khắc phục các nhân tố nhiệt độ, ẩm độ, ở các cơ sở TN : ở các tỉnh ( Hà Nội; Hải Dương; Hải Phòng, các tỉnh phía nam)

- Đã xây dựng các mô hình khắc phục các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn ở các cơ sở trên.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.

55.            

Nghiên cứu nhu cầu năng lượng duy trì và sản xuất cho bò sữa nuôi ở Việt nam

Thời gian thực hiện:  2007 - 2010

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS.Vũ Chí Cương

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2.500

Kết quả đạt được:

- Đã xác định được nhu cầu năng lượng cho duy trì của bò sữa lai  HF ở các mức khối lượng khác nhau (100, 150, 200, 250, 300 và 350 kg). Các số liệu này đang được sử dụng để lập khẩu phần ăn cho bò sữa trong các thí nghiệm của Viện Chăn nuôi tại các cơ sở chăn nuôi bò sữa.

- Đã xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu về nhu cầu năng lượng cho duy trì và tiết sữa của bò cái lai  HF nuôi tại khu vực miền Bắc Việt Nam. Cơ sở dữ liệu này đang được sử dụng để lập khẩu phần ăn cho bò sữa trong các thí nghiệm của Viện Chăn nuôi tại các cơ sở chăn nuôi bò sữa.

- Đã đăng 2 bài báo trên tạp chí chuyên ngành có uy tín(Tạp chí KHCN chăn nuôi)

-Đã hỗ trợ đào tạo 2 học viên cao học và 1 NCS tiến sĩ

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.

56.           

Nghiên cứu các phương thức chăn nuôi lợn thịt đạt năng suất chất lượng thịt cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Thời gian thực hiện:  2008 - 2009

Đơn vị thực hiện: TTNC Lợn Thuỵ Phương

Chủ nhiệm đề tài:   ThS. Nguyễn Ngọc Phục

Tổng kinh phí (Triệu đồng):  850

Kết quả đạt được:

- Chuồng kín ảnh hưởng tốt hơn đến sinh trưởng của lợn thương phẩm so với chuồng hở, trong đó lợn con SCS đạt TTBQ cao hơn 6,05%, lợn vỗ béo đạt TTBG cao hơn 6,29% và hệ số chuyển hoá thức ăn thấp hơn 5,44%.

- Dạng thức ăn lỏng tác động tích cực đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn ở lợn sau cai sữa cũng như vỗ béo: lợn con sau cai sữa và lợn vỗ béo nuôi bằng TAL đều có tăng trọng bình quân/ngày cao hơn, tương ứng 5,54% và 1,88%, và lợn vỗ béo có hệ số chuyển hoá thức ăn thấp hơn 5,05% so với lợn nuôi bằng TAK.

- ảnh hưởng của mùa chủ yếu đến kết quả sinh trưởng của lợn, trong đó TTBQ của lợn nuôi mùa thu cao nhất và cao hơn mùa đông  mùa thấp nhất đối với lợn SCS  là 12,1 % và đối với lợn VB là 5,6%. Tuy nhiên, giữa các kiểu chuồng, sự ảnh hưỏng không giống nhau.

- Hiệu quả kinh tế của nuôi lợn thương phẩm bằng chuồng kín cao hơn chuồng hở 7,8% trong đó: 10,8% khi nuôi TAL và 5,2% khi nuôi TAK.

Hiệu quả kinh tế của nuôi lợn thương phẩm bằng TAL cao hơn TAK 15,7% trong đó: 18% khi nuôi chuồng kín và 13% khi nuôi chuồng hở.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.

57.            

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - kỹ thuật và lợi thế so sánh trong chăn nuôi lợn

Thời gian thực hiện:  2008 - 2009

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Đinh Xuân Tùng

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

- Đề tài đã tiến hành lấy số liệu ở 825 cơ sở chăn nuôi lợn đại diện tại 38 xã thuộc 16 huyện của 8 tỉnh ở 3 miền Bắc-Trung-Nam trong 2 năm 2008-2009. áp dụng các phương pháp phân tích kinh tế, mô hình cực biên ngẫu nhiên, hàm LOGIT, ma trận phân tích chính sách, kết quả nghiên cứu cho thấy chăn nuôi lợn ở các vùng miền đều mang lại thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi. Tuy nhiên có sự khác nhau về năng suất và hiệu quả kinh tế giữa các vùng miền, giữa các quy mô sản xuất và giữa các hệ thống chăn nuôi khác nhau.

- Tính chung cho tất cả các cơ sở chăn nuôi lợn thịt, quy mô chăn nuôi lớn có năng suất cao hơn chăn nuôi quy mô nhỏ và quy mô vừa về các chỉ tiêu tăng trọng bình quân/tháng, khối lượng xuất chuồng, thu nhập/công lao động, GO/IC và một số chỉ tiêu kinh tế khác. Giá thành lợn hơi xuất chuồng trung bình ở 3 miền là 28,72 nghìn đồng/kg lợn hơi đối với chăn nuôi quy mô nhỏ hộ gia đình và 26,34 nghìn đồng/kg lợn hơi đối với phương thức chăn nuôi trang trại. Tính chung, thu nhập bình quân/con lợn thịt đạt 176 ngàn đồng đối với phương thức chăn nuôi quy mô nhỏ hộ và 430 ngàn đồng đối với chăn nuôi trang trại.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế-kỹ thuật và xu hướng đầu tư cũng được xác định. Đối với phương thức chăn nuôi quy mô nhỏ hộ gia đình, có 7/12 yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến giá thành thịt lợn hơi xuất chuồng đó là: Tổng thu nhập hộ gia đình; tổng đàn lợn nuôi trong năm; giống lợn; tiếp cận dịch vụ chữa bệnh; vay vốn tín dụng, tự phối trộn thức ăn và vùng miền. Trong khi đó ở phương thức chăn nuôi trang trại có 6/12 yếu tố, đó là diện tích chuồng nuôi/con; Tổng thu nhập/hộ/năm; Quy mô đàn tại thời điểm điều tra; Tổng số lợn thịt/năm; Giống lợn và Tiêm phòng dịch.

- Trong điệu kiện sản xuất hiện tại của các cơ sở chăn nuôi lợn, và điều kiện thị trường ở Việt Nam cho thấy, chăn nuôi lợn ở nước ta vẫn có lợi thế so sánh (DRC<1). Nhìn chung chăn nuôi theo phương thức trang trại có lợi thế so sánh hơn các cơ sở chăn nuôi theo phương thức quy mô nhỏ hộ gia đình. Các trang trại ở cả 3 miền đều có DRC nhỏ hơn các hộ gia đình.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.

58.            

Nghiên cứu lai tạo dòng lợn mẹ tổng hợp có máu lợn Móng cái và lợn Meishan đạt năng suất sinh sản cao, phù hợp với một số vùng sinh thái trọng điểm nhằm tạo ra ưu thế cạnh tranh về chất lượng thịt đáp ứng yêu cầu của thị trường

Thời gian thực hiện:  2008 - 2012

Đơn vị thực hiện: TTNC Lợn Thuỵ Phương.

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Nguyễn Quế Côi.

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Kết quả đạt được:

Dòng 1: Dòng sinh sản cao có máu Móng cái phải đạt  11,5 con/lứa và tăng khối lượng 600g/ngày.

Dòng 2: Dòng sinh sản và sinh trưởng cao có máu VCN05 phải đạt  11 con /lứa và tăng khối lượng 650g/ngày

- Tạo đàn con lai  MC và  VCN05 trên cơ sở đàn nái  MC và  VCN05, tiến hành KTNS để lựa chọn đàn nái  MC và  VCN05.

Đề tài đang được triển khai tại Trạm nghiên cứu và nuôi giữ giống lợn hạt nhân Tam Điệp và Trại lợn của ông Nguyễn Thái Học  Tiên Minh  Tiên Lãng  Hải Phòng. Các nội dung đều đang thực hiện theo đúng tiến độ đề cương được duyệt.

59.            

Nghiên cứu đánh giá đàn bò đực giống hiện có tại Trung tâm Moncada nhằm lựa chọn những đực giống tốt cho sản xuất tinh đông lạnh phục vụ công tác giống bò ở Việt Nam

Thời gian thực hiện:  2008 - 2012

Đơn vị thực hiện: TTNC Gia súc lớn Trung ương

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Lê Văn Thông

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2.600

Kết quả đạt được:

- Hoàn thiện hồ sơ lý lịch của 60 bò đực giống.

-  Bước đầu đánh giá cá thể từng bò đực giống:

+ Đánh giá về ngoại hình, thể chất 80 bò đực giống

+ Đánh giá các chỉ tiêu sinh tr­ưởng, phát triển và chỉ tiêu sản xuất của 60 bò đực giống

- Bước đầu đánh giá qua đời con của một số đực giống được triển khai thực hiện tại Công ty CP giống bò sữa Mộc Châu, Công ty Thanh Sơn, Công ty CP sữa Lâm Đồng, Thanh Hoá, Nghệ An.

- Kết quả về tỷ lệ thụ thai lần đầu của một số bò đực giống trên đàn bò cái đạt 59% với bò đực giống Holstein Friesian và 65,33% với bò đực giống chuyên thịt.

- Bước đầu xác định giá trị giống, hệ số di truyền và hệ số tương quan của một số tính trạng với từng bò đực giống

- Bình tuyển, giám định xếp cấp từng bò đực giống hàng năm.

- Xây dựng quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò đực hậu bị và quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò đực giống sản xuất tinh.

- Đề tài đang triển khai thực hiện.

60.            

Nghiên cứu chọn lọc và nhân thuần một số giống gà nội (gà Mía, gà Hồ và gà Tiên Phong)

Thời gian thực hiện:  2008 - 2010

Đơn vị thực hiện: TTNC Huấn luyện và phát triển  động vật

Chủ nhiệm đề tài:   ThS. Hồ Xuân Tùng

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 1.200

Kết quả đạt được:

- Nghiên cứu chọn lọc 3 giống gà nội (Hồ, Mía và Tiên Phong): Kết quả đã chọn lọc ổn định được đặc điểm ngoại hình của 3 giống gà nội, xác định được các chỉ tiêu kỹ thuật của 3 giống gà nội và mở rộng được quần thể chọn lọc

- Nghiên cứu đánh giá khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa các giống gà nội (Hồ, Mía và Tiên Phong) với một số giống gà nhập nội (Lương Phượng, Sasso (TĐ)) bao gồm các tổ hợp VP3A, VP3B, VP4A, VP4B và VP5. Đã xác định được đặc điểm ngoại hình và năng suất của 5 tổ hợp lai với khối lượng cơ thể từ 1,4 - 1,6 kg và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng 3,0 - 3,2 kg.

- Xây dựng mô hình nuôi giữ 3 giống gà nội tại Thuận Thành - Bắc Ninh (gà Hồ), Duy Tiên - Hà Nam (gà Tiên Phong) và Sơn Tây - Hà Nội (gà Mía) với quy mô 100 mái sinh sản tại mỗi địa phương

- Hoàn thiện các quy trình kỹ thuật (xây dựng được tiêu chuẩn ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, phòng bệnh cho 3 giống gà Hồ, Tiên Phong và Mía)

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.

61.            

Nghiên cứu chọn lọc và nhân thuần 3 giống gà nhập nội (HW, RID, và Pgi)

Thời gian thực hiện:  2008 - 2010

Đơn vị thực hiện: TT thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Phạm Công Thiếu

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Kết quả đạt được:

- Từ nguồn nguyên liệu ban đầu, mỗi giống có từ 300-360 trứng, Đã chọn lọc và nhân thuần được 3 thế hệ, mỗi TH có quy mô đàn 1200-1600con/giống. Đã xác định cả 3 giống là giống thuần: Gà HW lông trắng, chân vàng, mào cờ. gà RID lông nâu đỏ, mào cờ. gà Pgi lông nâu đỏ, mào nụ. KLCT các giống ổn định qua các thế hệ Tại 63 và 140 ngày tuổi, gà HW đạt 580g và 1240g, gà HW đạt 656g và 1500g. gà RID đạt 790g và 1600g, gà RID đạt 938g và 1950g. gà Pgi đạt 753g và 1605g, gà Pgi đạt 998g và 1921g. Gà hậu bị nuôi sống 96-98%, gà sinh sản nuôi sống 98,7%/tháng. Năng suất trứng/mái/72t của TH2, gà HW đạt 256q, khối lượng trứng 59g, gà RID đạt 190q và gà Pgi đạt 192q, khối lượng trứng 57g(NS  trứng/mái của 3 giống đạt 90% so với tiêu chuẩn), tỷ lệ lòng đỏ đạt 29-31%. Tỷ lệ phôi đạt 93%

- Hiện nay đang nghiên cứu thế hệ thứ 3 kết thúc giai đoạn nuôi hậu bị và đãđẻ đạt 10%

- Con lai F1 giữa gà HW với gà Ai cập có UTL về nuôi sống hơn bố và mẹ là 1,6%, Năng suất trứng/mái có UTL hơn bố và mẹ là 10,0%, TTTA/10tr thấp hơn  11,1%

- Năm 2009 và 2010 đã đưa ra sản xuất được 280 nghìn gà lai F1 tại trên 10 tỉnh trong cả nước (năm 2009 bán ra  209 nghìn con)

62.            

Nghiên cứu lựa chọn một số giải pháp KHCN phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở một số vùng chăn nuôi lợn trang trại tập trung

Thời gian thực hiện:  2008 - 2010

Đơn vị thực hiện: TTNC Lợn Thuỵ Phương

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Trịnh Quang Tuyên

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 1.057

Kết quả đạt được:

+ So sánh kết quả xử lý nước thải bằng chế phẩm EM thứ cấp và cây thủy sinh cho thấy kết quả xử lý bằng EM thứ cấp đã giảm được các thành phần sinh lý, sinh hoá trong nước thải nhiều hơn. 

+ Xử lý bằng giải pháp tổng hợp VAC: Phân lợn sau xử lý bằng EM thứ cấp không còn mầm bệnh, không còn mùi hôi, sử dụng cho ao cá và bón cho cây ăn quả an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

+ Đã xây dựng 6 mô hình chăn nuôi lợn trang trại tập trung theo 3 quy mô khác nhau. Các mô hình được xử lý phân lợn bằng EM thứ cấp, nước thải được xử lý bằng EM thứ cấp và cây thuỷ sinh.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá

63.            

Nghiên cứu xác định giá trị năng lượng trao đổi (ME), năng lượng thuần cho duy trì (Nem) và sản xuất (Neg); tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng của một số loại thức ăn sẵn có ở địa phương cho gia súc, gia cầm

Thời gian thực hiện:  2008 - 2010

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS.Vũ Chí Cương

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 3.200

Kết quả đạt được:

Đã xác định được hàm lượng năng lượng tiêu hóa (DE), trao đổi (ME) và năng lượng thuần cho duy trì (NEm) của 6 loại thức ăn thường dùng cho bò

Đã xác định được tỷ lệ tiêu hoá tổng số biểu kiến in vivo của một số thành phần hoá học và giá trị năng lượng GE, DE và ME của 7 loại thức ăn được dùng phổ biến cho lợn ở Việt nam

Đã xác định được tỷ lệ tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn của 10 axit amin thiết yếu trong 7  loại thức ăn được dùng phổ biến cho lợn ở Việt nam

Đã xác định được tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô, lipid tổng số, xơ thô, khoáng tổng số, dẫn xuất không nitơ, protein tổng số của 7 loại thức ăn khi sử dụng cho gà

Đã xác định được tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của các amino acid trong 7 loại thức ăn khi sử dụng cho gà

Đã xác định được lượng protein tích lũy và hàm lượng năng lượng trao đổi có điều chỉnh nitơ trong 7 loại thức ăn khi sử dụng cho gà.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.

64.            

Nghiên cứu nhu cầu về năng lượng, protein và axit amin (lysine, methionine, threonine và triptophan) cho các tổ hợp lợn lai ngoại x ngoại nuôi thịt ở Việt Nam

Thời gian thực hiện:  2008 - 2011

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Ninh Thị Len.(2008-2009).

                               KS Lê Văn Huyên. (2010).

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 1.300

Kết quả đạt được:

Đã xác định được thành phần hóa học của 6 loại thức ăn phổ biến thường dùng cho lợn ở Việt nam (ngô, cám gạo, khô dầu đỗ tương, bột cá, tấm gạo, sắn lát cả vỏ).

- Đã tiến hành thí nghiệm trao đổi invivo nhằm xác định giá trị năng lượng trao đổi (ME) năng lượng tiêu hóa (DE) và tỷ lệ tiêu hóa tổng số của các loại nguyên liệu thức ăn nói trên.

- Đã xác định được hàm lượng các axit amin (bao gồm cả tryptophan và threonin) bằng phương pháp HPLC trong 6 loại thức ăn phổ biến thường dùng cho lợn ở Việt nam như ngô vàng, cám gạo, khô dầu, bột cá, tấm gạo, sắn lát.

- Đã xác định được hệ số tiêu hóa hồi tràng biểu kiến và hồi tràng tiêu chuẩn của các axít amin trong các loại thức ăn nói trên.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá

65.            

Nghiên cứu xây dựng khẩu phần ăn hỗn hợp hoàn chỉnh TMR trong chăn nuôi bò sữa

Thời gian thực hiện:  2008 - 2010

Đơn vị thực hiện: TTNC Bò và đồng cỏ Ba Vì

Chủ nhiệm đề tài:   ThS. Nguyễn Hữu Lương

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 1.050

Kết quả đạt được:

- Xây dưng công thưc, san xuât va cho ăn thư nghiêm thưc ăn ên đan bo tai Vi.

Lây mâu thưc ăn đê phân tich đươc 133  mâuưng 45 khâu phân ăn cho bo sưa va 8 khâu phân ăn ho bo tơ trong mua mưa; 20 khâu phân ăn R cho bo sưa va 7 khâu phân ăn cho bo tơ trong mua khô. ưa đươc ăn thưc ăn hoan chinh o kha năng tăng năng suât sưa tư 10%,.

- Xây dưng quy trinh san xuât thưc ăn rong chăn nuôi bo sưa.

- Xây dưng 2 mô hinh ưng dung công nghê san xuât thưc ăn hinh co quy mô 80-100 bo sưa sư dung khâu phân i Tuyên Quang và mô hinh co quy mô vưa va nho nuôi 5o vơi 10 hô tham gia ơ i

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.

66.            

Chọn lọc và sử dụng một số giống cao lương (Sorghum) có năng suất chất xanh cao trong vụ đông - xuân làm TA gia súc nhai lại

Thời gian thực hiện:  2008 - 2010

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Trần Quốc Việt

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 950

Kết quả đạt được:

- Đã thu thập được 13 giống cao lương, trong đó có 10 giống trong nước (từ Cao Bằng và Sơn La) và 3 giống nhập từ Nhật Bản.

- Đã tiến hành 2 thí nghiệm đồng ruộng để sơ tuyển giống cao lương có năng suất chất xanh cao trong vụ đông  xuân. Thời điểm gieo hạt tại mỗi điểm thí nghiệm vào 1/8 và 1/9 năm 2008.

- Đã tiến hành phân tích, xác định hàm lượng HCN của các giống cao lương nghiên cứu và đánh giá giá trị thức ăn của các giống cao luơng thông qua thành phần hoá học, khả năng tiêu hoá và giá trị dinh dưỡng.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.

67.            

