Đề tài cấp Nhà Nước

05/04/2019

I. Đề tài Độc lập cấp Nhà nước

1.

Nghiên cứu chọn lọc và lai tạo giống ngựa địa phương với giống ngựa Cabardin phục vụ dân sinh và quốc phòng

Thời gian thực hiện:  2000-2001

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu và PTCN miền núi  VCN.

Chủ nhiệm đề tài: KS. Đặng Đình Hanh.

Tổng kinh phí:

Kết quả đạt được:

- Đề tài nghiệm thu đạt loại Khá.

- Kết quả đề tài đang được áp dụng tại  Hoàng Su Phì - Hà Giang, Trùng Khánh - Cao Bằng và Trung tâm nghiên cứu và PT chăn nuôi Miền núi

2.

Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến phát triển chăn nuôi bò sữa

Thời gian thực hiện:  2003-2005

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Văn Đức

Tổng kinh phí (triệu đồng):  2.500

Kết quả đạt được:

Đề tài đã nghiệm thu năm 2005. Kết quả đạt loại Khá.

- Áp dụng đồng bộ các giải pháp tiên tiến, quy trình nhân giống bò sữa bằng phương pháp đàn hạt nhân mở tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tuyên Quang, Mộc Châu...

3.

Nghiên cứu nâng cao năng suất, chất lượng đà điểu ở VN

Thời gian thực hiện:  2007-2009

Đơn vị thực hiện: TTNC Gia cầm Thuỵ Phương

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phùng Đức Tiến

Tổng kinh phí (triệu đồng): 3 000

Kết quả đạt được:

- Chọn lọc 4 nhóm giống đà điểu Zim, Blue; Black; Aust

Tỷ lệ chọn lọc trung bình đà điểu mái 6,7-15,7%, trống là 12,5-22,5%. Kết quả sau khi chọn lọc năng trứng/mái/năm trung bình ở các nhóm giống tăng 0, 9  4,4 trứng/mái  và tỷ lệ trứng có phôi tăng 1,8- 5,4%. (đà điểu sinh sản 40-47 trứng/mái, tỷ lệ phôi 77-78%).

2. Nuôi thịt đến 12 tháng tuổi 110-115 kg/con, ưu thế lai về khối lượng cơ thể lúc 12 tháng tuổi là 2-4%. tỷ lệ thịt xẻ 72%, tỷ lệ thịt tinh 36%. Chất lượng thịt đạt tiêu chí an toàn thực phẩm. Kết quả nghiên cứu đà điểu đạt tương đương với các nước có ngành chăn nuôi đà điểu phát triển trên thế giới.

- Đã xây dựng được quy trình ấp nở trứng đà điểu, Quy trình phòng, trị bệnh E. coli và Clostridium cho đà điểu.

- Đề tài đã nghiệm thu, kết quả đạt loại Khá.

4.

Nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng đối với thuỷ cầm chăn nuôi tập trung nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế

Thêi gian thực hiện:  2008-2010

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn nuôi

Chủ nhiệm đề tài: - TS. Trần Quốc Việt

Tổng kinh phí (triệu đồng):

Kết quả đạt được:

Đã xác định được tỷ lệ tiêu hóa toàn phần (vật chất khô, protein thô, xơ thô, mỡ thô, khoáng tổng số, dẫn xuất không chứa nitơ) theo phương pháp thu nhặt tổng số của 8 loại thức ăn nói trên. Đã ước tính được các giá trị năng lượng trao đổi biểu kiến (AME), giá trị năng lượng trao đổi biểu kiến có hiệu chỉnh nitơ (AMEn), giá trị năng lượng trao đổi thực (TME) và giá trị năng lượng trao đổi thực có hiệu chỉnh nitơ (TMEn) của.8 loại thức ăn nói trên. Đã thiết lập được phương trình hồi qui để ước tính giá trị năng lượng trao đổi biểu kiến (AME) của thức ăn cho vịt.  Đã xác định được tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến và hồi tràng tiêu chuẩn protein và 18 axit amin của 8 loại thức ăn phổ biến dùng cho thủy cầm ở Việt nam. Đã xác định được tỷ lệ tiêu hóa toàn phần phốt pho của 8 loại thức ăn phổ biến dùng cho thủy cầm ở Việt nam.