Tên đề tài: Nghiên cứu áp dụng các kiểu chuồng nuôi phù hợp trong chăn nuôi lợn theo phương thức chăn nuôi trang trại

Thời gian thực hiện:  2009-2011

Đơn vị thực hiện: Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Quế Côi

Tổng kinh phí (triệu đồng): 1.304

Kết quả đạt được:

- Kết quả điều tra kiểu chuồng chăn nuôi lợn trang trại cho thấy các trang trại có kiểu chuồng hở chiếm đa số, tỷ lệ này lần lượt ở ba miền Bắc - Trung - Nam là 57% - 73% - 98%. Tiếp đến là tỷ lệ trang trại có kiểu chuồng kín linh hoạt tương ứng là 35% - 26% - 2%. Kiểu chuồng kín hoàn toàn chiếm một tỷ lệ rất thấp, chỉ chiếm 3% trong tổng số các trang trại điều tra.

Lợn nuôi ở chuồng kín hoàn toàn và chuồng kín linh hoạt ở miền Bắc và miền Trung có chỉ số lứa đẻ, số con cai sữa/nái/năm, khối lượng cai sữa/nái/năm, tổng khối lượng giai đoạn theo mẹ và tổng khối lượng giai đoạn sau cai sữa đến xuất bán cao hơn lợn nuôi ở chuồng hở (P<0,05).

- Hệ thống thông số kỹ thuật cho các kiểu chuồng nuôi tại 3 miền Bắc, Trung, Nam phù hợp cho chăn nuôi lợn trang trại hiện nay.

- Kết quả xây dựng mô hình trình diễn cho thấy:

Nhiệt độ trong chuồng nuôi lợn tại các mô hình chuồng hở, nửa kín nửa hở và chuồng kín sau xây dựng mô hình đã giảm xuống so với trước khi xây dựng mô hình. Nhiệt độ giảm nhiều vào mùa nắng nóng ở các chuồng nuôi lợn nái chửa và chờ phối, nái nuôi con, sau cai sữa, lợn thịt và lợn đực làm việc. Mô hình chuồng hở hiệu quả giảm nhiệt độ là tốt nhất sau khi xây dựng mô hình.

Độ ẩm trong chuồng nuôi lợn tại các mô hình chuồng hở, nửa kín nửa hở và chuồng kín sau xây dựng mô hình đã giảm xuống so với trước khi xây dựng mô hình. Độ ẩm sau khi xây dựng mô hình được duy trì và thay đổi gần với ẩm độ tối ưu: Mô hình chuồng hở độ ẩm được điều chỉnh từ 76,9-95,9% trước xây dựng xuống 71,9-83,2%; Mô hình chuồng kín linh hoạt từ 76,1-99,3%  xuống 78,8-95,1%; Mô hình chuồng kín từ 75,2-90,7% xuống 73,7-87,5%.

      Hiệu quả giảm thiểu các nồng độ khí độc: Sau khi xây dựng mô hình nồng độ các khí độc CO2, NH3 và H2S đều giảm từ 20-75% đối với mô hình chuồng hở, từ 10-40% đối với mô hình chuồng kín linh hoạt và từ 20-45% đối với mô hình chuồng kín. Chỉ tiêu về nồng độ khí độc (CO2, NH3 và H2S) trong chuồng nuôi sau khi xây dựng mô hình đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép TCVN 5937/95.

Năng suất chăn nuôi lợn sau khi xây dựng mô hình tăng từ 2,5% đến 5,1% với chỉ tiêu tăng khối lượng giai đoạn từ cai sữa đến xuất bán. Giảm được tỷ lệ hao hụt ở giai đoạn lợn con theo mẹ 1,1-1,5%. Tăng tỷ suất lợi nhuận trong chăn nuôi từ 3,5 đến 5,2%.

68.            

Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật và chính sách thúc đẩy nhanh công tác thụ tinh nhân tạo gia súc trong nhân giống lợn, bò

Thời gian thực hiện:  2009 - 2011

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Đào Đức Thà

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 1.450

Nội dung, mục tiêu đề tài:

Kết quả đạt được:

- Đã xây dựng mô hình  sản xuất tinh lợn quy mô nhỏ tại xí nghiệp lợn ngoại Cầu Diễn.

- Đã xây dựng mô hình sản xuất quy mô lớn tập trung tại Trung tâm Giống gia súc Hải Dương.

- Đã xây dựng mô hình thụ tinh nhân tạo bò tại Hà Nội.

Đã tư vấn hướng dẫn kỹ thuật để các dẫn tinh viên hoàn thiện kỹ thuật trong công tác phối giống và khám thai. Hiện đã có 450 bò được phối giống.

- Đề tài đang được triển khai, các mô hình đang được hoàn thiện và đi vào sản xuất

69.            

NC sử dụng vi sinh vật trong chế biến, bảo quản để nâng cao TL tiêu hoá, hiệu quả s.dụng TA thô xanh, phế phụ phẩm công nông nghiệp cho GS nhai lại

Thời gian thực hiện:  2009 - 2012

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   ThS. Ninh Thị Len (2009-2010)

                          Th.S. Bùi Thị Thu Huyền. (2011-2012)

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2.350

Kết quả đạt được:

Đã phân lập được 170 chủng VSV từ các nguồn phụ phẩm nông nghiệp lên men và chọn 136 chủng nuôi cấy để xác định khả năng lên men lactic đồng hình. Đã lựa chọn được 70 chủng có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ > 37oC và có khả năng sản sinh axit lactic tốt, trong số đó có 20 chủng đã được phân loại bằng phương pháp sinh học phân tử.

- Đã phân lập 210 chủng vi sinh vật từ các nguồn phụ phẩm nông nghiệp lên men và xác định khả năng sinh enzyme ngoại bào phân giải xenluloza, xylan, pectin, glucan của chúng.

 - Đã chọn 62 chủng nuôi  dịch thể để xác định khả năng sinh các enzyme xenlulaza, xylanaza, pectinaza và glucanaza, trong đó 20 chủng có khả năng sinh enzim cao đã được phân loại bằng phương pháp sinh học phân tử, xác định khả năng kháng khuẩn,  phân tích định lượng hoạt độ của các enzyme xenlulaza, xylanaza, pectinaza và glucanaza.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại khá.

 

 

 

 

70.          

Nghiên cứu ứng dụng phương pháp đánh giá di truyền tiên tiến để chọn lọc nâng cao năng suất, chất lượng đàn lợn thuần và góp phần xây dựng hệ thống giống lợn Quốc gia

Thời gian thực hiện: 2010 – 2014

Đơn vị thực hiện: Phân Viện Chăn nuôi Nam Bộ

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Hữu Tỉnh

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2.500

Kết quả đạt được:

Kết quả nghiên cứu trên tính trạng sinh sản ở hai đàn lợn thuận Yorkshire và Landrace cho thấy tương quan di truyền giữa các lứa đẻ ở mức cao (0,412-0,969), đồng thời ảnh hưởng di truyền cộng gộp của mẹ đến tính trạng này hầu như không đáng kể (h2am=0,000-0,0006). Do vậy, mô hình phân tích thống kê di truyền tính trạng sinh sản khồng cần xem xét đến ảnh hưởng di truyền của mẹ và có thể tiến hành đánh giá giá trị giống, chọn lọc đàn hạt nhân ngay ở lứa đẻ thứ nhất và lứa thứ hai. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, khi đánh giá giá trị giống dựa trên dữ liệu đàn giống thuần kết hợp với đàn giống lai, mức độ chính xác của các giá trị giống dự đoán đã tăng lên từ 2-7% so với chỉ sử dụng dữ liệu đàn giống thuần. Đồng thời, khi sử dụng kết hợp dữ liệu từ trại hạt nhân và dữ liệu từ trại sản xuất trong phân tích thống kê, mức độ chính xác của giá trị giống tăng từ 64,9 lên 68,8% với tính trạng số con sơ sinh sống/ổ và tăng từ 63,3 lên 68,8% với tính trạng khối lượng 21 ngày tuổi/ổ.

Ba chỉ số chọn lọc SPI, TSI và MLI đã được xây dựng và áp dụng trong đánh giá chọn lọc đàn hạt nhân tại cơ sở giống Quốc gia. Trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2010-2014, bằng việc áp dụng phương pháp chọn lọc liên kết nguồn gen giữa các trại/đàn giống, tiến bộ di truyền đã đạt được rất đáng kể ở đàn lợn thuần: số con sơ sinh sống tăng từ 0,038-0,050 con/ổ/năm; khối lượng 21 ngày tuổi tăng từ 1,29-1,54 kg/ổ/năm; tuổi đạt khối lượng 100 kg giảm từ 2,1-3,5 ngày/năm và dày mỡ lưng giảm 0,037-0,098 mm. Bên cạnh đó, hệ thống giống kết nối giữa các đàn/trại giống hạt nhân với các đàn/trại giống sản xuất đã giúp cải thiện năng suất đều đặn qua từng năm từ 2010-2014 tại trại vệ tinh.

71.            

Nghiên cứu sản xuất tinh trâu đông lạnh cọng rạ phục vụ công tác cái tạo giống trâu Việt Nam

Thời gian thực hiện:  2011 - 2014

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   ThS. Lê Bá Quế

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2500

Kết quả đạt được

 -  Đã tuyển chọn, huấn luyện khai thác tinh dịch bằng âm đạo giả được 07 trâu đực giống nội (Ngố) (đạt 233,33% kế hoạch đề ra) và 04 trâu đực giống Murrah (đạt 200,00% kế hoạch đề ra). Các trâu đực đều có khối lượng lớn (khối lượng trưởng thành trên 600kg), chất lượng tinh dịch tốt, đảm bảo sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ (lượng xuất tinh ≥2ml, hoạt lực tinh trùng ≥70%, nồng độ tinh trùng ≥0,8 tỷ/ml).

- Lựa chọn được công thức môi trường pha loãng tinh dịch để sản xuất tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ và bước đầu xây dựng được Quy trình sản xuất tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ đảm bảo chất lượng tốt (hoạt lực sau giải động ≥40%, tỷ lệ thụ thai lần đầu trên đàn trâu cái đạt 48,57%-53,33%).

- Đào tạo được 01 thạc sĩ, 01 tiến sĩ và công bố được 04 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành.

72.            

Chọn lọc tạo hai dòng vịt cao sản hướng thịt (dòng trống và dòng mái) cung cấp cho sản xuất tại các tỉnh phía Nam

Thời gian thực hiện:  2011 - 2014

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Dương Xuân Tuyển

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2.500

Kết quả đạt được

- Chọn tạo được dòng trống V22, số lượng đàn hạt nhân 400 con, có khối lượng cơ thể cao nhất so với các dòng trống khác của trại vịt VIGOVA. Khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi vịt trống 3,43 kg/con, vịt mái 3,27 kg/con. Sử dụng làm dòng trống trong tổ hợp tạo vịt bố mẹ và thương phẩm cung cấp cho sản xuất.

-Chon tạo được dòng mái V27, số lượng đàn hạt nhân 500 con, có năng suất trứng cao nhất hiện nay của trại vịt giống VIGOVA, đạt 210 quả/mái/42 tuần đẻ. Sử dụng làm dòng mái trong tổ hợp sản xuất vịt bố mẹ và thương phẩm cung cấp cho sản xuất.

- Vịt bố mẹ xuất phát từ các dòng mới tạo ra có năng suất trứng cao, đạt 210 quả/mái/42 tuần đẻ, còn nếu nuôi 45-48 tuần đẻ có thể đạt 225-235 quả/mái là rất cao. Vịt được tạo ra trong điều kiện Việt Nam nên dễ nuôi, phù hợp với điều kiện nuôi trang trại cũng như nông hộ, nuôi nhốt công nghiệp cũng như chăn thả có kiểm soát, đều cho hiệu quả kinh tế cao. Con giống có thể xuất khẩu.

- Vịt thương phẩm: Tỷ lệ nuôi sống 98%; khối lượng xuất chuồng nuôi nhốt 7 tuần tuổi hoặc nuôi chăn thả 8 tuần tuổi đạt 3,25 kg/con; tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng nếu nuôi nhốt 7 tuần tuổi là 2,46 kg, nuôi chăn thả có kiểm soát 8 tuần tuổi là 2,2 kg. Tỷ lệ thịt xẻ nuôi nhốt 7 tuần tuổi là 70,1%. Vịt dễ nuôi đối với trang trại, nông hộ, cho hiệu quả kinh tế cao, có thể xuất khẩu.

Mỗi năm trại vịt giống VIGOVA có thể chuyển giao 150 ngàn con giống bố mẹ giống mới này ra thị trường phía Nam, sản xuất ra 18 triệu con vịt thương phẩm, cho sản lượng thịt 50 ngàn tấn/năm.

- Đào tạo được 02 thạc sĩ, và công bố được 02  bài báo trên các tạp chí chuyên ngành.

73.            

Nghiên cứu chọn tạo bốn dòng vịt mới chuyên thịt năng suất chất lượng cao

Thời gian thực hiện:  2011 - 2015

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   ThS. Nguyễn Ngọc Dụng

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2.500

Kết quả đạt được:

- Vịt TC thế hệ 2 giai đoạn sinh sản có năng suất trứng/mái/48 tuần đẻ dòng TC1: 205,01 quả, dòng TC2: 210,98 quả, dòng TC3: 225,39 quả, dòng TC4: 235,13 quả. Năng suất trứng/mái thế hệ 2 cao hơn thế hệ xuất phát dòng TC3 tăng 4,41 quả, dòng TC4 tăng 5,41 quả. Vịt TC thế hệ 2 có tỷ lệ phôi: 91,00-94,51%, tỷ lệ nở/tổng trứng: 73,31-80,11%.

- Vịt TC thế hệ 3 có khối lượng cơ thể 24 tuần tuổi thế hệ 3 dòng TC1 trống: 4549,15g; mái: 4124,19g, dòng TC2: trống: 4390,26g, mái: 3957,65g, dòng TC3: trống: 3904,44g, mái: 3504,10g, dòng TC4: trống: 3603,07g, mái: 3182,10g. Tuổi đẻ 5% từ 162 - 173 ngày, năng suất trứng/mái/20 tuần đẻ dòng ông nội TC1: 86,18 quả, dòng bà nội TC2: 92,83 quả, dòng ông ngoại TC3: 106,13 quả và dòng bà ngoại TC4: 102,45 quả, tỷ lệ chọn trứng giống từ 85,3 - 88,3% tỷ lệ phôi đạt từ 89,4 - 91,2%. Tỷ lệ nở/tổng trứng ấp từ 68,1 - 72,2%.

- Vịt TC bố mẹ có năng suất trứng/mái/48 tuần đẻ: 252,82 quả. Tỷ lệ trứng có phôi: 93,09%, tỷ lệ nở/tổng trứng: 78,42%. Đạt 100% so với mục tiêu, thuyết minh đề tài.

- Vịt TC1234 thương phẩm đến 8 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống đạt 98%, khối lượng cơ thể 3.712,33g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể 2,54kg.

- Hoàn thiện 02 quy trình chăn nuôi, thú y phòng bệnh cho vịt chuyên thịt sinh sản và thương phẩm.

74.            

Nghiên cứu chọn lọc, nhân thuần và lai kinh tế giữa giống cừu Phan Rang với giống cừu Dorper nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thịt cừu ở Việt nam.

Thời gian thực hiện:  2011 - 2015

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Ngô Thành Vinh

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2.100

Kết quả đạt được

- Nhân thuần được 92 cừu Phan Rang và đã tiến hành chọn lọc được 80 cừu Phan Rang.

- Đã lai tạo được 58 cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang)

- Lai tạo được 34 cừu lai F2 (Dorper x F1 (Dorper x Phan Rang).

- Nội dung đã hoàn thành nhân thuần được 102% so với kế hoạch năm. Đã chọn lọc đàn cừu Phan Rang và tạo ra đàn cừu lai đạt 100% số lượng theo yêu cầu của kế hoạch thực hiện năm 2015.

- Về chất lượng: Các chỉ tiêu KTKT của đàn cừu Phan Rang đã đạt được 100-110% so với chỉ tiêu KTKT dự kiến.

- Đàn cừu lai F1 và F2 (Dorper x Phan Rang) các chỉ tiêu KTKT về khối lượng đạt 102-110% so với chỉ tiêu KTKT dự kiến.

75.

 Chọn tạo dòng gà Tàu vàng để tạo gà thương phẩm

Thời gian thực hiện: 2011 - 2014

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Văn Tịnh

Kinh phí (Triệu đồng): 2000

Kết quả đạt được

+ Đã chọn lọc được dòng trống Tàu vàng có khối lượng cơ thể lúc 19 tuần tăng 8% (1,68kg/mái và 2,4kg/trống) và tăng 5% lúc 1 năm tuổi (2,13kg/mái và 3,15kg/trống). Tại trại giống Phân Viện chăn nuôi Nam bộ, tháng 12/2014 đang theo dõi đàn sinh sản ở tuần đẻ 16 (chọn lúc 19 tuần tuổi được 340 mái và 55 trống)

+ Đã chọn lọc được dòng mái Tàu vàng có năng suất sinh sản tăng >10% (128quả/mái/năm), tăng 5% tỷ lệ trứng có phôi (93-95%) và tỷ lệ ấp nở (79%) và giảm được 6% cho tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng. Tại trại giống Phân Viện chăn nuôi Nam bộ, tháng 12/2014 đang theo dõi đàn sinh sản ở tuần đẻ 16 (chọn lúc 19 tuần tuổi được 378 mái và 75 trống)

+ Con thương phẩm nuôi thịt tăng 4% khối lượng lúc giết mổ (bình quân 1,56 kg/con) có tỷ lệ thịt xẻ 68% (tăng 1,5%) và giảm tiêu tốn thức ăn 9% (3,05kg thức ăn/kg thịt). Với thương phẩm nuôi sinh sản đạt 120 quả/mái/năm (tăng 5%)

- Đào tạo được  01 thạc sĩ, và công bố được 01   bài báo trên các tạp chí chuyên ngành.

76.            

Đánh giá các yếu tố tác động của dịch Lở mồm long móng (LMLM), dịch Tai xanh và đề xuất các giải pháp kỹ thuật, chính sách và tổ chức phát triển ngành hàng chăn nuôi lợn ở nước ta

Thời gian thực hiện:  2011 - 2013

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Lê Thị Thanh Huyền

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 1.500

Kết quả đạt được:

Khoảng cách tới ổ dịch liên quan mật thiết tới lây lan hai dịch bệnh LMLM và TX. Trong vòng 100 m tới ổ dịch, xác suất nhiễm bệnh là 50%. Từ 100 m – 220 m – 1000 m (với bệnh LMLM) và từ 100 m – 300 m – 800 m (với bệnh Tai xanh), xác suất nhiễm bệnh giảm từ 50% – 25% – 5%. Ngoài phạm vi này tới 5000 m, nguy cơ nhiễm bệnh không thay đổi đáng kể và thấp hơn 5%. Ngoài ra, ở khoảng cách dưới 100 m đến chuồng lợn hộ khác, xác suất nhiễm bệnh TX cao hơn đáng kể so với xác suất không nhiễm bệnh. Do đó, khi dịch bệnh xảy ra, việc tiêu hủy cả đàn và áp dụng các biện pháp xử lý thú y cao nhất nên áp dụng trong vòng khoảng cách dưới 100 m đến ổ dịch; từ 100-200 m có thể thực hiện tiêu hủy lợn bị bệnh này và nghiêm cấm vận chuyển lợn. Ở cách ngoài 200 m tới 1000m kết hợp với xác định khoảng cách đến chuồng nuôi lợn khác là hơn 100 m, có thể dùng các biện pháp nâng cao sức đề kháng cho toàn đàn và tiêu hủy chọn lọc nếu có lợn ốm, yếu. Quản lý, kiểm tra chặt chẽ việc vận chuyển lợn từ phạm vi này tới 5000m.

Xác suất nhiễm hai bệnh là 50% ở qui mô chăn nuôi dưới 30 lợn; xác suất giảm dần từ 50% - 25% - 5%  khi qui mô tăng từ  30 – 60 – 180 (với bệnh LMLM), và 200 con (với bệnh TX), và từ qui mô này không thay đổi đáng kể và không sai khác giữa xác suất nhiễm và không nhiễm bệnh. Kết quả này do công tác vệ sinh phòng bệnh ở trang trại tốt hơn hộ chăn nuôi về nuôi cách li; tiêm phòng chủ động hai bệnh và các bệnh đỏ; nguồn nước cho chăn nuôi lợn; sát trùng cổng trại và phương tiện vào trại; và sự hiểu biết về hai bệnh dịch này. Do đó cần khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại quy mô vừa, nâng cao  tỷ lệ tiêm phòng một cách chủ động hai bệnh này và các bệnh đỏ, đồng thời tuyên truyền người chăn nuôi áp dụng triệt để các biện pháp vệ sinh phòng bệnh nói trên. Nhà nước cần tiếp tục hỗ trợ tiêm phòng vắc-xin TX và LMLM định kỳ đối với các hộ chăn nuôi, và hỗ trợ một phần cho các trang trại chăn nuôi.

Thiệt hại trung bình gây ra sau một đợt dịch TX là 76 triệu đồng/trang trại, và 22 triệu đồng/ hộ; sau một đợt dịch LMLM là 64 triệu đồng/ trang trại và 16 triệu đồng/ hộ chăn nuôi lợn nhiễm bệnh. Tuy nhiên, xét thiệt hại do lợn chết và tiêu hủy tính trên tổng đàn cho thấy hộ chăn nuôi chịu rủi ro cao. Cần có chính sách hỗ trợ kịp thời dựa trên tỷ lệ lợn chết và tiêu hủy cho các cơ sở có lợn mắc bệnh. Khuyến khích người chăn nuôi tham gia mô hình bảo hiểm vật nuôi (nhà nước hỗ trợ một phần phí bảo hiểm theo vùng sản xuất tập trung, và theo nhóm các trang trại, kết hợp giữa bảo hiểm với cung cấp dịch vụ thú y và khuyến nông).

Mô hình vùng an toàn dịch bệnh thông qua xây dựng và thực hiện hương ước góp phần giảm tỷ lệ bán chạy lợn ốm, tăng cường công tác vệ sinh chuồng trại và phương tiện vận chuyển. Mô hình nên được tiếp tục triển khai, đánh giá về hiệu quả kinh tế và xã hội để làm cơ sở nhân rộng ra các vùng khác.

- Đã nghiệm thu cấp Bộ theo Quyết định Số 404/QĐ:-BNN-KHCN ngày 06/05/2014

- Ngày nghiệm thu :  24/05/2014       

- Xếp loại:  Khá

77.            

Nghiên cứu các yếu tố kinh tế-kỹ thuật-xã hội và môi trường ảnh hưởng đến việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vào sản xuất ở 5 vùng chăn nuôi (Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, miền núi phía Bắc và Miền Trung).

Thời gian thực hiện:  2011 - 2012

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Đinh Xuân Tùng

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 950 triệu

Kết quả đạt được

·        Trong số 4 nhóm TBKT, thì TBKT về giống được áp dụng rộng rãi nhất và có tỷ lệ hộ bỏ áp dụng thấp nhất. Tuy nhiên, tính phù hợp này cũng khác nhau giữa các TBKT về giống khác nhau và vùng khác nhau. Trong số các TBKT về giống, TBKT về giống lợn dễ áp dụng nhất, tiếp theo là giống gà cho cả 2 phương thức chăn nuôi hộ gia đình và trang trại. TBKT về giống vịt dễ áp dụng nhất đối với vùng ĐBSCL. TBKT về giống bò dễ áp dụng cho những vùng đã áp dụng phương thức nuôi thâm canh như vùng miền Trung.

·        TBKT về cây thức ăn và chế biến phụ phẩm dễ áp dụng cho các trang trại mà không phù hợp với các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ ở tất cả các vùng.

·        Các TBKT tổng hợp như chuồng nuôi, các biện pháp an toàn sinh học vv.. được các trang trại áp dụng nhiều và có xu hướng tăng mạnh trong các năm gần đây. Xu hướng này được xuất hiện ở tất cả 5 vùng.

Yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng áp dụng?

·        Trong số 4 nhóm yếu tố, nhóm các yếu tố kinh tế (quymôchănnuôi, diệntíchcanhtác, laođộng, vốncủagiađình..) có ảnh hưởng lớn nhất, tiếp theo nhóm yếu tố kỹ thuật (tính phức tạp của kỹ thuật), nhóm yếu tố xã hội (thành phần dân tộc, trình độ văn hóa, tiếp cận khuyến nông…) và thấp nhất là yếu tố môi trường (mật độ chăn nuôi, kiểu chuồng, hệ thống xử lý môi trường..) đếnkhảnăngápdụngcácTBKTtrongchănnuôi. Yếu tố môi trường chỉ có ảnh hưởng đến việc áp dụng TBKT trong chăn nuôi lợn ở các vùng miền Nam màkhôngcótácđộngcó ý nghĩathôngkê ở cácvùngmiềnBắc.

  • Yếu tố kỹ thuật được xác định là yếu tố cản trởl ớn thứ hai ảnh hưởng đến khả năng áp dụng các TBKT vào thực tế sản xuất, làm giảm khả năng áp dụng TBKT từ 13,7% đến 34,3%. Các cơ quan nghiên cứu cần nghiên cứu các TBKT phù hợp với từng đối tượng sử dụng TBKT ở từng vùng chăn nuôi khác nhau.

Đề tài nghiệm thu đạt kết quả khá

78.            

Nghiên cứu nhu cầu năng lượng, axit amin và chế độ nuôi dưỡng của lợn hậu bị Yorkshire, Landrace và cái lai YL, LY để nâng cao khả năng sinh sản ở 3 vùng sinh thái (Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và miền Trung)

Thời gian thực hiện:  2011 - 2013

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Trần Thị Bích Ngọc

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 1.860

Kết quả đạt được:

Lợn nái thuần giống Yorkshire, Landrace và con lai giữa 2 giống này được nuôi tại các trại và hộ điều tra tại vùng đồng bằng sông Hồng và miền Trung chiếm tương ứng khoảng 11,25-16,67%; 8,0-10,3% và 61,2-87,92%. Nhu cầu năng lượng trao đổi, protein thô và axit amin thiết yếu trong 1 kg thức ăn hỗn hợp điều tra ở từng giai đoạn tương ứng không theo như khuyến cáo của NRC (1998) cho lợn cái hậu bị.

Xác định được nhu cầu các chất dinh dưỡng trong 1 kg thức ăn (có 90% VCK) cho lợn cái hậu bị giống Landrace và Yorkshire ở giai đoạn từ 50 kg đến 80 kg (giai đoạn 1) và từ 81 kg đến khi phối gống lứa đầu (giai đoạn 2) trong điều kiện cho ăn tự do (adlibitum) như sau:

- Năng lượng trao đổi là 3265 kcal ở cả 2 giai đoạn

- Protein thô ở giai đoạn 1 và 2 là 16,3% và 13,8%, tương ứng.

- Lysine tiêu hóa ở giai đoạn 1 và 2 là 0,71% và 0,55%, tương ứng. Yêu cầu về tỷ lệ lysine tiêu hóa/năng lượng trao đổi trong thức ăn là 2,17 g/Mcal (giai đoạn 1) và 1,68 g/Mcal (giai đoạn 2).

- Methionine + cystein và threonine tiêu hóa ở giai đoạn 1 và 2 tương ứng là 0,42%; 0,46% và 0,33%; 0,37%.  

Chế độ nuôi dưỡng lợn cái hậu bị thích hợp nhất ở cả hai giống Landrace và Yorkshire là như sau: với khẩu phần ăn có mức năng lượng trao đổi, protein thô và axit amin tiêu hóa (lysine, methionine+cystine và threonine) như trên, lợn cái hậu bị giai đoạn dưới 90 kg nên cho ăn tự do, giai đoạn từ 90 kg đến 10 ngày trước phối giống nên cho ăn hạn chế 90% so với khả năng ăn được của lợn khi được ăn tự do, và giai đoạn 10 ngày trước phối giống nên cho ăn tự do.

Mức ăn hàng ngày của lợn cái hậu bị giống Landrace và Yorkshire tại vùng đồng bằng sông Hồng và miền Trung tương ứng là: 2,64 và 2,54 kg TA/con/ngày ở giai đoạn 50 đến động dục lần đầu; 2,93 và 2,66 kg TA/con/ngày ở giai đoạn động dục lần đầu đến 10 ngày trước phối giống lần đầu.

Xây dựng được 2 qui trình nuôi dưỡng lợn cái hậu bị giống Landrace và Yorkshire trong từng giai đoạn phù hợp với điều kiện thức ăn và sinh thái ở vùng Đồng bằng sông Hồng và miền Trung, nâng cao năng suất sinh sản 5-10% (khối lượng lợn con cai sữa/ổ).

- Đã nghiệm thu cấp Bộ theo Quyết định Số  953/QĐ:-BNN-KHCN ngày 07/05/2014

- Ngày nghiệm thu:  /29/05/2014

- Xếp loại:  Khá.

79.            

Nghiên cứu xây dụng khẩu ăn và chế độ nuôi dưỡng thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi bê lai (Druoght Master x Lai Zebu) từ 0-6 tháng tuổi và bò lai (Druoght Master x Lai Zebu) vỗ béo.

Thời gian thực hiện:  2011 - 2012

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Đỗ Thị Thanh Vân

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 300

Kết quả đạt được:

Đã xác định được mức dinh dưỡng (năng lượng và protein thô) thích hợp trong khẩu phần vỗ béo bò F1 ½ Droughtmaster giai đoạn 18-21 tháng tuổi đáp ứng mức tăng trọng trên 1,0kg/con/ngày là 95% theo tiêu chuẩn của Kearl (1982).

Tổng lượng vật chất khô (VCK) ăn vào tính theo % khối lượng cơ thể (BW) đạt cao nhất ở công thức khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) có hàm lượng NDF chiếm 32% VCK khẩu phẩn (2,61% BW), cao hơn rõ rệt so với kết quả ở công thức TMR có hàm lượng NDF 8% (2,4% BW) và NDF 16% (2,535% BW), nhưng không sai khác so với ở công thức TMR có hàm lượng NDF 24% (2,586% BW).

                Tăng khối lượng hàng ngày của bò đạt cao nhất ở công thức TMR có hàm lượng NDF 16% (1,28kg/ngày), cao hơn rõ rệt so với kết quả ở công thức NDF 32% (0,93kg/con) và không có sự sai khác so với ở công thức NDF 8% (1,19kg/ngày) và 16% (1,04kg/ngày).

Tỷ lệ NDF từ thức ăn thô (% VCK) hoặc tỷ lệ thức ăn thô (%VCK) trong TMR vỗ béo bò có ảnh hưởng rõ rệt đến khối lượng thịt xẻ của bò vỗ béo (đạt cao nhất ở công thức NDF 16%) nhưng không có ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh và tỷ lệ thịt loại 1 của bò vỗ béo cũng như các chỉ tiêu về đánh giá chất lượng thịt.

Chênh lệch giữa thu và chi đạt cao nhất ở công thức TMR có hàm lượng NDF 16% (tương ứng tỷ lệ thô là 27%), đạt 634.539 đồng/con/tháng.

Đã xây dựng được 01 quy trình khoa học công nghệ vỗ béo bò F1 ½ Droughtmaster giai đoạn 18-21 tháng tuổi.

Đã xây dựng được 03 công thức khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh (theo % vật chất khô) thích hợp vỗ béo bò F1 ½ Droughtmaster đáp ứng mức tăng khối lượng trên 1,0kg/con/ngày:

+ Công thức 1: Cỏ voi tươi: 17,5%; cỏ voi ủ chua: 7,5%; bột ngô: 16%; cám gạo 47%; bột sắn: 2%; khô đậu tương: 1%; bột cá: 8%; premix khoáng-vitamin: 1%.

+ Công thức 2: Cỏ voi tươi: 12%; cây ngô chín sáp ủ chua: 15%; bột ngô 36%; bột sắn: 23,6%; khô đậu tương: 9%; bột cá: 3%; urê: 0,4%; premix khoáng-vitamin: 1%.

+ Công thức 3: Cỏ voi tươi: 6%; cây ngô chín sáp ủ chua: 8%; bột ngô: 46%; bột sắn 26,6%; khô đậu tương: 9%; bột cá: 3%; urê: 0,4%; premix khoáng-vitamin: 1%.

Đề tài đã nghiệm thu cấp Bộ vào tháng 08/2014 (đạt loại Khá) và quy trình khoa học công nghệ “vỗ béo bò F1 ½ Droughtmaster giai đoạn 18-21 tháng tuổi” được Hội đồng nghiệm thu đề nghị công nhận Tiến bộ kỹ thuật

 

 

 

 

 

 

 

 

80.            

Nghiên cứu nhu cầu năng lượng trao đổi (ME), năng lượng thuần (NE) cho duy trì và sản xuất của bò sữa Holstein VN

Thời gian thực hiện:  2011 - 2013

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài:   TS. Vũ Chí Cương

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2.090

Kết quả đạt được:

Có sự khác biệt về nhu cầu ME cho duy trì của bò sữa hiện nay so với trước kia.

Nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì của bò HF Việt nam (HV) có khối lượng 400; 500 và 600 kg là  0,53; 0,50 và 0,49 MJ MEm/kgBW0,75).

Nhu cầu NEm ở bò sữa HV tương ứng = (FHP + (10% FHP) là 0,43; 0,41 và 0,40 cho bò có khối lượng 400; 500 và 600 kg.

Nhu cầu ME và NEl gần như ít thay đổi.  Để sản sinh 1 kg sữa tiêu chuẩn 4% mỡ, bò HV cần 5,2 – 5,29 MJ ME và khoảng 3,0 – 3,4 MJ năng lượng thuần để sản sinh mỗi kg sữa tươi tùy theo hàm lượng mỡ sữa, thời điểm và giai đoạn tiết sữa.

Có các quan hệ bậc 1 và 2 tồn tại giữa MEm và khối lượng cơ thể. Quan hệ tốt nhất giữa chỉ tiêu này là hồi quy bậc 2 dạng: MEm =  817,5 – 1,093 KLCT + 0,00091 KLCT2 với R2 = 70%. Giữa NEm và khối lượng cơ thể chỉ tồn tại quan hệ tuyến tính bậc 1 dạng: NEm =  440.1 - 0.1386 KLCT, R2 = 51,7%. 

Nhu cầu năng lượng thuần cho tiết sữa có thể ước tính được từ tổng MEI(0) ăn vào: NEl = -35,97 + 0,6536 MEI(0)., R2-Sq (adj) = 88,3 %.

Có thể xác định NEl thực bằng phương trình NEl thực (đốt bằng bom calorimeter) = 0,7009 + 0,8371 x NEl  (ước tính từ công thức của Tyrrell và Reid, 1965, R2-sq (adj) = 83,1 %.

Có thể ước tính năng suất sữa cả ngày của bò HV bằng hai phương trình: (i) Năng suất sữa cả ngày = 0,5786 + 1,860 x Năng suất sữa buổi sáng;R-Sq(adj) = 97,7%; P < 0,001 và (ii) Năng suất sữa cả ngày =0,1776 + 2,049 x Năng suất sữa buổi chiều; R-Sq(adj) = 97,2%; P<0,001.

- Đã nghiệm thu cấp cơ sở theo Quyết định Số 156/QĐ-VCN-KHHTQT ngày 25/04/2014

- Ngày nghiệm thu : 27/04/2014

- Xếp loại:  Khá

81.

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn, khẩu phần và chế độ ăn phù hợp cho các nhóm bò sữa lai (>75% HF) và bò HF thuần năng suất cao

Thời gian thực hiện: 2011 - 2014

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Đinh Văn Cải

Kinh phí (Triệu đồng): 2.500

Kết quả đạt được:

- Qua khảo sát thực trạng nuôi dưỡng đàn bò sữa cao sản tại các hộ chăn nuôi nhỏ trên cả nước cho thấy: Khẩu phần bò vắt sữa có tỷ lệ thức ăn tinh trung bình dao động từ 48-52% chất khô khẩu phần. Nhiều cá thể được nuôi bởi khẩu phần tới 74-75% thức ăn tinh. Khẩu phần nuôi bò vắt sữatrung bình có năng lượng (NEL) thiếu khoảng 5% và CP thiếu khoảng 10% so với tiêu chuẩn NRC (1988).

- Đã đề xuất được 7 bảng tiêu chuẩn năng lượng và protein cho bò sữa khối lượng 550 kg ở các giai đoạn khác nhau của chu kì cho sữa. Mỗi bảng có tiêu chuẩn chi tiết cho năng suất sữa từ 9- 36 kg/ngày, mỡ sữa từ 3,5- 5,0%.

- Đã xây dựng được 8 khẩu phần ăn khoa học, cân đối dinh dưỡng cho bò có khối lượng 550 kg, năng suất sữa từ 14-36 kg/ngày. Các khẩu phần khác nhau về số lượng và chất lượng thức ăn thô.

- Trong những trại quy mô nhỏ chưa có điều kiện sử dụng TMR, phương pháp trộn lẫn thức ăn tinh với thức ăn thô băm nhỏ 3-4cm và cung cấp thức ăn cho bò ăn làm 3 lần/ngày là phù hợp. Chế độ cho ăn này đã làm tăng năng suất sữa thêm 7%, hiệu quả kinh tế tăng thêm từ 2- 4% so với một số chế độ cho ăn thông thường khác.

- Bò có năng suất sữa từ 6000 kg/chu kì nuôi theo tiêu chuẩn NEL, CP, UIP, DIP đề xuất từ kết quả nghiên cứu của đề tài, cho sản lượng sữa tăng thêm 10,23%, thời gian từ đẻ đến có chửa lại rút ngắn được 10,5 ngày, số lần phối giống có chửa giảm được 0,27 lần.

- Đã công bố được 02 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành, 02 bài báo còn đang chờ phản biện.

 

 

 

 

 

 

 

 

82.

Nghiên cứu chọn lọc một số dòng ngan giá trị kinh tế cao thế hệ 4 và 5

Thời gian thực hiện: 2011 – 2012

Đơn vị thực hiện: Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phùng Đức Tiến

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 1000

Kết quả đạt được:

Các dòng ngan đến thế hệ thứ 3 ổn định về màu sắc lông và ngoại hình. Tỷ lệ nuôi sống đạt cao ở các giai đoạn con, dò, hậu bị và sinh sản: đạt từ 97,22-98,96%. Ngan dòng trống chọn lọc theo hướng khối lượng cao cho ngan V51, V71, VS1, RT5, RT7. Ngan dòng mái có khối lượng cơ thể và tuổi đẻ ổn định qua các thế hệ, năng suất trứng tăng; các chỉ tiêu ấp nở đạt cao, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng giảm dần qua các thế hệ, cụ thể là ngan V52, V72, VS2, RT6, RT8. Ngan lai nuôi sinh sản có tỷ lệ sống đến 24 tuần tuổi đạt cao: 96,97-97,73%. Ngan lai nuôi thương phẩm có tỷ lệ nuôi sống cao và ngan lai 2,3 và 4 dòng đều có ưu thế lai về khối lượng cơ thể và thức ăn tiêu tốn/kg tăng trọng.