Đã thực hiện thí nghiệm nuôi dưỡng trên: 675 ngan Pháp tại Duy Tiên, tỉnh Hà nam,  729 vịt CV Super M tại Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, 675 vịt CV Super M tại Sóc Sơn, Hà Nội, 990 ngan Pháp dòng R71 từ lúc 1 ngày tuổi tại Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương; 1350 vịt CV Super M từ lúc 1 ngày tuổi tại Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên nuôi thịt; vịt CV Super M tại Trại chăn nuôi Cẩm Bình rút ra được nhu cầu dinh dưỡng (năng lượng trao đổi, protein thô, lysine, methionine dạng tổng số và tiêu hóa) của ngan Pháp nuôi thịt, vịt CV Super M Thí nghiệm nuôi dưỡng trên.

Thí nghiệm đã được tiến hành trong năm 2008, trên: 864 vịt Khaki Campbell tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại xuyên-Viện Chăn nuôi, 582 vịt Khaki Campbell  tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi. Trên cơ sở các kết quả thí nghiệm, đã rút ra được nhu cầu dinh dưỡng (năng lượng trao đổi, protein thô, lysine, methionine dạng tổng số và tiêu hóa) của vịt Khaki Campbell giai đoạn hậu bị (0-8 và 9-18 tt) trong điều kiện chăn nuôi tập trung.

Thí nghiệm được thực hiện tại một trang trại thuộc huyện Sóc Sơn, Hà nội, trên 675 ngan Pháp và 600 vịt CV Super M chia làm 6 lô, mỗi lô có 3 lần lặp lại theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn.

Đề tài đã nghiệm thu, kết quả đạt loại Khá.

5

Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển chăn nuôi vịt bảo đảm an toàn sinh học

Thời gian thực hiện:  2008-2009

Đơn vị thực hiện: TTNC Gia cầm Thuỵ Phương

Chủ nhiệm đề tài: - TS. Nguyễn Ngọc Dụng

Tổng kinh phí (triệu đồng): 2 670

Kết quả đạt được:

Đề tài đã nghiên cứu sâu về các phương thức nuôi nhốt, chạy đồng có khoanh vùng đối với vịt, khẩu phần thức ăn, mật độ nuôi, vệ sinh thú y, biện pháp  phòng bệnh cúm gia cầm, dịch tả vịt. Biện pháp hạn chế bệnh do vi khuẩn và Mycoplasma gây nên ở vịt. áp dụng kết quả nghiên cứu đã nâng cao năng cao năng suất trứng 3,2-7,2% (Năng suất trứng/mái/64 tuần  tuổi của vịt sinh sản theo phương thức nuôi nhốt: 201,22 quả, Theo phương thức nuôi chạy đồng: 192,87 quả. Nuôi vịt thương phẩm tăng từ 1-5% (khối lượng vịt thương phẩm/56 ngày theo phương thức nuôi nhốt đạt 3,42kg, Khối lượng vịt thương phẩm/70 ngày theo phương thức nuôi chạy đồng: 3,02kg).

Từ các kết quả trên đã xây dựng được 02 qui trình kỹ thuật chăn nuôi đối với vịt nuôi nhốt và chạy đồng, 02 qui trình vệ sinh thú y phòng bệnh đối với vịt nuôi nhốt và chạy đồng. 01 quy trình an toàn sinh học cho cơ sở ấp trứng vịt. 01 quy trình xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường chăn nuôi vịt.

Đề tài đã nghiệm thu, kết quả loại Khá.

6.

Nghiên cứu một số giải pháp KHCN phục hồi và phát triển đàn bò H'Mông của tỉnh Bắc Kạn

Thời gian thực hiện:  2008-2011

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Thoa

Tổng kinh phí (triệu đồng): 1 500

Kết quả đạt được:

- Đã sản xuất được 173 phôi invivo

- Khám bộ phận sinh sản và thục hiện 70 ca cấy phôi cho 44 bò nhận, dự kiến 11 bê sinh ra cuói năm 2010 và đầu năm 2011,

- Đang tiếp tục sản xuất phôi và cấy phôi cho bò tại Huyện Ba Bể, Huyện Chợ Đồn Tỉnh Bắc Kạn

- Sản suất được 5.378 liều tinh đông lạnh bò mông

- Đánh giá thực trạng đàn bò của đồng bào Mông tỉnh Bắc Kan và chọn ra 3 huyện nuôi bò tập

chung, xây dưng được 30 mô hình chăn nuôi nông hộ,

- Chọn 10 đực làm giống,

- Đào tạo 12 k thuật viên TTNT.

- 11 bê sinh ra bằng phối tinh đông lạnh

- 39 bò phối gống tự nhiên tư bò đực chọn làm giống.