Mức Lyzin 0,8%, methionin 0,46% đã cho các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ở chu kỳ 1 (7 tháng đẻ) là cao nhất đạt 103,2 quả. Ngan nuôi thịt giai đoạn 1-11 tuần tuổi với mức methionine 0,44 với lyzin 0,88 đạt hiệu quả kinh tế nhất. Từ kết quả nghiên cứu đã hoàn thiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng các dòng ngan.

Ngan đưa ra nuôi thử nghiệm ngoài sản xuất: phát triển tốt, tỷ lệ nuôi sống ở các giai đoạn đều đạt cao (97,78-99,11%). Sau 5 năm thực hiện chọn tạo các dòng ngan, đã đưa ra sản xuất  47.379 ngan bố mẹ và 426.571 ngan thương phẩm nuôi thịt phục vụ sản xuất.

 

Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật về giống và nuôi dưỡng để nâng cao tỷ lệ mỡ giắt trong thịt lợn

Thời gian thực hiện: 2011 – 2015

Đơn vị thực hiện: Phân Viện Chăn nuôi Nam Bộ

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Phạm Đại

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2.500

Kết quả đạt được:

Đưa ra thực trạng về tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt của các giống lợn tại Việt Nam. Cụ thể Duroc là 2,98%, Yorkshire là 2,21%, Landrace là 2,20%, Móng Cái là 1,87% và Pietrain là 1,48%. Việc sử dụng lợn đực Duroc chọn theo hướng mỡ giắt đã tạo được sản phẩm có mỡ giắt cao trên lợn ngoại (1330 con so với dự kiến 1080 con) > 2,7%.

Chế độ ăn với khẩu phần năng lượng 3300 Kcal ME/kg thức ăn và Lysine tiêu hóa 1,5g/Mcal ME cho gia đoạn từ 135-165 ngày tuổi và 1,3g/Mcal ME cho giai đoạn 165-195 ngày tuổi đã cải thiện thêm tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt lợn thương phẩm. Phương thức ăn lỏng có cải thiện tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt so với phương thức ăn khô: thời điểm 165 ngày tuổi (100 kg) cải thiện 0,11% (từ 2,9 lên 3,01%) nhưng không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê; thời điểm 195 ngày tuổi (125 kg) cải thiện 0,21% (từ 3,04 lên 3,25%)

83.

Nghiên cứu nhu cầu năng lượng, axit amin và chế độ nuôi dưỡng của lợn cái hậu bị Yorkshine, Landrace và cái lai YL, LY để nâng cao khả năng sinh sản ở các tỉnh phía Nam

Thời gian thực hiện: 2011 – 2014

Đơn vị thực hiện: Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đoàn Vĩnh

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 1.800

Kết quả đạt được:

Các trại và hộ chăn nuôi điều tra chủ yếu nuôi lợn nái thuần giống Yorkshire, Landrace và con lai giữa hai giống này. Tất cả các trại đều sử dụng thức ăn cho lợn thịt làm thức ăn cho lợn hậu bị. Phần lớn các trang trại điều tra nuôi lợn cái hậu bị bằng phương thức cho ăn tự do ở giai đoạn < 90 kg và cho ăn hạn chế ở giai đoạn > 90 kg.

Các loại nguyên liệu cung cấp năng lượng thường có hàm lượng protein thấp (dưới 16% CP) và thiếu các axit amin thiết yếu như Lysine, Threonine, Methionine và Tryptophan. Tỷ lệ tiêu hóa các axit amin thiết yếu hồi tràng biểu kiến của nhóm nguyên liệu cung cấp năng lượng tương đương với nhóm nguyên liệu cung cấp protein nhưng thấp hơn về tỷ lệ tiêu hóa protein.

Nhu cầu năng lượng, protein và axit amin tiêu hóa (lysine, methionine+cystine, threonine) ở lợn cái hậu bị thuộc hai giống thuần Yorkshire và Landrace như nhau. Nhu cầu năng lượng, protein và axit amin tiêu hóa (lysine, methionine+cystine, threonine) ở lợn cái hậu bị thuộc hai giống lai YL và LY là như nhau.

Chế độ nuôi dưỡng lợn cái hậu bị thích hợp nhất ở cả hai giống thuần Landrace; Yorkshire và giống lai YL; LY ở miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long là như nhau. Với khẩu phần có mức năng lượng trao đổi, protein thô và axit amin tiêu hóa (lysine, methionine+cystine và threonine) như trên, lợn cái hậu bị giai đoạn dưới 90 kg nên cho ăn tự do, giai đoạn từ 90 kg đến 10 ngày trước phối giống nên cho năn hạn chế 90% so với khkar năng ăn được của lợn khi được ăn tự do.

Xây dựng quy trình nuôi dưỡng lợn cái hậu bị cho 4 giống Landrace; Yorkshire; lai YL và LY trong từng giai đoạn phù hợp với điều kiện thức ăn và sinh thái ở vùng miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

84.

Nghiên cứu chọn tạo một số dòng lợn đực cuối cùng phục vụ cho sản suất lợn thịt ở Nam Bộ

Thời gian thực hiện: 2011 – 2015

Đơn vị thực hiện: Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Hữu Tỉnh

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2.900

Kết quả đạt được:

Đánh giá được giá trị giống của 120 cá thể Duroc, Pietrain và Landrace thuần có tiềm năng di truyền cao làm nguyên liệu lai tại ba cơ sở giống Trung tâm NC và PTCN heo Bình Thắng, Công ty CP Đông Á và Trung tâm giống vật nuôi Sóc Trăng. Trên cơ sở đó, đã chọn tạo được 2 tổ hợp lai sử dụng để tiếp tục chọn lọc phát triển thành các dòng đực tổng hợp từ ba giống lợn thuần Duroc, Pietrain và Landrace với năng suất vượt trội trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, kiểu chuồng hở và thông thoáng tự nhiên ở Nam Bộ, bao gồm:

- Tổ hợp đực lai cuối cùng DPD (75% Duroc và 25% Pietrain) có các chỉ tiêu năng suất: tăng khối lượng bình quân giai đoạn từ 20-100kg đạt 738,6g/ngày; hệ số chuyển hóa thức ăn đạt 2,67; dày mỡ lưng đạt 10,5mm và tỷ lệ nạc đạt 60,0%.

- Tổ hợp lai đực cuối cùng DL (50% Duroc và 50% Landrace) có các chỉ tiêu năng suất: sinh trưởng giai đoạn 20-100kg đạt 731,3 g/ngày, hệ số chuyển hóa thức ăn đạt 2,68; dày mỡ lưng đạt 10,6 mm và tỷ lệ nạc 58,9%.

Ngoài các chỉ tiêu năng suất, đặc điểm ngoại hình của tổ hợp đực lai DPD phù hợp với thị hiếu của người chăn nuôi như lông thưa, da mỏng màu xám; trong khi đó, tổ hợp đực lai DL có thân dài, chân cao chắc khỏe, mông vai nở.

Đàn lợn lai thương phẩm khi sử dụng hai đực lai cuối cùng DPD và DL với nái nền YL/LY đã cho năng suất thịt cao ngay cả trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, chuồng hở, thông thoáng tự nhiên tại các cơ sở chăn nuôi khu vực Nam Bộ: Năng suất sinh trưởng  đạt 755,3 - 761,6 g/ngày; Hệ số chuyển hóa thức ăn đạt 2,65 - 2,66; Dày mỡ lưng đạt 9,9 - 10,1mm; Tỷ lệ nạc đạt từ 59,3 - 60,5%.

So với một số nguồn gen nhập khẩu (dòng đực Duroc từ Mỹ, Đài Loan, Canada), hai tổ hợp đực cuối DPD và DL đã được tạo ra trong nghiên cứu này hoàn toàn có thể cạnh tranh được vì năng suất sinh trưởng tương đương, tỷ lệ nạc cao hơn từ 0,5-1,0%, đặc biệt khả năng thích nghi cao với điều kiện thời tiết nóng ẩm, kiểu chuồng hở và thông thoáng tự nhiên ở Nam Bộ.

85.

Nghiên cứu sử dụng tinh phân biệt giới tính để sản xuất phôi và bê ở bò sữa

Thời gian thực hiện: 2012 - 2014

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phan Lê Sơn

Kinh phí (Triệu đồng): 830

Kết quả đạt được:

- Đề tài đã sản xuất được 133 phôi cái in vitro 81 phôi cái in vivo đủ tiêu chuẩn cấy và đông lạnh (loại A, B). Sản xuất được 26 bê cái từ phôi được sản xuất ra.

- Có sự khác nhau về kết quả tạo phôi in vitro giữa tinh phân biệt giới tính và tinh không phân biệt giới tính (P < 0,05). Tinh phân biệt giới tính thu được 1,8 phôi đủ tiêu chuẩn cấy và đông lạnh/buồng trứng. Tinh bình thường thu được 3,14 phôi đủ tiêu chuẩn cấy và đông lạnh /buồng trứng.

- Có sự khác nhau về kết quả tạo phôi in vivo giữa tinh phân biệt giới tính và tinh không phân biệt giới tính (P < 0,05). Tinh phân biệt giới tính thu được 4,50 phôi đủ tiêu chuẩn cấy và đông lạnh/bò/lần. Tinh bình thường thu được 5,56 phôi đủ tiêu chuẩn cấy và đông lạnh bò/lần.

- Tỉ lệ có chửa của phôi in vitro đạt tỉ lệ 21,82%. Tỉ lệ có chửa của phôi in vivo đạt tỉ lệ 32,00%.

   Có thể nói rằng kết quả phôi in vitro và phôi in vivo đủ tiêu chuẩn cấy và đông lạnh của tinh phân biệt giới tính thấp hơn tinh bình thường, tuy nhiên với kết quả giới tính cái lên đến trên 90% sẽ đem lại hiệu quả kinh tế hơn sử dụng tinh bình thường (50% bê cái) trong chăn nuôi bò sữa.

- Đào tạo được  01 Sinh viên, 01 thạc sĩ và công bố được 02    bài báo trên các tạp chí chuyên ngành

 

86.

Nghiên cứu lai tạo một số tổ hợp đực lai cuối cùng phù hợp cho sản xuất  lợn thương phẩm ở miền Bắc Việt Nam.

Thời gian thực hiện: 2012 - 2016

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Ngô Thị Kim Cúc

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 3.480

Kết quả đạt được:

+ Kết quả  điều tra khảo sát tình hình chăn nuôi đàn lợn tại 7 tỉnh đại diện cho 3 vùng sinh thái ở miền Bắc (Bắc trung bộ, Đồng bằng sông Hồng và Trung du và miền núi phía Bắc) cho thấy, khả năng sinh trưởng của đực giống Du, Pi và đực lai DP/PD đạt cao nhất (727,72, 720,65 và 741,30 g/ngày, tương ứng). Lợn đực giống LR tuy khả năng sinh trưởng không cao bằng lợn đực giống Du và Pi nhưng chúng chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu đàn. Sử dụng các đực giống thuần Du, Pi và LR làm nguồn nguyên liệu lai tạo các tổ hợp đực lai cuối cùng để sản xuất lợn lai thương phẩm.

+ Đã lai tạo được 3 tổ hợp đực lai, sử dụng để tiếp tục chọn lọc phát triển thành các dòng đực tổng hợp từ ba giống lợn thuần Duroc, Pietrain và Landrace với năng suất vượt trội trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, kiểu chuồng hở và thông thoáng tự nhiên ở miền Bắc, bao gồm:

- Tổ hợp đực lai cuối cùng D.PD (75% Duroc và 25% Pietrain) có các chỉ tiêu năng suất: tăng khối lượng bình quân giai đoạn từ 2,5-5,5 tháng tuổi đạt 756,45 g/ngày; tiêu tốn thức ăn  đạt 2,46kgTĂ/kgTT), dày mỡ lưng đạt 9,83 mm và tỷ lệ nạc đạt 60,16%.

- Tổ hợp đực lai cuối cùng DP (50% Duroc và 50% Pietrain) có các chỉ tiêu năng suất: tăng khối lượng bình quân giai đoạn từ 2,5 – 5,5 tháng tuổi đạt 751,63 g/ngày; tiêu tốn thức ăn  đạt 2,49 kgTĂ/kgTT), dày mỡ lưng đạt 9,91 mm và tỷ lệ nạc đạt 60,78%.

- Tổ hợp lai đực cuối cùng DL (50% Duroc và 50% Landrace) có các chỉ tiêu năng suất: sinh trưởng giai đoạn từ 2,5 – 5,5 tháng tuổi đạt 751,29 g/ngày, tiêu tốn thức ăn đạt 2,48 kgTĂ/kgTT, dày mỡ lưng đạt 9,92 mm và tỷ lệ nạc 60,00%.

+  Đàn lợn lai thương phẩm khi sử dụng các đực lai cuối cùng D.PD , DP và DL phối với nái nền YMC và YL đã cho năng suất sinh trưởng và sản xuất thịt cao ngay cả trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, chuồng hở, thông thoáng tự nhiên tại các cơ sở chăn nuôi ở miền Bắc:

- Tổ hợp lai D.PD

 Với nái nền YMC:  Năng suất sinh trưởng  đạt 679,56 g/ngày, tiêu tốn thức ăn đạt 2,72 kgTA/kgTKL, dày mỡ lưng đạt 14,79 mm , tỷ lệ nạc đạt từ 55,05%.

Với nái nền YL: Năng suất sinh trưởng  đạt 758,87 g/ngày, tiêu tốn thức ăn đạt 2,63 kgTA/kgTKL, dày mỡ lưng đạt 11,02 mm , tỷ lệ nạc đạt từ 60,02%.

-  Tổ hợp lai DP:

Với nái nền YMC:  Năng suất sinh trưởng  đạt 670,77 g/ngày, tiêu tốn thức ăn đạt 2,76 kgTA/kgTKL, dày mỡ lưng đạt 14,43 mm , tỷ lệ nạc đạt từ 55,60%.

 Với nái nền YL: Năng suất sinh trưởng  đạt 755,33 g/ngày, tiêu tốn thức ăn đạt 2,65 kgTA/kgTKL, dày mỡ lưng đạt 10,90 mm , tỷ lệ nạc đạt từ 60,19%.

-  Tổ hợp lai DL:

Với nái nền YMC:  Năng suất sinh trưởng  đạt 646,94 g/ngày, tiêu tốn thức ăn đạt 2,82 kgTA/kgTKL, dày mỡ lưng đạt 15,10 mm , tỷ lệ nạc đạt từ 54,18%.

Với nái nền YL: Năng suất sinh trưởng  đạt 729,93 g/ngày, tiêu tốn thức ăn đạt 2,71 kgTA/kgTKL, dày mỡ lưng đạt 11,97 mm , tỷ lệ nạc đạt từ 58,92%.

- So với một số nguồn gen nhập khẩu (dòng đực Duroc từ Mỹ, Đài Loan, Canada), hai tổ hợp đực cuối D.PD và DP đã được tạo ra trong nghiên cứu này hoàn toàn có thể cạnh tranh được vì năng suất sinh trưởng tương đương, tỷ lệ nạc cao hơn từ 0,5-1,0%, hiệu quả kinh tế thu được cũng rất cao (tỷ suất lợi nhuận đạt 6,40 – 7,48% ở tổ hợp lai thương phẩm có mẹ là nái YMC và đạt từ 7,92 – 8,50% ở tổ hợp lai thương phẩm có mẹ là nái YL), đặc biệt khả năng thích nghi cao với điều kiện thời tiết nóng ẩm, kiểu chuồng hở và thông thoáng tự nhiên ở miền Bắc.

- Trong ba tổ hợp lai D.PD, DP và DL thì hai tổ hợp lai D.PD và DP nên sử dụng trong sản xuất vì có năng suất cao và phù hợp với thị hiếu của người chăn nuôi ở Miền Bắc.

- Đã nghiệm thu cấp Bộ ngày 11/3/2017

- Đạt loại: Khá

87.

Đánh giá tiềm năng di truyền về sản lượng sữa của đàn bò có nguồn gốc Hostein Friesian (HF) nuôi tại Việt Nam.

Thời gian thực hiện: 2012 - 2016

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Văn Giới

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2.487

Kết quả đạt được:

- Bò đực giống nguồn gốc Châu Âu và Châu Mỹ có tiềm năng di truyền tốt về sản lượng sữa và khoảng cách lứa đẻ, giá trị giống về sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày cao hơn các nguồn khác. Nguồn tinh dịch bò đực HF từ Israel và Hoa Kỳ thích hợp cho phối giống trên bò HF tại Mộc Châu, sản lượng sữa đàn con đạt 7585 kg/chu kỳ và 7089 kg/chu kỳ, tương ứng. Trong khi đó nguồn tinh dịch bò đực HF từ Canada và Hoa Kỳ thể hiện tiềm năng di truyền tốt và năng suất sữa trên bò HF tại Lâm Đồng, sản lượng sữa đàn con đạt trung bình 5442 kg/chu kỳ và 4774 kg/chu kỳ, tương ứng.

- Tiềm năng di truyền về sản lượng sữa trên đàn bò cái của cả HF thuần và HF lai có chiều hướng tăng lên qua các năm. Các quyết định nhập giống bò HF của chính phủ là hoàn toàn chính xác và đi đúng hướng, đáp ứng được nhu cầu phát triển bò sữa.

-     Đàn bò cái giống chọn lọc có nguồn gốc HF thuần và HF lai có sản lượng sữa cao và tiềm năng di truyền tốt, phù hợp để xây dựng đàn giống hạt nhân cho các cơ sở sản xuất giống bò sữa.

-     Đàn con từ các kế hoạch ghép phối có tiềm năng sản suất sữa cao và khoảng cách lứa đẻ tốt, không bị tăng đồng huyết.

- Đã nghiệm thu cấp Bộ ngày 11/3/2017

- Đạt loại: Khá

88.

Nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng suất 5 dòng gà lông màu hướng thịt.

Thời gian thực hiện: 2012 - 2016

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phùng Đức Tiến

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 3.000

Kết quả đạt được:

- Đối với 03 dòng trống TP4, LV4 và VP2: chọn lọc nâng cao khối lượng cơ thể. Khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi ở thế hệ 8 cao hơn so với thế hệ 4: dòng TP4 là 129,35g đối với con trống (tương ứng 6,64%) và 52,63g đối với con mái (tương ứng 3,35%); dòng LV4 là 84,78g đối với con trống (tương ứng 4,72%) và 110,81g đối với con mái (tương ứng 8,87%); dòng VP2 tương ứng 147,9g đối với con trống (tương ứng 11,41%) và 59,3g đối với con mái (tương ứng 7,00%); khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi ở thế hệ 8 của các dòng gà đạt được 100% so với mục tiêu đề tài đặt ra.

Năng suất trứng của dòng trống: TP4 đạt 165,97-166,31 quả, LV4 đạt 156,81- 163,04 quả và VP2 đạt 145,99 - 148,69 quả và đạt 100% so với sản phẩm đăng ký trong thuyết minh.

Hai dòng mái TP1, TP2: chọn lọc theo hướng năng suất trứng cao, kết quả chọn lọc về năng suất trứng lúc 38 tuần tuổi cho thấy hệ số biến dị về năng suất trứng giảm rõ rệt, ly sai chọn lọc giảm dần qua các thế hệ và hệ số di truyền về năng suất trứng lúc 38 tuần tuổi 0,14-0,16 là ổn định, chứng tỏ năng suất trứng của dòng mái TP1 chọn lọc đến thế hệ 8 đã đồng đều và ổn định.

Năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi thế hệ 8 đạt 182,68 quả đối với dòng TP1 và 179,78 quả đối với dòng TP2. Như vậy với áp lực chọn lọc cao nên năng suất trứng đã được nâng lên, cao hơn thế hệ 4 là 1,25 và 2,20 quả (đạt được 99,83-99,88% so với mục tiêu đề tài).

- Tổ hợp lai gà sinh sản hướng thịt TP12, TP21: có ưu thế lai về năng suất trứng so với trung bình bố mẹ là 2,03% đối với gà TP12 và 1,59% đối với gà TP21; ưu thế lai về tiêu tốn thức ăn/10 trứng tương ứng là – 3,02 và - 2,87%.

- Tổ hợp lai gà thương phẩm thịt 2 máu (TP41 và TP42) đến 9 tuần tuổi có khối lượng cơ thể 2415,67g và 2394,67g; ưu thế lai về khối lượng cơ thể so với trung bình bố mẹ là: 4,55% và 4,52%. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể 2,40-2,41kg; ưu thế lai so với trung bình bố mẹ là -4,00% và -4,55%.

- Tổ hợp lai thương phẩm thịt 3 máu TP412 và TP421: Đến 9 tuần tuổi ưu thế lai về khối lượng cơ thể so với trung bình bố mẹ là: 6,14% và 6,21%. Ưu thế lai về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể so với trung bình bố mẹ là -4,97% và -4,42%.

- Tổ hợp lai gà thương phẩm thịt 3 máu LV423: Đến 9 tuần tuổi khối lượng cơ thể đạt 2175g; ưu thế lai về khối lượng cơ thể so với trung bình bố mẹ là: 6,36%. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể 2,42kg; ưu thế lai so với trung bình bố mẹ là – 4,35%.

- Tổ hợp lai gà thương phẩm thịt chất lượng cao VR và VL: Đến 12 tuần tuổi khối lượng cơ thể gà VR 1681,55g; ưu thế lai là 0,74%; gà VL đạt tương ứng 1794,31g và 3,25%. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể đối với gà VR là 3,61kg và gà VL là 2,96kg; ưu thế lai so với trung bình bố mẹ tương ứng 9,89 và -1,5%.

- Đã công bố được 02 bài báo trên tạp chí chuyên ngành.

- Đã tham gia đào tạo được 01 Thạc sỹ.

- Đã nghiệm thu cấp Bộ ngày 12/3/2017

- Đạt loại: Khá

 89.

Chọn lọc ổn định năng suất  3 dòng vịt chuyên thịt MT1, MT2 và MT3.

Thời gian thực hiện:2012 - 2015

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Đức Trọng

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2.500

Kết quả đạt được:

- Dòng trống MT1: Qua 4 thế hệ chọn lọc, hiệu quả chọn lọc của vịt MT1 đạt được là 135,24g/con, so với kế hoạch đặt ra ở mục tiêu của đề tài là tăng được khoảng 200 - 300g/4 thế hệ chọn lọc thì đã đạt được 32,27% - 48,41% qua 3 thế hệ chọn lọc, so với mục tiêu của năm 2013 thì hiệu quả chọn lọc thế hệ 6 là R = 46,10g/con tương đương với mục tiêu đề ra là tăng 40 - 50g/con. Năng suất trứng của vịt MT1 là 207,38 quả/mái/42 tuần đẻ cũng đạt tương đương với mục tiêu đề ra là năng suất trứng ổn định trong khoảng 200 - 210 quả/mái/42 tuần đẻ.

                - Dòng trống MT3: Hiệu quả chọn lọc khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi của vịt MT3 ở thế hệ 5 là R = 60,55g/con và thế hệ 6 là R = 51,92g/con đạt so với mục tiêu của năm 2013 là hiệu quả chọn lọc tăng 40 - 50g/con, qua 2 thế hệ chọn lọc hiệu quả chọn lọc đạt được là 112,47g/con và so với mục tiêu khối lượng cần đạt được đề ra trong đề qua 2 thế hệ chọn lọc đã đạt 37,49 - 56,24%. Năng suất trứng của vịt MT3 ổn định 209,47 quả/mái/42 tuần đẻ.

                - Dòng mái MT2: Việc chọn lọc ổn định khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi, 24 tuần tuổi và chọn lọc tăng năng suất trứng đã cho thấy: khối lượng cơ thể vịt MT2 ở thế hệ 5 tương đương với khối lượng cơ thể ở các thế hệ 1 - 4, năng suất trứng của vịt MT2 tăng lên ở thế hệ 5 so với thế hệ 4. Qua 1 thế hệ chọn lọc năng suất trứng đã tăng 1,12 quả/mái và đạt 22,4 - 56,0% so với kế hoạch đề ra trong mục tiêu của đề tài tăng 2 - 5 quả trứng, so với kế hoạch của năm 2013 năng suất trứng tăng khoảng 0,5 - 1,5 quả/mái thì kết quả đã đạt so với kế hoạch đề ra, năng suất trứng của vịt MT2 ở thế hệ 5 là 229,77 quả/mái/42 tuần đẻ.

                - Xuống nuôi xác định khả năng phối hợp giữa 2 dòng trống và một dòng mái tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên.

90.

Đánh giá khả năng sản xuất của dòng đực tổng hợp VCN03 và một số tổ hợp lai

Thời gian thực hiện: 2012 - 2014

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trịnh Hồng Sơn

Kinh phí (Triệu đồng): 750

Kết quả đạt được:

- Hệ số di truyền của tính trạng độ dày cơ thăn và tỉ lệ nạc ở mức cao (0,58 và 0,56), tăng khối lượng và độ dày mỡ lưng ở mức trung bình (0,34 và 0,34) nên đạt hiệu quả chọn lọc cao.

- Lợn đực dòng VCN03 sau 1 thế hệ chọn lọc đã tăng khả năng tăng khối lượng 60,09 g/ngày, tăng tỉ lệ nạc 1,4% nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng thân thịt và chất lượng thịt.

- Số lượng và chất lượng tinh dịch của lợn đực VCN03 đạt chất lượng tốt, với 3260 lần khai thác, thể tích tinh dịch đạt 266,49 ml, hoạt lực tinh trùng đạt 84,11%, chỉ tiêu VAC là 63,72 tỉ/lần. Sau 1 thế hệ chọn lọc, số lượng và chất lượng tinh dịch được cải thiện. Cụ thể, thể tích tinh dịch tăng 11,49 ml/lần, VAC tăng 14,28 tỉ/lần và tỉ lệ kì hình giảm 0,48%.

- Lợn thương phẩm 4 và 5 dòng có khả năng sinh trưởng cao, tăng khối lượng bình quân/ngày lần lượt đạt 806,54 và 791,76 g/ngày, chất lượng thịt đạt tiêu chuẩn bình thường.

- Chọn được hai tổ hợp lai phù hợp, có khối lượng cai sữa/ổ cao hơn là DLYxMC (43,96 kg) và LRxMC (43,10 kg) tại Quảng Trị.

- Đào tạo được 02 thạc sĩ, 01 tiến sĩ và công bố được 05 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành.

91.

Nghiên cứu chọn tạo dòng gà Ri

Thời gian thực hiện: 2012 - 2014

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Ngô Thị Kim Cúc

Kinh phí (Triệu đồng): 850

Kết quả đạt được:

- Đã chọn lọc nhân thuần đàn gà ri hoa mơ qua 3 thế hệ  với quy mô là 200 con mái sinh sản ở thế hệ xuất phát và thế hệ 1, và 150 con mái sinh sản ở thế hệ 2. Kết quả theo dõi ba thế hệ như sau:

  +Về đặc điểm ngoại hình:

Kiểu mào của đàn gà Ri hoa mơ là mào cờ. Màu da là màu vàng. Màu lông vẫn còn đa dạng, tuy nhiên chủ yếu vẫn là màu lông hoa mơ. Tỷ lệ màu lông hoa mơ của đàn gà ở thế hệ 2 đã được nâng lên 8,5% so với thế hệ xuất phát (từ 53,5% ở thế hệ xuất phát lên 62,0% ở thế hệ 2).

+ Về khả năng sản xuất:

Khối lượng của gà Ri đã tăng dần qua các thế hệ. Lúc 8 tuần tuổi gà trống có khối lượng là 668,04g ở thế hệ xuất phát và 690,44g ở thế hệ 2, gà mái có khối lượng 627,15g ở thế hệ xuất phát và 663,35g ở thế hệ 2. Đến 20 tuần tuổi gà trống có khối lượng ở thế hệ xuất phát là 1676,30g và ở thế hệ 2 là 1705,00g, gà mái có khối lượng ở thế hệ xuất phát là 1409,30g và ở thế hệ 2 là 1444,60g.

Năng suất trứng của gà Ri hoa mơ tăng dần qua các thế hệ. Năng suất trứng của đàn gà Ri hoa mơ đến 68 tuần tuổi là từ 126,21 quả ở thế hệ xuất phát và 129,28 quả ở thế hệ 2.

- Đã công bố được  01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành.

92.

Nghiên cứu các giải pháp tổng thể để phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng sản xuất hàng hóa.

Thời gian thực hiện: 2012 - 2014

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS.Đinh Xuân Tùng

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2.000

Kết quả đạt được:

1. Đánh giá được những khó khăn trở ngại làm cơ sở định hình các giải pháp kinh tế-kỹ thuật-tổ chức sản xuất-kinh doanh bò thịt.

(i) Khó khăn về kỹ thuật: Thiếu thức ăn thô xanh, đặc biệt trong mùa khô do không hộ nào áp dụng công nghệ chế biến phụ phẩm nông-công nghiệp là yếu tố then chốt hạn chế đến phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng sản xuất hàng hóa tại các khu vực sản xuất bò thịt;

(ii) Khó khăn về thị trường: Có nhiều khâu trung gian, thiếu thông tin thị trường và thiếu sự hợp tác lâu dài giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị bò thịt làm cho sự phân chia giá trị gia tăng giữa các tác nhân còn bất hợp lý, giảm lợi thế cạnh tranh của từng tác nhân nói riêng và toàn chuỗi nói chung;

(iii) Khó khăn về tổ chức sản xuất: Hầu hết các hộ chăn nuôi bò thịt hàng hóa có quy mô chăn nuôi nhỏ (6,2 con/hộ), và 100% số hộ chưa tham gia liên kết trong tổ chức sản xuất giữa các hộ nông dân cùng chăn nuôi bò thịt theo một quy trình và hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương;

(iv) Khó khăn về chính sách:Văn bản về quản lý giống vật nuôi còn nhiều bất cập. Thiếu các chính sách, chương trình cụ thể của nhà nước hỗ trợ cho các mô hình liên kết theo kiểu tổ hợp tác, nhóm liên kết, tạo tiền đề cho việc xây dựng HTX.

2. Kết quả xây dựng và thử nghiệm các mô hình tổ hợp tác chăn nuôi bò thịt theo hướng hàng hóa đã chứng minh việc lồng ghép các giải pháp kỹ thuật với  giải pháp tổ chức, quản lý thông qua việc thành lập tổ hợp tác/nhóm liên kết, trong đó thiết lập các mối liên kết ngang dựa trên nhu cầu có thực của người chăn nuôi, liên kết dọc giữa tổ hợp tác với các tác nhân thu gom-giết mổ, mang lại lợi ích thực sự cho các bên tham gia là con đường duy nhất để thúc đẩy chăn nuôi bò thịt theo hướng sản xuất hàng hóa trong điều kiện của các tỉnh hiện nay.

3. Áp dụng đồng bộ các giải pháp kinh tế-kỹ thuật, không những góp phẩn mở rộng quy mô chăn nuôi (tăng 21,9%), mà còn làm tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi của các hộ tham gia mô hình. Khoảng cách lứa đẻ ngắn hơn (rút ngắn được 6,4%) và khối lượng bê sơ sinh tăng trung bình 12,1%.

- Đã công bố được  01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành

93.

Nghiên cứu một số giải pháp tổng hợp nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi trâu ở Việt Nam.

Thời gian thực hiện: 2012 - 2016

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Văn Giới

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2.243

Kết quả đạt được:

+ Đã đánh giá được thực trạng và các yếu tố kinh tế, kỹ thuật và tổ chức sản xuất tác động đến chăn nuôi trâu ở Việt Nam, đó là chăn nuôi nhỏ lẻ (dưới 5con/hộ) vẫn chiếm tỷ lệ lớn, khối luwọng trâu lúc trưởng thành đạt từ 370,13kg-381,81 kg/con trâu cái và 430,15-451,74kg/con trâu đực, tuổi đẻ lần đầu trong khoảng 3-4 năm tuổi, khoảng cách lứa đẻ từ 18-24 tháng. Hiện trâu chưa được sản xuất theo chuỗi giá trị.

+ Đã đề xuất một số giải pháp nâng cao năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi trâu ở Việt Nam bao gồm chính sách về giống, kỹ thuật sinh sản, phương thức chăn nuôi và nguồn thức ăn cho chăn nuôi trâu.

+ Áp dụng một số giải pháp kỹ thuật phù hợp sẽ cho hiệu quả cao trong chăn nuôi trâu tại Việt Nam. Khi áp dụng tốt các giải pháp kỹ thuật, năng suất và hiệu quả chăn nuôi trâu tăng lên đáng kể:

  • Áp dụng tốt giải pháp về giống: Sử dụng trâu đực giống và trâu cái tốt làm tăng khối lượng cơ thể đàn con từ 9,89% đến 19,67% so với đại trà ở các giai đoạn từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi; tăng khối lượng hàng ngày cao hơn đại trà từ 4,83% đến 18,75% ở các giai đoạn tuổi trên 6 tháng.
  • Áp dụng các giải pháp sinh sản phù hợp (Phối giống kiểm soát) làm cho trâu có khoảng cách lứa đẻ đạt được 15,34 tháng và đẩy tỷ lệ đẻ toàn đàn trong năm lên trên 78,23%.

- Áp dụng phương thức vỗ béo nuôi nhốt cho hiệu quả kinh tế cao hơn, phương thức nuôi nhốt cho tăng trọng cao, chất lượng thân thịt và chất lượng thực phẩm cao, hiệu quả kinh tế cao hơn các phương thức khác.

+ Đã xây dựng được 08 quy trình kỹ thuật chăn nuôi và xử lý rác thải phục vụ chăn nuôi trâu quy mô nông hộ.

+ Đã công bố được 02 bài báo trên tạp chí chuyên ngành.

- Đã nghiệm thu cấp Bộ ngày 23/9/2017

- Đạt loại: Đạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

94.

Nghiên cứu chế biến một số sản phẩm ăn liền từ nguyên liệu thịt bò và thịt lợn dạng tươi và đông lạnh.

Thời gian thực hiện: 2012 - 2014

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Thị Mai Phương

Kinh phí (Triệu đồng): 600

Kết quả đạt được:

Nội dung 1: Nghiên cứu chế biến sản phẩm lên men từ nguyên liệu thịt bò và thịt lợn

Nghiên cứu phân lập và nuôi cấy chủng vi khuẩn sinh axit lactic phù hợp cho chế biến sản phẩm lên men

+ Đã phân lập được 22 chủng vi khuẩn latic gồm 6 chủng từ các sản phẩm trong nước và 16 chủng từ các sản phẩm salami của Nga và Hungary, nhuộm Gram và thử nghiệm catalase khẳng định 22 chủng phân lập được là vi khuẩn lactic. Các khuẩn lạc đều mang những đặc điểm của vi khuẩn lactic.

+ Lựa chọn được 4 chủng lên men đồng  hình và 1 chủng lên men dị hình có khả năng sản sinh axit lactic cao, riêng  01 chủng lên men dị hình (chủng N4) có có mùi thơm đặc trưng: Cả 05 chủng đều thuộc nhóm vi khuẩn Gram dương, phản ứng catalaza âm tính,  

 Giữ giống trong ống thạch nghiêng MRS để ở nhiệt độ 0-40C có thể bảo quản từ 1-3 tháng. Giữ giống trong dung dịch MRS có bổ xung glyxerin bảo quản ở nhiệt độ -250C có thể bảo quản giống từ 6 tháng đến 1 năm

Nghiên cứu công nghệ chế biến Salami

            + Xác định được tỷ lệ nguyên liệu phù hợp là 30% thịt lợn, 40% thịt bò, 30% mỡ

            + Công thức gia vị, phụ gia phù hợp đó là: Đường glucoza: 1,5%; Muối: 2,5%; hạt tiêu: 0,2%; tỏi: 0,3%; rượu trắng: 1,5%; Paprica: 0,03%.

           + Chủng giống phù hợp đã tuyển chọn đó là: chủng CD5 và N4

           + Tỷ lệ bổ sung là 2% với mật độ vi khuẩn lactic là 107 – 108 cfu/g

           + Nhiệt độ lên men thích hợp là 18-20oC, độ ẩm 80-85%

           + Nhiệt độ làm khô sản phẩm là 18-20oC, độ ẩm 65-70%

           + Bảo quản salami tốt nhất ở nhiệt độ 0-4oC

Nội dung 2. Nghiên cứu công nghệ chế biến sản phẩm thịt bò cuốn ăn liền an toàn và tiện dụng

             + Tỉ lệ phối trộn nguyên liệu chính phù hợp đó là mỡ/thịt = 1/15,; Công thức gia vị phù hợp là: Gừng vàng: 6%; Tỏi 6%; quế chi: 1%, mật ong: 5%; magi: 8%

             + Tẩm ướp  ướp ở nhiệt độ 0 - 4oC trong 12-14h ; 

              + Thịt bò cuốn bảo quản ở 0-4oC sau 20 ngày và mẫu bảo quản ở -20oC  sau 30 ngày vẫn cho chất lượng tốt, đảm bảo VSATTP.

Nội dung 3. Nghiên cứu công nghệ chế biến giò bò từ nguyên liệu thịt bò lạnh đông

              + Lựa chọn được tỉ lệ phối trộn nguyên liệu chính từ thịt lạnh đông gồm: thịt bò:mỡ:đá là 10:3:1; Công thức gia vị: Gừng vàng: 0,6%; Tỏi: 0,6%; Quế bột: 1,0%; hạt tiêu: 1,0%; rau thì là: 4,0%; nước mắm: 1,3%; Muối: 1,2%; Trio PDP: 0,3% và tinh bột: 5,0%

            + Gia nhiệt là luộc giò bò trong môi trường nước 80 -85oC. Bao gói lớp trong bằng lá chuối, lớp ngoài là bao bì propylene hoặc bao gói lớp trong bằng propylene, lớp ngoài bằng khuôn nhôm cho chất lượng được ưa thích hơn cả.

              + Bảo quản sản phẩm ở 4oC; và -20oC đến tận 20 ngày vẫn cho chất lượng tốt và đảm bảo vệ sinh ATTP.

Một số kết quả khác

            - Tham gia  đào tạo được 2 kĩ sư  ngành công nghiệp thực phẩm.

            - Đăng 2 bài báo trong tạp chí KHCN chăn nuôi của Viện chăn nuôi số 42

- Đã nghiệm thu cấp Bộ theo Quyết định Số 294/QĐ:-BNN-KHCN ngày 25/02/2014

- Ngày nghiệm thu : 25/03/2014

- Xếp loại:  Khá

95.

Nghiên cứu một số khẩu phần ăn hợp lý từ nguồn cây thức ăn có hàm lượng tannin cao để giảm thiểu khí methane trong chăn nuôi bò thịt

 Thời gian thực hiện: 2012 - 2013

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: Phạm Kim Cương

Kinh phí (Triệu đồng): 630

Kết quả đạt được:

  • Xác định ảnh hưởng các nguồn tanin khác nhau đến lượng methane sinh ra và lên men, tiêu hóa dạ cỏ trong điều kiện in vitro. Về tổng thể khi xem xét cả lượng methane sinh ra và lên men, tiêu hóa dạ cỏ trong điều kiện in vitro của 6 loại lá cây giàu tanin thì thì lá keo dậu và lá sắn tốt hơn tanin tinh khiết; tanin từ lá chè kém nhất về hiệu quả.
  • Có thể ước tính được lượng methane sinh ra ở dạ cỏ in vitro khi sử dụng các thức ăn bổ sung có tanin trong khẩu phần bằng phương trình: CH4 (ml) = 11,5 - 0,561 Tanin (%) - 0,213 NDF (%) + 0,216 Gas 96h;  với R2(adj) = 94,3% (P<0,01).

Xây dựng được 3 khẩu phần nuôi bò lai Sind sinh trưởng bổ sung các mức tanin 0,3; 0,4 và 0,5% tanin từ cây keo giậu. Mức bổ sung 0,3% đạt tăng trọng bình quân hàng ngày cao nhất 761 g/con/ngày đồng thời có hiệu quả sử dụng thấp nhất 5,4 kg CK/kg tăng trọng; lượng CH4 sản sinh (g)/kg tăng trọng ở nhóm bò ăn khẩu phần này thấp rõ rệt (p<0,05) so với nhóm bò ăn khẩu phần đối chứng đối chứng (165 so với 214,8)

96.

Nghiên cứu sản xuất premix khoáng-vitamin cho gia súc gia cầm nuôi theo phương pháp công nghiệp

Thời gian thực hiện: 2012 - 2014

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Vương Nam Trung

Kinh phí(Triệu đồng): 2.200

Kết quả đạt được:

Điều tra 35 cơ sở SX premix cho thấy 60,01% sản lượng là do Cty nước ngoài SX. Sản phẩm chủ yếu là premix cho lợn (64,04%), gà (19,82%) và gia cầm, thủy sản khác (16,14% tổng sản lượng). Hàm lượng khoáng trong chế phẩm premix thu thập từ thị trường chỉ đạt 64,66-92,71%; hàm lượng vitamin đạt 17,40-31,97% so với công bố trên nhãn sản phẩm

+ Xác định được nhu cầu khoáng, vitamin cho lợn thịt, lợn nái nuôi con, gà thịt, gà đẻ, vịt thịt, vịt đẻ và bò sữa nuôi theo phương thức công nghiệp trong điều kiện chăn nuôi các tỉnh phía Nam

+ Tìm được cơ chất; bao bì; điều kiện bảo quản thích hợp sử dụng trong SX premix khoáng, vitamin để giảm thiểu hao hụt mất mát trong quá trình sử dụng và bảo quản chế phẩm.

+ Xây dựng được quy trình sản xuất premix khoáng, vitamin cho lợn, gà, vịt, bò sữa, vịt nuôi công nghiệp. Các quy trình đều được đơn giản hóa các thuật ngữ, chi tiết từng bước, dễ áp dụng trong điều kiện sản xuất

+ Sản xuất 1105 kg chế phẩm premix khoáng, vitamin thử nghiệm trên lợn, gà, vịt, bò sữa, vịt nuôi công nghiệp. Kết quả cho thấy premix tự SX có chất lượng tương đương với chế phẩm cùng loại nhập nội (ASTAMIX-Thái Lan và TECHNA-Pháp) nhưng giá bán thấp hơn từ 10-15%

+ Xây dựng 14 tiêu chuẩn sản phẩm premix khoáng, vitamin bổ sung trong khẩu phần thức ăn cho lợn thịt, lợn nái nuôi con, gà thịt, gà đẻ, vịt thịt, vịt đẻ và bò sữa.

+ Đăng 04 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành

- Đã công bố được 04 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành.

97.

Nghiên cứu sản xuất một số chế phẩm có nguồn gốc thảo dược dùng để phòng và trị hội chứng hô hấp trên lợn và gà

Thời gian thực hiện: 2012 - 2015

Đơn vị thực hiện: Phân viện Chăn nuôi Nam bộ

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lã Văn Kính

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2.500

Kết quả đạt được:

 Đã nghiên cứu thành công quy trình chiết xuất 4 loại cao là cao Xạ can, cao Dâu tằm, cao Viễn chí và cao Quế với việc sử dụng 3 loại cồn để chiết xuất là cồn 96 độ, 72 độ, 48 độ. Đã xây dựng được tiêu chuẩn hóa nguyên liệu và tiêu chuẩn hóa sản phẩm.
- Đã bào chế thành công 3 chế phẩm từ các loại cao chiết nói trên và cao bọ mắm. Chế phẩm thảo dược CP3 gồm 39,9% cao Xạ can, 36,6% cao Quế, 23,5% cao Dâu tằm và hoạt chất chính trong chế phẩm này là Flavonoid 0,243%, giá thành 69.949 đồng/kg. Chế phẩm thảo dược CP4 gồm 42,8% cao Xạ can, 32,0% cao Bọ mắm, 25,2% cao Dâu tằm và hoạt chất chính trong chế phẩm này là Flavonoid 0,261%, giá thành 83.193 đồng/kg. Chế phẩm thảo dược CP5 gồm 52,8% cao Xạ can, 34,1% cao Bọ mắm, 8,1% cao Viễn chí và hoạt chất chính trong chế phẩm này là Flavonoid 0,164%, giá thành 94.522 đồng/kg. Việc nghiên cứu dược tính của cao CP4 trên chuột đã chứng minh khả năng kháng viêm và kháng khuẩn của chế phẩm khá tốt.
- Các chế phẩm thảo dược hoàn toàn có thể thay thế việc bổ sung kháng sinh trong thức ăn cho gà và lợn. Thay thế kháng sinhtrong thức ăn cho gà thịt bằng 0,3% CP3 hoặc 0,21% CP4 hoặc0,32% đã giảm tỷ lệ gà bị bệnh hô hấp, cải thiện 7-10% khối lượng gà lúc 10 tuần tuổi và 7-9% tiêu tốn thức ăn.
- Khi thay thế kháng sinh trong thức ăn cho gà đẻ Lương Phượng, Hyline bằng 0,2% chế phẩm CP3 hoặc 0,21% chế phẩm CP4 hoặc 0,16% chế phẩm CP5 đã giảm bệnh hô hấp trên gà từ 0,51% xuống còn 0,08 - 0,12%, giúp tăng trọng lượng trứng từ 2-3,7%, nâng cao tỷ lệ trứng chọn ấp từ 1,6-2,1%, giảm hệ số chuyển hóa thức ăn trên 10 quả trứng từ 2,0-5,6% giảm giá thành 1 trứng giống từ 2,8-6,2% so với lô đối chứng và lô bổ sung kháng sinh.
- Khi thay thế kháng sinh trong thức ăn cho lợn con sau cai sữa bằng 0,5% chế phẩm CP3 hoặc 0,51% chế phẩm CP4 hoặc 0,64%chế phẩm CP5 có tác dụng giảm 32- 51% tỷ lệ lợn bị bệnh hô hấp, kích thích tăng trưởng, khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn so với bổ sung kháng sinh. So với khẩu phần cơ sở, tăng khối lượng trung bình hàng ngày của lợn ở các khẩu phần có bổ sung thảo dược CP3 tăng trọng lượng cao hơn 14-23%, tăng lượng ăn vào10-14%, giảm tiêu tốn thức ăn 2-8%, giảm chi phí thức ăn cho một kg tăng khối lượng.
- Khi thay thế kháng sinh trong thức ăn cho lợn thịt bằng 0,5-0,68% CP3 hoặc 0,51%. CP4 hoặc 0,64% CP5 % có tác dụng tốt trong phòng bệnh hô hấp ở lợn, Tăng trọng cao hơn từ 7-12%, tiêu tốn thức ăn thấp hơn từ 8-9%, chi phí tiền thức ăn thấp hơn 3%.

98.

Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao khả năng sinh sản ở bò sữa

Thời gian thực hiện: 2012 - 2013

Đơn vị thực hiện:

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Ngọc Tấn

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 700

Kết quả đạt được:

 

 

99.

Nghiên cứu xây dựng khẩu phần vỗ béo thích hợp cho bò F1/2 Droughtmaster

Thời gian thực hiện: 2012 - 2014

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Đỗ Thị Thanh Vân

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 800

Kết quả đạt được:

100.

NC chọn tạo 1 số dòng gà lông màu phục vụ chăn nuôi công nghiệp

Thời gian thực hiện: 2013 - 2016

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Quý Khiêm

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2.650

Kết quả đạt được:

- Chọn tạo được 3 dòng gà lông màu (TN1, TN2, TN3) phục vụ chăn nuôi công nghiệp

+ Dòng trống TN1: Khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi, gà trống là 2616,47g/con, gà mái là 2207,02g/con. Năng suất trứng đến 64 tuần tuổi năng suất trứng/mái đạt 150,86 quả. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng là 2,93 kg. Tỷ lệ phôi và tỷ lệ gà loại 1/tổng trứng ấp đạt 96,59% và 81,37%.

+ Dòng mái TN2: Năng suất trứng/mái/64 tuần tuổi là 178,05 quả. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng là 2,52 kg. Tỷ lệ phôi và tỷ lệ gà loại 1/tổng trứng ấp là 96,35% và 82,16%.

+ Dòng mái TN3: Năng suất trứng/mái/64 tuần tuổi là 183,15 quả. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng là 2,44 kg. Tỷ lệ phôi và tỷ lệ gà loại 1/tổng trứng ấp là 96,27% và 82,20%.

- Tổ hợp lai gà bố mẹ TN23 và TN32: Năng suất trứng/mái/64 tuần tuổi đạt 183,47 và 184,02 quả, tiêu tốn thức ăn/10 trứng là 2,34 và 2,33 kg. Ưu thế lai về năng suất trứng là 3,03 và 3,34%, về tiêu tốn thức ăn là - 8,70 và - 9,09%. Tỷ lệ phôi và tỷ lệ gà loại 1/trứng có phôi của gà TN23 là 96,44 và 81,82%, gà TN32 là 96,29 và 82,01%.

- Gà thương phẩm TN123 và TN132: Thời gian nuôi thịt đến 8 tuần tuổi, khối lượng cơ thể đạt 2274,64 và 2344,93g/con. Tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng 2,29 và 2,24 kg. Ưu thế lai về khối lượng cơ thể là 1,23 và 2,54%, tiêu tốn thức ăn là -4,68 và -5,59%.

- Quy trình chăn nuôi, thú y phòng bệnh cho gà lông màu sinh sản và thương phẩm nuôi công nghiệp: Sử dụng mức protein 17,5% trong khẩu phần nuôi gà sinh sản TN32 giai đoạn đẻ trứng 24 - 64 tuần tuổi là phù hợp cho năng suất trứng/mái đạt 184,55 quả. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng là 2,47 kg. Tỷ lệ phôi và tỷ lệ gà loại 1/tổng trứng ấp đạt 96,46% và 82,09%. Và mức protein 22 - 20 - 18% trong khẩu phần nuôi gà TN132 thương phẩm ứng với các giai đoạn 1 - 3 tuần tuổi, 4 - 6 tuần tuổi và 7 - 8 tuần tuổi là phù hợp cho khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi là 2365,07g/con, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 2,22 kg.

- Đã công bố được 4 bài báo trên tạp chí chuyên ngành.

- Đã tham gia đào tạo được 01 Thạc sỹ và 01 Tiến sỹ.

- Đã nghiệm thu cấp Bộ ngày 12/3/2017

- Đạt loại: Khá

101.

Chọn tạo 3 dòng gà lông màu thả vườn có năng suất chất lượng cao

Thời gian thực hiện: 2013 - 2017

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thanh Sơn

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2.900

Kết quả đạt được:

102.

Chọn tạo hai dòng vịt chuyên thịt(dòng trống và dòng mái) có năng suất thịt cao trong chăn nuôi thâm canh(nuôi nhốt hoặc nuôi khô)

Thời gian thực hiện: 2013 - 2017

Đơn vị thực hiện: Phân viện Chăn nuôi Nam bộ

Chủ nhiệm đề tài: TS. Dương Xuân Tuyển

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2.500

Kết quả đạt được:

103.

Hiện trạng và giải pháp làm giảm số lượng tế bào soma (Somatic cell count – SCC) trong sữa bò tươi khu vực thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian thực hiện: 2013 - 2014

Đơn vị thực hiện: Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đỗ Thị Thu Lam

Kinh phí năm (Triệu đồng): 600

- Thực trạng số lượng SCC trong sữa ở mức ≤200x10­­3TB/ml chiếm 11,6%; nằm trong khoảng >200x10­­3 đến ≤400x10­­3TB/ml chiếm 23,6%; bò có SCC >400x10­­3 đến ≤1.500x10­­3TB/ml là 28,4% và đặc biệt số bò mức SCC >1.500 x10­­3 TB/ml có tỷ lệ cao nhất 36,4%. Hiện trạng SCC cao trong sữa vẫn chưa được cải thiện đáng kể.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi SCC trong sữa như sau: + Bổ sung khoáng chất, vitamin trong khẩu phần, vệ sinh chuồng trại định kỳ, độ khô thoáng của nền chuồng, phương pháp vắt sữa và vệ sinh vắt sữa đều làm giảm số lượng tế bào soma trong sữa. + Streptococcus agalactiae là tác nhân chủ yếu gây nên sự gia tăng số lượng SCC trong sữa và Staphyloccus aureus đóng vai trò phụ nhiễm làm cho sự gia tăng trở nên nghiêm trọng và dai dẵng.

- Các giải pháp thích hợp làm giảm số lượng SCC trong điều kiện sản xuất thực tế như sau:

Kết hợp bổ sung Se và vitamin E vào khẩu phần ăn hằng ngày, thực hiện công tác quản lý vệ sinh chăn nuôi, thực hành vệ sinh vắt sữa ở cả 2 phương pháp vắt sữa bằng máy và tay là rất cần thiết trong việc quản lý và phòng ngừa sự gia tăng SCC trong sữa, giúp ổn định giá thu mua, cải thiện thu nhập cho người chăn nuôi.

- Đã công bố được 01 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành.

 

 

 

 

104.

Nghiên cứu tiêu chuẩn, khẩu phần thức ăn thích hợp nhằm nâng cao khả năng sản xuất tinh của bò đực giống Holstein Friesian tại Việt Nam

Thời gian thực hiện: 2013 - 2015

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phùng Thế Hải

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 1.300

Kết quả đạt được:

Thực trạng khẩu phần cung cấp cho bò đực giống HF tại trạm Moncada có giá trị dinh dưỡng cơ bản đảm bảo với tiêu chuẩn ăn của NRC (1988). Thực trạng số lượng, chất lượng tinh dịch của bò đực giống HF tại trạm Moncada trong mùa đông-xuân tốt hơn trong mùa hè-thu.

Tiêu chuẩn năng lượng trao đổi và protein thô ăn vào thích hợp nhất cho bò đực giống trưởng thành sản xuất tinh tính trên khối lượng trao đổi (BW0,75) đối với bò đực giống HF thuần, trưởng thành sản xuất tinh trong mùa hè-thu lần lượt 0,69 MJ/kgBW0,75 tương đương 109,5% NRC 1988 và 8,05 g/BW0,75 tương đương 107,8 % NRC 1988 và mùa đông-xuân với mức năng lượng trao đổi và protein thô ăn vào lần lượt 0,69 MJ/kgBW0,75 tương đương 109,5% NRC 1988 và 8,21 g/BW0,75tương đương 109,9 % NRC 1988.

Mức khoáng Ca và P thích hợp trong khẩu phần nuôi bò đực giống trưởng thành khối lượng 950 kg đang sản xuất tinh với mức Ca 38g và P 24g tương đương 100% NRC (1988). Mức bổ sung vitamin A và Vitamin D cho bò đực giống HF sản xuất tinh với tần xuất khai thác 2 lần/tuần với mức bổ sung 40.000 UI vitamin A và 6.000 UI vitamin D tương đương 100% NRC (1988). Nuôi bò với tiêu chuẩn năng lượng trao đổi, protein thô, Ca, P, vitamin A, D thích hợp đã cải thiện đáng kể chất lượng tinh.

 

 

 

105.

 

Nghiên cứu sử dụng có hiệu quả thóc làm thức ăn chăn nuôi

Thời gian thực hiện: 2013 - 2015

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Quốc Việt

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 1.700

Kết quả đạt được:

Tại thời điểm điều tra (6 tháng đầu năm 2014), thóc và gạo lật được sử dụng rất hạn chế trong các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. Về phương diện kỹ thuật, thóc có thể được sử dụng một cách hiệu quả để thay thế ngô làm thức ăn cho lợn và gia cầm với tỷ lệ thay thế thích hợp trong khẩu phần cụ thể cho các đối tượng như sau: (% tính theo năng lượng trao đổi); nái sinh sản và lợn nuôi thịt là 50%; gà lông màu nuôi thịt 60% và vịt đẻ 65% và gà đẻ 100%. Gạo lật có thể được sử dụng một cách hiệu quả để thay 100% ngô trong khẩu phần thức ăn cho lợn con, lợn nuôi thịt, gà thịt và vịt thịt mà không ảnh hưởng đến năng suất vật nuôi.

Khi giá thóc và gạo lật bất lợi so với ngô (tính theo giá trị năng lượng) như ở thời điểm thực hiện đề tài, việc sử dụng thóc và gạo lật để thay thế ngô làm thức ăn cho lợn và gia cầm đã làm hiệu quả chăn nuôi do chi phí thức ăn tăng từ 4,7% đến 363,2% (tùy theo đối tượng và tỷ lệ thay thế) so với không thay thế. Tương quan hợp lý giữa giá thóc và gạo lật với giá ngô để thóc và gạo lật có thể được sử dụng có hiệu quả cả về phương diện kỹ thuật và kinh tế để sản xuất thức ăn cho lợn và gia cầm là giá thóc phải thấp hơn so với ngô tối thiểu 26,35%; giá gạo lật phải thấp hơn so với ngô ở mức tối thiểu là 2,7%

 

 

 

 

 

 

 

 

106.

Nghiên cứu một số giải pháp tổng hợp nhằm giảm tỷ lệ hao hụt lợn con theo mẹ trong chăn nuôi trang trại, gia trại ở Việt nam

Thời gian thực hiện: 2014 - 2015

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trịnh Quang Tuyên

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 3.000

Kết quả đạt được:

– Hao hụt lợn con theo mẹ tại trang trại và gia trại chiếm tỷ lệ cao. Hao hụt lợn con theo mẹ ở miền Nam chiếm tỷ lệ 15,63% ở trang trại và 17,07% ở gia trại; ở miền Trung chiếm tỷ lệ 14,23% ở trang trại và 16,74% ở gia trại; ở miền Bắc chiếm tỷ lệ 14,16% ở trang trại và 15,23% ở gia trại.

– Các nguyên nhân chính gây hao hụt lợn con theo mẹ ở trang trại và gia trại ở ba miền Bắc, Trung, Nam là chết đè từ 41,60% đến 46,70% ở trang trại và từ 19,40% đến 26,70% ở gia trại (do không trực đẻ, không có khung cũi cho lợn nái đẻ, không sử dụng ổ úm, lợn con còi cọc, yếu), chết tiêu chảy từ 30,60% đến 33,40% ở trang trại và từ 35,40% đến 49,40% ở gia trại (do không sử dụng đèn sưởi, ổ úm, lợn nái không tiêm vacxin đầy đủ, chuồng trại ẩm ướt, không có thiết bị làm mát, vệ sinh sát trùng không thường xuyên), loại thải trước 24 giờ từ 9,30% đến 10,30% ở trang trại và từ 2,10% đến 6,20% ở gia trại (do lợn con sinh ra còi, yếu, chưa tiêm đầy đủ các loại vacxin cho lợn nái, không trực đẻ) và chết do viêm phổi từ 1,20% đến 2,70% ở trang trại và từ 5,90% đến 21,60% ở gia trại.

– Một số giải pháp tổng hợp nhằm giảm thiểu tỷ lệ hao hụt lợn con theo mẹ:

+ Giảm tỷ lệ lợn con loại thải trước 24 giờ: Cho lợn nái ăn đảm bảo nhu cầu dinh dƣỡng và khẩu phần phù hợp; Tiêm đầy đủ các loại vacxin cho lợn nái; Trực đẻ cho lợn nái; Sử dụng chế phẩm Mistral cho lợn sơ sinh.

+ Giảm tỷ lệ lợn con bị chết đè: Tăng cường việc giám sát đàn lợn ở tuần đầu sau khi đẻ; Ô chuồng lợn nái có khung cũi cho lợn nái.

+ Giảm tỷ lệ lợn con bị chết do tiêu chảy: Cho lợn con bú sữa đầu sớm; Có đèn sưởi cho lợn con; Chuồng trại có hệ thống làm mát; Tiêm vacxin cho lợn nái và tiêm sắt cho lợn con; Phun thuốc sát trùng định kỳ; Bổ sung chế phẩm Ecopiglet cho lợn con.

+ Giảm tỷ lệ lợn con bị chết do viêm phổi: Sử dụng vacxin phòng các bệnh về hô hấp và sử dụng đèn sưởi cho lợn con.

– Sau khi áp dụng một số giải pháp tổng hợp vào các mô hình trang trại và gia trại đã giảm tỷ lệ hao hụt lợn con theo mẹ so với trước khi áp dụng. Trong đó, tỷ lệ hao hụt lợn con theo mẹ ở miền Nam giảm 8,82% ở trang trại và 11,00% ở gia trại; Ở miền Bắc giảm 5,13% ở trang trại và 9,22% ở gia trại; Ở miền Trung giảm 4,98% ở trang trại và 8,92% ở gia trại.

– Tỷ lệ nuôi sống lợn con đến cai sữa sau khi áp dụng các giải pháp tổng hợp đạt từ 94,26% đến 94,79% đối với trang trại và từ 93,15 đến 94,28% đối với gia trại.

– Hiệu quả kinh tế sau khi áp dụng các giải pháp tổng hợp ở miền Nam tăng 2,06 triệu đồng/lứa ở trang trại và tăng 2,34 triệu đồng/lứa ở gia trại; Ở miền Bắc tăng 1,07 triệu đồng/lứa ở trang trại và tăng 2,06 triệu đồng/lứa ở gia trại; Ở miền Trung tăng 1,32 triệu đồng/lứa ở trang trại và tăng 1,80 triệu đồng/lứa ở gia trại.

 

 

 

 

 

107.

Nghiên cứu tạo các tổ hợp lai giữa lợn nái Landrace và Yorkshire (YL) nhập khẩu từ Đan Mạch với một số lợn đực giống ngoại trong nước

Thời gian thực hiện: 2015 - 2019

Đơn vị thực hiện: Phân viện Chăn nuôi Nam bộ

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Hữu Tỉnh

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 5.100

Đang thực hiện

Kết quả chọn lọc đàn Yorkshire và Landrace hạt nhân tại TT Bình Thắng, TT Thụy Phương và Cty Thái Dương. Năng suất sinh sản, sinh trưởng:

- Số con đẻ ra: 14,3 con/ổ so với 13,8 con/ổ năm 2017.

- Số con sơ sinh sống: 12,6 con/ổ so với 12,4 con/ổ năm 2017.

- Số con cai sữa: 11,7 con/ổ so với 11,6 con/ổ năm 2017.

- Khối lượng cai sữa: 76,7 kg/ổ so với 74,5 kg/ổ năm 2017.

- Tốc độ sinh trưởng từ 30 – 100kg: 914 gam/ngày (chuồng kín-mát) và 845 gam/ngày (chuồng hở-quạt)

So với năng suất nguyên gốc tại Đan mạch, các chỉ tiêu năng suất sinh sản, sinh trưởng đạt từ 85,5 – 95,8%. Năng suất sinh sản của đàn nái lai bố mẹ (YL và LY):

- Số con đẻ ra: 13,5 – 14,0 con/ổ

- Số con sống: 12,8 – 12,9 con/ổ

- Khối lượng sơ sinh: 1,42 – 1,43 kg/con

- Số con cai sữa: 11,9 – 12,2 con/ổ

Khối lượng cai sữa: 6,4 – 6,5 kg/con

- Tiếp tục kiểm tra năng suất cá thể các đàn heo giống và thu thập dữ liệu sinh sản  các giống Yorkshire, Landrace và con lai

- Đánh giá ưu thế lai đối với một số tính trạng sản xuất thịt  ở đàn heo thương phẩm giữa một số dòng đực cuối và nái

 

 

 

 

 

108.

Nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng suất một số giống gà nội ở khu vực Nam bộ và Nam Trung bộ

Thời gian thực hiện: 2015 - 2018

Đơn vị thực hiện: Phân viện Chăn nuôi Nam bộ

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đồng Sỹ Hùng

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 3.000

Đang thực hiện

Tiếp tục theo dõi đàn gà Tre, gà Ninh Hòa thế hệ thứ 2 năm 2017 giai đoạn sinh sản (51 tuần tuổi). Thực hiện chọn lọc nâng cao năng suất thế hệ thứ 3. Cụ thể như sau:

Đã ấp nở gà con giống lúc 1 ngày tuổi: 5000 con

Chọn lọc hậu bị 8 tuần tuổi: 220 trống, 1100 mái

Đã tạo đàn gà Nòi ở thế hệ II với 3000 con

Chuẩn bị xét tiến bộ kỹ thuật

 

 

109.

 

 

Nghiên cứu chọn tạo 4 dòng vịt chuyên trứng theo phương thức nuôi nhốt

Thời gian thực hiện: 2015 - 2018

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Vương Thị Lan Anh

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 1.900

Đang thực hiện

Tiến hành xuống thay thế vịt dòng trống TC1, TsC1 và dòng mái TC2, TsC2 thế hệ 4 (của đề tài) 90 vịt đực + 285 vịt mái ở 1 ngày tuổi mỗi dòng, chọn lọc vịt lúc 8 tuần tuổi và lúc 15 - 16 tuần tuổi đối với dòng trống, chọn lọc vịt ở 16 -17 tuần tuổi đối với vịt dòng mái TC2, TsC2, ghép 24 gia đình để theo dõi năng suất trứng, hiện theo dõi đến 14 tuần đẻ.

Đang tiến hàng thủ tục hồ sơ nghiệm thu đề tài.

 

 

 

 

110.

Nghiên cứu chọn lọc giống ong ngoại (Apis mellifera) và kỹ thuật nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng mật ong

Thời gian thực hiện: 2015 - 2018

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu Ong

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Đức Hạnh

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 2.600

Đang thực hiện:

- Đã chọn ra được 3 dòng ong (gồm 60 đàn) mang tính trạng chọn lọc là HN (Hà Nội), BL (Bảo Lộc), DN (Đồng Nai). Ong chúa thuộc các dòng ong này đang đẻ bình thường, đàn ong không bị bệnh ấu trùng và không bị nhiễm ve ký sinh.

- Đã chọn ra được 3 tổ hợp lai là BLDN (Bảo Lộc-Đồng Nai), HNTG (Hà Nội-Tiền Giang), và TGBL (Tiền Giang-Bảo Lộc). Các tổ hợp lai này đạt và vượt yêu cầu của đề tài. Trong 3 tổ hợp lai nói trên, tổ hợp lai BLDN có năng suất mật tốt nhất, trung bình đạt 57.0kg/đàn/năm, tiếp theo là tổ hợp lai HNTG (56.1kg/đàn/năm) và TGBL (53.0kg/đàn/năm).

- Đã tạo được 60 ong chúa (sử dụng tổ hợp lai BLDN giới thiệu vào trại ong sản xuất để so sánh kết quả với quy trình thử nghiệm.

Đã đề xuất tiến bộ kỹ thuật “Tổ hợp ong lai VCN” và được hội đồng cấp Bộ chấp thuận.

 

 

 

111.

Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và ứng dụng các kỹ thuật mới nhằm nâng cao tỷ lệ sinh sản và khối lượng của trâu

 Thời gian thực hiện: 2015 - 2018

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Công Định

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 5.500

Kết quả:

- Áp dụng quy trình thụ tinh nhân tạo với số lượng 1005 con, kết quả phối giống có chửa 525 con, đã có 511 nghé lai F1 được sinh ra từ thụ tinh nhân tạo.

- Xây dựng thành công quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho trâu bằng tinh đông lạnh dạng cọng rạ hiệu quả đạt tỷ lệ có chửa cho đàn trân cái trên 50% được công nhận là tiến bộ kỹ thuật

- Tuyển chọn 12 trâu đực giống khối lượng lớn và 360 trâu cái nền để nâng cao tầm vóc và khối lượng cơ thể của trâu bằng phương pháp phối giống trực tiếp, kết quả: Đã có 584 nghé được sinh ra từ phương pháp này, khối lượng và tốc độ sinh trưởng của đời con so với đại trà (Thái Nguyên cao hơn 14,95 - 19,96% và Thanh Hóa là 14,46 - 21,26%)

- Đào tạo nâng cao được 100 cán bộ dẫn tinh viên thành thạo kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho trâu.

- Công bố 2 bài báo trên tạp chí chuyên ngành.

- Tham gia đào tạo được 01 Thạc sỹ.

- Đã nghiệm thu cấp Bộ ngày 26/2/2019

112.

Nghiên cứu xây dựng chuỗi nhân giống cho 4 giống lợn cao sản

Thời gian thực hiện: 2016 -2019

Đơn vị thực hiện: TTNC Lợn Thụy Phương, Viện Chăn nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trịnh Hồng Sơn

Kinh phí (Triệu đồng): 6.800

Đang thực hiện

- Xây dựng đàn lợn nái hạt nhân (thế hệ gốc) 114 con nái Landrace, Yorkshire, Duroc và Pie tại các cơ sở Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương; Trung tâm NC&HLCN heo Bình Thắng  và Công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương.

 Theo dõi năng suất sinh sản đàn nái hạt nhân (342 nái thế hệ gốc năm 2018) tại các cơ cở Thụy Phương (114 nái với 98 ổ đẻ), Thái Dương (114 nái với 93 ổ đẻ) và Bình Thắng (114 nái với 96 ổ đẻ).

 Kết quả năng suất sinh sản đàn nái L, Y, Du, Pi thế hệ gốc năm 2018: Đàn nái L, Y, Du, Pi thế hệ gốc tại 3 cơ sở đều có khả năng sinh sản tốt, năng suất sinh sản tại 3 cơ sở đều cao hơn ở giống lợn L và Y, tiếp theo là giống lợn Du và thấp nhất ở giống lợn Pi. Kết quả năng suất sinh sản năm 2018 cho thấy:

+ Thuỵ Phương: Số con sơ sinh sống/ổ của các giống lợn L, Y, Du, Pi lần lượt là 12,4; 12,6; 10,4; 10,3 con/ổ và số con cai sữa/ổ tương ứng là 11,7; 11,6; 9,5; 9,4 con/ổ.

 + Bình Thắng: Số con sơ sinh sống/ổ của các giống lợn L, Y, Du, Pi lần lượt là 12,5; 12,4; 10,5; 10,4 con/ổ và số con cai sữa/ổ tương ứng là 11,4; 11,5; 9,4; 9,3 con/ổ.

  + Thái Dương: Số con sơ sinh sống/ổ của các giống lợn L, Y, Du, Pi lần lượt là 12,5; 12,3; 10,5; 10,3 con/ổ và số con cai sữa/ổ tương ứng là 11,5; 11,4; 9,5; 9,2 con/ổ.

- Đánh giá năng suất sinh sản đàn lợn cái Landrace, Yorkshire, Duroc và Pietrain thế hệ 1:

Theo dõi năng suất sinh sản 1.026 con lợn cái Landrace, Yorkshire, Duroc và Pietrain thế hệ 1 năm 2018 tại các cơ cở Thụy Phương (342 nái với 285 ổ đẻ), Thái Dương (342 nái với 282 ổ đẻ) và Bình Thắng (342 nái với 288 ổ đẻ)

- Đánh giá năng suất cá thể đàn lợn đực cuối cùng:

 Đề tài đã kiểm tra năng suất cá thể 251 con lợn đực cuối cùng D, P và PD tại các cơ sở (Thụy Phương: 81 con, Thái Dương: 86 con, Bình Thắng: 84 con).

 

 

 

 

 

 

 

113.

Nghiên cứu tạo các tổ hợp lai giữa giống lợn VCN-MS15 với một số giống lợn ngoại phục vụ chăn nuôi nông hộ

Thời gian thực hiện: 2016 -2018

Đơn vị thực hiện: TTNC Lợn Thụy Phương, Viện Chăn nuôi

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Duy Phẩm

Kinh phí năm (Triệu đồng): 3.600

Đang thực hiện

- Lai tạo lợn thương phẩm 3 giống có giống VCN-MS15

+ Đã tiến hành lựa chọn được 20 nái LRVCN-MS15, 20 nái YVCN-MS15 và 04 đực Duroc đã qua kiểm tra năng suất có sức khỏe tốt, lý lịch đầy đủ rõ ràng, ngoại hình đặc trưng và đạt tiêu chuẩn làm giống.

+ Đã tiến hành xây dựng bảng ghép phối và phối giống cho 40 lợn nái và 04 lợn đực trên theo đúng sơ đồ lai trên. Lợn đực và lợn nái ở mỗi nhóm được chia làm 4 nhóm gia đình để phối giống, 100% lợn nái phối giống đều có chửa và phát triển tốt.

- Lai tạo lợn thương phẩm 4 giống có giống VCN-MS15

+ Đã tiến hành lựa chọn được 20 nái LRVCN-MS15, 20 nái YVCN-MS15 và 04 đực PiDu đã qua kiểm tra năng suất có sức khỏe tốt, lý lịch đầy đủ rõ ràng, ngoại hình đặc trưng và đạt tiêu chuẩn làm giống.

+ Đã tiến hành xây dựng bảng ghép phối và phối giống cho 40 lợn nái và 04 lợn đực trên theo đúng sơ đồ lai trên. Lợn đực và lợn nái ở mỗi nhóm được chia làm 4 nhóm gia đình để phối giống, 100% lợn nái phối giống đều có chửa và phát triển tốt.

+ Hiện tại 40 lợn nái LRVCN-MS15 và 40 lợn nái YSVCN-MS15 đã đẻ và đang nuôi con. Số con sơ sinh sống trung bình của 2 dòng lợn này đạt trên 13 con/ổ, khối lượng sơ sinh đạt khoảng 1,4 kg/con.

114.

Nghiên  cứu quy trình nuôi lợn sinh sản đạt năng suất cao

Thời gian thực hiện: 2016 - 2018

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: Trần Thị Bích Ngọc

Kinh phí năm (Triệu đồng): 3.300

Đang thực hiện

Xây dựng và thử nghiệm quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho lợn nái cao sản giai đoạn lợn cái hậu bị, nái chửa, nái nuôi con ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam

- Đã phác thảo quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho lợn nái cao sản giai đoạn lợn cái hậu bị, nái chửa, nái nuôi con

- Hiện tại thí nghiệm đã kết thúc giai đoạn hậu bị, đang theo dõi giai đoạn chửa. Nhìn chung, lợn hậu bị ở lô thử nghiệm cho kết quả về năng suất sinh trưởng, độ tuổi thành thục sinh dục tốt hơn so với lô đối chứng.

115.

Nghiên cứu khẩu phần thức ăn phù hợp cho bò đực giống Brahman chuyên thịt sản xuất tinh đông lạnh tại Việt Nam

Thời gian thực hiện: 2016 - 2019

Đơn vị thực hiện: TT Giống Gia súc lớn Trung ương, Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phùng Thế Hải

Kinh phí năm (Triệu đồng): 2.200

Đang thực hiện

- Hoàn thành các công việc của nội dung 3: Nghiên cứu xác định mức bổ sung khoáng vi lượng kẽm và selen phù hợp trong khẩu phần nuôi bò đực giống Brahman trong mùa đông xuân.

- Hoàn thành các công việc của Nội dung 4 của đề tài: Nghiên cứu khẩu phần ăn phù hợp cho bò đực giống Brahman. Kết quả bước đầu cho thấy khẩu phần I cho kết quả một số chỉ tiêu chất lượng tinh dịch tốt hơn so với khẩu phần II.

- Tiến hành bố trí thí nghiệm Nội dung 5: Nghiên cứu phương thức cho ăn phù hợp nuôi bò đực giống Brahman.

Sử dụng các khẩu phần đã được lựa chọn tốt nhất trong nội dung trước với các mức năng lượng trao đổi và protein thô 110% NRC 1996, bổ sung Zn và Se với mức 105% NRC1996 và khẩu phần I (kết quả của Nội dung 4) cho bò thí nghiệm:

- Đã chọn được 8 bò Brahman thí nghiệm.

- Đã bố trí bò vào các ô chuồng thí nghiệm.

- Đã lập được hai phương thức cho ăn

+ Phương thức cho ăn truyền thống (hiện đang sử dụng ở Trạm Moncada): Thức ăn tinh, thức ăn thô ăn riêng (4 lần/ngày)

+ Phương thức cho ăn TMR (Total mixed ration): Cắt ngắn thức ăn thô trộn với thức ăn tinh, cho ăn chung (4 lần/ngày)

116.

Nghiên cứu bảo quản, chế biến phụ phẩm của công nghiệp chế biến thủy sản (từ cá basa, cá tra và tôm) trong chăn nuôi nông hộ ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Thời gian thực hiện: 2016 -2018

Đơn vị thực hiện: Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ, Viện Chăn nuôi

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Huỳnh Ninh

Kinh phí năm (Triệu đồng): 2.800

Đang thực hiện

Đã sản xuất được hơn 500 kg bột mỡ cá tra sử dụng cho thí nghiệm trên heo và gà thịt. Đã tiến hành thí nghiệm khảo sát chất lượng bột mỡ cá tra theo thời gian dự trữ.

Đã bố trí thí nghiệm sử dụng bột mỡ cá tra trên heo thịt tại Trại chăn nuôi heo Thái Mỹ, Củ Chi, TP.HCM từ đầu tháng 5/2018 với tổng cộng 300 heo.  Đang chuẩn bị bố trí thí nghiệm sử dụng bột mỡ cá tra trên gà thịt tại Trung tâm công nghệ sinh học-Phân viện chăn nuôi Nam bộ, Bình Dương. Thí nghiệm sẽ bắt đầu vào đầu tháng 06/2018.

117.

Nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng suất 04 dòng vịt chuyên thịt VCN/TP-CT1, VCN/TP-CT2, VCN/TP-CT3 và VCN/TP-CT4.

Thời gian thực hiện: 2017 -2020

Đơn vị thực hiện: Trung tâm NC Gia cầm Thụy Phương

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Vũ Đức Cảnh

Kinh phí năm (Triệu đồng): 3.700

Đang thực hiện

 Thế hệ thứ 7: Chọn lọc ổn định khối lượng cơ thể ở 7 tuần tuổi đối với dòng ông nội VCN/TP-CT1 và dòng bà nội VCN/TP-CT2:

      + Đối với dòng ông nội VCN/TP-CT1: khối lượng cơ thể con trống sau chọn lọc là: 3595,4gam, con mái là 3329,8gam, CV% con trống 7,69%, con mái 7,83%, ly sai chọn lọc con trống 286,7gam, con mái 189,7gam.

     + Đối với dòng bà nội VCN/TP-CT2: khối lượng con trống sau chọn lọc là: 3597,0gam, con mái là 3212,4gam, CV% con trống 4,6%, con mái 6,6%, ly sai chọn lọc con trống 329,7gam, con mái 136,1gam.

118.

Nghiên cứu chọn tạo 4 dòng vịt Biển 15 – Đại Xuyên phục vụ chăn nuôi vùng xâm ngập mặn

Thời gian thực hiện: 2017 -2020

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Văn Duy

Kinh phí năm (Triệu đồng): 4.500

Đang thực hiện

-Đã tiến hành xuống chuồng nuôi 3.000 con/2 dòng, tiến hành chọn lọc nâng cao khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi đối với dòng trống, chọn lọc ổn định khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi dòng mái. Đã theo dõi xong thế hệ xuất phát. Xuống thay thế thế hệ thứ 1với số lượng 3000 con/ 2 dòng, chọn lọc 7 tuần tuổi đối với dòng trống và 8 tuần tuổi đối với dòng mái. Xuống thay thế thế hệ thứ 2 với số lượng 3000 con/ 2 dòng. Hiện đang theo dõi ở tuần tuổi thứ 16.

119.

Nghiên cứu gói kỹ thuật phát triển chăn nuôi dê, cừu và bò thịt thích nghi với điều kiện hạn hán vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Thời gian thực hiện: 2017 -2021

Đơn vị thực hiện: Trung tâm NC Dê Thỏ Sơn Tây

Chủ nhiệm đề tài: TS. Đỗ Thị Thanh Vân

Kinh phí năm (Triệu đồng): 4.300

Đang thực hiện

+ Nghiên cứu lựa chọn và  phát triển tổ hợp dê lai thịt: Đang tiến hành khảo sát các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng, sinh sản của các tổ hợp dê, cừu lai hiện có tại tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, các tổ hợp bò lai hiện có tại tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai để chọn các tổ hợp lai đã tạo ra và đang phát triển trong chăn nuôi; và xác định hiệu quả kinh tế của các tổ hợp lai đó.

+ Tiếp tục triển khai các nội dung về nghiên cứu sản xuất và chế biến nguồn thức ăn thô xanh phù hợp trong điều kiện hạn hán: Bao gồm nội dung về nghiên cứu kỹ thuật trồng một số loại cây thức ăn xanh phù hợp vùng hạn hán.

+ Đã tuyển chọn được 15 con cừu đực giống (gồm 05 cừu đực Dorper và 10 cừu đực Phan Rang) đủ điều kiện để khai thác tinh. Hiện đang theo dõi kết quả về tuổi, khối lượng ở thời điểm bắt đầu đưa vào huấn luyện và bắt đầu khai thác tinh; và ảnh hưởng của tuổi đến chất lượng tinh (V, A, C, K, pH, tỷ lệ sống) của cừu đực giống

120.

Nghiên cứu chế độ nuôi dưỡng thích hợp nhằm hạn chế các bệnh do rối loạn trao đổi chất ở bò sữa

Thời gian thực hiện: 2017 -2019

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Bò và Đồng cỏ Ba Vì

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Ngô Đình Tân

Kinh phí năm (Triệu đồng): 3.500

Đang thực hiện

- Tiến hành triển khai 09 thí nghiệm ở nội dung 2: nghiên cứu xác định các chế độ nuôi dưỡng trên khẩu phần thức ăn sẵn có để giảm thiểu các bệnh rối loạn trao đổi chất ở bò sữa năng suất cao.

- Đã hoàn thiện 04 bài báo khoa học

121.

Nghiên cứu sản xuất thức ăn thay thế phấn hoa tự nhiên cho ong ngoại (Apis mellifera) đảm bảo năng suất và chất lượng mật ong xuất khẩu

Thời gian thực hiện: 2017 -2019

Đơn vị thực hiện: Trung tâm NC Ong

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trương Anh Tuấn

Kinh phí năm (Triệu đồng): 3.000

Đang thực hiện

- Đề tài đã bố trí được 600 đàn ong đảm bảo tính đồng đều giữa các lô thí nghiệm.

- Khẩu phần thức ăn đã được nghiên cứu phối hợp theo các công thức với tỷ lệ nguyên liệu khác nhau để so sánh và đánh giá.

- Bước đầu đã tạo ra 3000 kg thức ăn cho 9 công thức thí nghiệm với mức năng lượng chung (GE= 4600kcal) tương ứng với các mức Pr: 14%; 16%; 18%; 20%; 22%; 24%; 28%; 30% để đưa ra thử nghiệm trên các đàn ong.

- Thức ăn sản xuất ra đảm bảo có độ mịn ≤ 300µm, độ ẩm ≤ 13%, giá thành hạ hơn nhiều so với sử dụng phấn hoa tự nhiên.

122.

Nghiên cứu chọn tạo dòng lợn nái tổng hợp và lợn đực cuối cùng từ nguồn gen nhập nội có năng suất, chất lượng cao phục vụ chăn nuôi tại các tỉnh phía Bắc.

Thời gian thực hiện: 2017 -2022

Đơn vị thực hiện: TTNC Lợn Thụy Phương, Viện Chăn nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trịnh Hồng Sơn

Kinh phí năm (Triệu đồng): 16.000

Đang thực hiện

Đề tài đang tiến hành cho tự giao, theo dõi kết quả năng suất sinh sản của 200 lợn ông bà LVN1; LVN2; YVN1; YVN2 thế hệ 1 tại lứa 3 và 200 lợn ông bà LVN1; LVN2; YVN1; YVN2 thế hệ 2 tại lứa 1.

Đề tài đang tiến hành lựa chọn 02 dòng nái ông bà trên ở thế hệ 1 tại lứa 3 và thế hệ 2 tại lứa 1

Đề tài đã cho tự giao, theo dõi và đánh giá năng suất của các dòng đực cuối cùng là DVN1, DVN2 và PiDu, cụ thể: 100 lợn nái (50 lợn nái DVN1, 50 lợn nái DVN2) thế hệ 1 tại lứa 3 và 100 lợn nái (50 lợn nái DVN1, 50 lợn nái DVN2) thế hệ 2 tại lứa 1 để tuyển chọn đàn lợn DVN1 và DVN2; 50 lợn nái PiDu thế hệ 1 tại lứa 3 và thế hệ 2 tại lứa 1, từ đó tuyển chọn được đàn lợn PiDu.

Đề tài đang tiến hành lựa chọn các dòng đực DVN1, DVN2 và PiDu thế hệ 1 tại lứa 3 và thế hệ 2 tại lứa 1.

 

 

 

123.

Nghiên cứu chọn tạo dòng lợn đực cuối cùng, dòng lợn nái tổng hợp và xây dựng được các quy trình công nghệ chăn nuôi lợn để đạt năng suất và chất lượng cao phục vụ chăn nuôi tại các tỉnh phía Nam

Thời gian thực hiện: 2017 -2022

Đơn vị thực hiện: Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ, Viện Chăn nuôi

Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Lã Văn Kính

Kinh phí năm (Triệu đồng): 15.000

Đang thực hiện

- Thu thập năng suất sinh sản 1082 nái giống Landrace và Yorkshire tại Trung tâm Bình Thắng, công ty Khang Minh An, công ty Nhật Minh, Hợp tác xã Tiên Phong – Củ Chi.

- Thu thập dữ liệu và phân tích kiểu gen, xác định tần suất các alen của 400 nái và 40 đực gen FSHB, 212 nái và 21 đực gen PRLR giống thuần Landrace và Yorkshire tại Trung tâm Bình Thắng, công ty Khang Minh An, công ty Nhật Minh.

- Kiểm tra năng suất cá thể năm : 409 cá thể, tăng trọng 918g/ngày giai đoạn 30-110kg.

- Thu thập mẫu DNA trên các đàn kiểm tra năng suất: 382 cá thể, ly trích DNA được 306 mẫu

- Phân tích kiểu gen H-FABP: 280 mẫu; kiểu gen PIT-1: 189 mẫu; kiểu gen MC4R: 176 mẫu

Các thí nghiệm dinh dưỡng đang được triển khai trên lợn nái mang thai và lợn nái nuôi con tại các trại chăn nuôi lợn Thống Nhất và Biopig thuộc hợp tác xã Chăn nuôi heo An toàn Tiên Phong.

124.

Nghiên cứu chọn tạo một số dòng  gà lông màu hướng thịt, hướng trứng cho năng suất chất lượng cao phục vụ tái cơ cấu chăn nuôi gia cầm.

Thời gian thực hiện: 2017 -2022

Đơn vị thực hiện: Trung tâm NC Gia cầm Thụy Phương

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Quý Khiêm

Kinh phí năm (Triệu đồng): 15.500

Đang thực hiện

- Trên đàn gà thế hệ xuất phát đã đánh giá được các dòng gà hết giai đoạn sinh sản. Năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi: Giống gà LV: dòng trống đạt 164,11 -164,89 quả; dòng mái là: 171,17-172,33 quả. Giống gà Mía: dòng trống đạt 69 quả; dòng mái là: 70,5 quả. Giống gà Ri: dòng trống đạt 124-125 quả; dòng mái là: 131-131,50 quả. Giống gà Ai Cập năng suất trứng/mái/72 tuần tuổi: dòng trống đạt 201-203 quả; dòng mái là: 193-194 quả.

Trên đàn gà thế hệ 1 các dòng gà đã chọn lọc xong ở giai đoạn gà con và theo dõi ở giai đoạn gà dò, hậu bị đàn gà sinh trưởng và phát triển tốt.

Đối với gà LV:

- Chọn lọc lúc 8 tuần tuổi:

Dòng trống: Khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi gà trống trước khi chọn lọc là 1715,32g/con, sau khi chọn lọc 2017,25g/con với tỷ lệ chọn lọc 18,02%, ly sai chọn lọc 301,93g, cường độ chọn lọc 1,40. Gà mái trước khi chọn lọc là 1359,71g/con, sau khi chọn lọc 1488,64g/con, tỷ lệ chọn lọc 53,57%, ly sai chọn lọc 128,94g, cường độ chọn lọc 0,74.

Dòng mái chọn lọc bình ổn: Khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi gà trống trước khi chọn lọc là 1427,14g/con, sau khi chọn lọc 1472,45g/con, tỷ lệ chọn lọc 21,59%. Gà mái trước khi chọn lọc là 1179,18g/con, sau khi chọn lọc 1199,35g/con, tỷ lệ chọn lọc 41,39%

Đối với gà Mía

- Khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi

Dòng trống: Khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi gà trống trước khi chọn lọc là 799,48g/con, sau khi chọn lọc 963,33g/con với tỷ lệ chọn lọc 17,45%, ly sai chọn lọc 163,85g, cường độ chọn lọc 1,52. Gà mái trước khi chọn lọc là 623,06g/con, sau khi chọn lọc 685,61g/con, tỷ lệ chọn lọc 55,63%, ly sai chọn lọc 62,55g, cường độ chọn lọc 0,72.

Dòng mái: chọn lọc bình ổn: Khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi gà trống trước khi chọn lọc là 748,23g/con, sau khi chọn lọc 771,82g/con, tỷ lệ chọn lọc 21,80%. Gà mái trước khi chọn lọc là 573,40g/con, sau khi chọn lọc 600,51g/con, tỷ lệ chọn lọc 41,88% .

Đối với gà Ri:

- Khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi

Dòng trống: Khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi con trống là 700,50-720,76g, con mái là 540,05-560,24g. Dòng mái: Khối lượng lúc 8 tuần tuổi khối lượng gà đạt 630-650g đối với gà trống và gà mái là 486,33-500g/con. 

Đối với gà Ai Cập

- Khối lượng cơ thể lúc 9 tuần tuổi

Dòng trống: con trống là 910-920g, con mái là 780-790g. Dòng mái: khối lượng gà đạt 950-970g, đối với gà trống và gà mái là 800-820g/con. 

125.

Nghiên cứu đánh giá năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của một số con lai giữa bò đực Red Angus, Droughtmaster, Charolais với bò cái lai Brahman và bò thuần Brahman

Thời gian thực hiện: 2018 - 2022

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phùng Thế Hải

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Đang thực hiện

- Ký hợp đồng triển khai với các đơn vị phối hợp, tiếp tục thực hiện các nội dung đề tài năm 2019.

+ Nội dung 1: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của con lai giữa bò đực chuyên thịt cao sản Red Angus, Droughtmaster, Charolais với bò cái lai Brahman và thuần Brahman: Theo dõi, đánh giá khả năng sinh trưởng của các con lai sinh ra.

+ Nội dung 3: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của con lai giữa bò đực Red Angus, Droughtmaster, Charolais với bò cái lai Brahman và bò thuần Brahman trong điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam: Theo dõi các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

 

 

126.

Nghiên cứu chọn tạo 02 dòng gà Đông Tảo và 02  dòng gà Móng.

Thời gian thực hiện: 2018 - 2022

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Ngô Thị Kim Cúc

Tổng kinh phí (Triệu đồng): 5.000

Đang thực hiện

+ Phối hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn gà Đông Tảo Thái Thủy xã Đông Tảo huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên xuống chuồng, nuôi dưỡng đến 12 tuần tuổi 2500 gà Đông Tảo

+ Phối hợp với Công Ty TNHH sản xuất và thương mại Tuyết Thắm tỉnh Hà Nam xuống chuồng, nuôi dưỡng đến 12 tuần tuổi 2500 gà Móng

127.

Chọn tạo dòng vịt chuyên trứng có năng suất và chất lượng trứng cao phục vụ xuất khẩu trứng vịt muối tại ĐBSCL

Thời gian thực hiện: 2018 - 2022

Đơn vị thực hiện: Phân Viện Chăn nuôi Nam Bộ

Chủ nhiệm đề tài: TS. Dương Xuân Tuyển

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Đang thực hiện

Số lượng xuống giống thế hệ 2 của mỗi dòng vịt là 400 trống + 1000 mái. Sau 1 thế hệ chọn lọc đã thu thập được các chỉ tiêu kỹ thuật về sinh trưởng, phát triển và sinh sản của 2 dòng vịt đều cho kết quả tốt. Tỷ lệ nuôi sống của hai dòng vịt ở cả 2 giai đoạn vịt con và vịt hậu bị đạt cao, trên 95,5%. Dòng VST1 có khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi vịt trống đạt 1017 g, vịt mái 990g. Khối lượng cơ thể 17 tuần tuổi vịt trống đạt 1242 g, vịt mái 1194 g. Vịt vào đẻ ở 17 tuần tuổi. Tỷ lệ lòng đỏ BQ đến thời điểm hiện tại (47 tuần đẻ) đạt 31,3%. Dòng VST2 có khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi vịt trống đạt 1077 g, vịt mái 1031g. Khối lượng cơ thể 17 tuần tuổi vịt trống đạt 1340 g, vịt mái 1223 g. Tỷ lệ lòng đỏ BQ đến thời điểm hiện tại (47 tuần đẻ) đạt 31,7%. Vịt vào đẻ ở 17 tuần tuổi. Hiện tại đang theo dõi năng suất cá thể thế hệ 2 ở cả 2 dòng vịt.

128.

Nghiên cứu lai tạo và chọn lọc 2 dòng ngan từ ngan R41 nhập nội và ngan trâu Việt Nam

Thời gian thực hiện: 2018 - 2022

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Nga

Tổng kinh phí (Triệu đồng):

Đang thực hiện

- Kết quả theo dõi trên đàn ngan F1 (nguyên liệu) giai đoạn con dò, hậu bị như sau:

+ Về khối lượng cơ thể: khối lượng kết thúc 8 tuần tuổi: tổ hợp lai 1 (trống Trâu x mái R41) con trống có khối lượng từ 2911,86g, con mái từ 1911,79g, tổ hợp lai 2 (trống R41 x mái Trâu) con trống 2611,46g, con mái từ 1605,27g. Lúc 20 tuần tuổi tổ hợp lai 1 con trống 4586,67g, con mái đạt 2761,67g, tổ hợp lai 2 con trống đạt 4270,0g, con mái đạt 2538,33g.

+ Về tiêu tốn thức ăn: kết thúc 8 tuần tuổi ở tổ hợp lai 1 con trống hết  6,07kg/con/giai đoạn, con mái hết 3,75kg/con/giai đoạn. Tổ hợp lai 2 con trống hết  5,88kg/con/giai đoạn, con mái hết 3,59kg/con/giai đoạn.  

129.

Chọn tạo 2 dòng ngan năng suất cao từ nguồn nguyên liệu ngan Pháp R71 SL nhập nội

Thời gian thực hiện: 2019 - 2022

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Tạ Thị Hương Giang

Kinh phí 2019 (Triệu đồng): 800

Đang thực hiện:

Xuống chuồng được 3600 ngan con 01 ngày tuổi (1800 ngan dòng trống và 1800 ngan dòng mái), đề tài đã lấy thay đàn đủ số lượng theo thuyết minh của đề tài và đàn ngan đang sinh trưởng, phát triển tốt.

130.

Nghiên cứu tạo con lai giữa gà Lạc Thủy với gà VCN-Z15

Thời gian thực hiện: 2019 - 2022

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Quốc Hùng

Kinh phí 2019 (Triệu đồng): 600

Đang thực hiện:

Đã xuống chuồng đàn gà thế hệ xuất phát với số lượng như sau:

+ Dòng trống (gà LZ) 2300 con 01 ngày tuổi (trong đó 800 trống và 1500 mái).

+ Dòng mái (gà ZL) 2700 con 01 ngày tuổi (trong đó 900 trống và 1800 mái).

Kết thúc 8 tuần tuổi, tiến hành cân cá thể và chọn lọc bình ổn định hướng khối lượng. Sau chọn lọc, số lượng gà là:

                + Dòng trống: 120 trống + 750 mái

                + Dòng mái: 120 trống + 700 mái

-               Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

+ Dòng trống (gà LZ): tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 0-8 tuần tuổi đạt 96,50% đối với con trống và 95,73% đối với con mái. Khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi trước chọn lọc đối với con trống và con mái lần lượt là 702,93gam và 587,50gam. Sau chọn lọc con trống và con mái đạt 750,68gam và 620,32gam.

+ Dòng mái (gà ZL): tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 0-8 tuần tuổi đạt 96,67% đối với con trống và 95,44% đối với con mái. Khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi trước chọn lọc đối với con trống và con mái lần lượt là 685,68gam và 567,33gam. Sau chọn lọc con trống và con mái đạt 704,67gam và 590,33gam.

131.

Nghiên cứu chọn tạo dê lai hướng sữa phục vụ phát triển sản xuất hàng hóa

Thời gian thực hiện: 2019 - 2023

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây

Chủ nhiệm đề tài: TS. Đỗ Thị Thanh Vân

Kinh phí 2019 (Triệu đồng): 1.200

Đang thực hiện:

Đã tiến hành vận chuyển dê đực Saanen giống vào tỉnh Ninh Thuận và Bình Dương để tiến hành ghép phối lai với dê cái Bách Thảo tạo con lai F1 (Saanen x Bách Thảo)

132.

Nghiên cứu ủ chua quả điều giả làm thức ăn cho gia súc

Thời gian thực hiện: 2019 - 2021

Đơn vị thực hiện: Phân viện Chăn nuôi Nam bộ

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Văn Phú

Kinh phí 2019 (Triệu đồng): 1.200

Nguồn: Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế


Tìm kiếm tài liệu chăn nuôi