- Đề tài đã nghiệm thu cấp cơ sở, kết quả đạt loại Khá.

7.

Nghiên cứu kiểm tra, đánh giá và chọn lọc bò đực giống Hostein Friensian qua đời sau

Thời gian thực hiện:  2009-2013

Đơn vị thực hiện: TT Giống gia súc lớn Trung ương

Chủ nhiệm DA: TS. Lê Văn Thông

Tổng kinh phí (triệu đồng):

DA đã hoàn thành. Kết quả tóm tắt như sau:

Chọn lọc bò đực giống qua đời sau là chìa khoá góp phần tăng trưởng đàn bò sữa nhanh, nâng cao chất lượng giống về khả năng sản xuất của đời con bằng con đường di truyền học. Trước năm 2009, do ngành chăn nuôi bò sữa HF ở nước ta chưa có đủ điều kiện để thực hiện phương pháp chọn lọc đực giống này như số lượng đàn bò cái còn ít, sự đồng đều về chất lượng trong đàn chưa cao, điều kiện chăn nuôi chưa bảo đảm và kỹ thuật nuôi dưỡng cũng khác nhau. .. Từ năm 2009, khi nước ta đã có đủ điều kiện nêu trên, Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương, Viện Chăn nuôi được Bộ Khoa học và Công nghệ giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện đề tài Độc lập cấp Nhà nước Nghiên cứu kiểm tra, đánh giá và chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian qua đời sau” giai đoạn 2009-2013, do TS. Lê Văn Thông làm chủ nhiệm. Qua 5 năm thực hiện, đề tài tiến hành đảm bảo đúng mục tiêu, nội dung, phương pháp, tiến độ và kinh phí như trong thuyết mình và hợp đồng được phê duyệt.

Kết quả đề tài đã xây dựng được 01 Đề án về chương trình kiểm tra đánh giá và chọn lọc bò đực giống HF qua đời sau” và 01 “Quy trình đánh giá đực giống qua đời sau”, được Hội đồng khoa học nghiệm thu và Cục trưởng Cục Chăn nuôi phê duyệt.Qua kiểm tra 4 bước gồm đời trước, bản thân, chị em gái và kiểm tra qua đời sau đề tài đã chọn được 10 cá thể bò đực giống HF tốt nhất (số hiệu 2124, 2122, 2120, 2121, 2134, 2128, 2129, 2136, 2126 và 2127)trong số 20 bò đực giống HF của đề tài. Giá trị giống ước tính của các bò đực giống HF thông qua sản lượng sữa của đàn chị em gái đạt giá trị cao, dao động từ + 327 đến + 668 kg/chu kỳ 305 ngày. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam thực hiện thành công đánh giá và phân loại từng bò đực giống thông qua các chỉ tiêu cơ bản: đời trước, bản thân, chị em gái và bước đầu qua đời sau. Đây là phương pháp chọn lọc bò đực giống có độ chính xác cao nhất trong thời điểm hiện tại và đang được áp dụng rộng rãi tại các nước phát triển. Kết quả của đề tài đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cho ngành chăn nuôi bò sữa của Việt Nam là 418,144 tỷ đồng từ nguồn tinh đông lạnh và việc nâng cao sản lượng sữa cho đời sau. Ngoài ra, do chất lượng giống đàn con gái của những bò đực giống chọn lọc qua đời sau được cải thiện nâng cao nên đàn bò thế hệ con cháu của chúng sẽ có chất lượng cao hơn, sản xuất được một khối lượng sữa hàng hoá lớn hơnso với đàn bò con cháu của những đực giống chưa được kiểm tra qua đời sau.

Tóm lại, từ các kết quả nghiên cứu của đề tài này cho thấy, Trung tâm Giống Gia Súc Lớn Trung Ương sản xuất tinh bò đực giống HF thương hiệu VINALICA có chất lượng giống, chất lượng tinh cao, tương đương với các nước có nền chăn nuôi bò sữa tiên tiến trên thế giới. Trung tâm Giống Gia súc lớn Trung ương trở thành địa chỉ vàng cung cấp thỏa mãn nguồn tinh đông lạnh bò HF cho ngành chăn nuôi bò sữa trong cả nước, đóng góp lớn vào sự thành công của chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa bền vững, năng suất cao và hiệu quảcủa nước ta. Chính vị vậy, sản phẩm Tinh bò đông lạnh thương hiệu VINALICA đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT tặng giải thưởng BÔNG LÚA VÀNG VIỆT NAM lần thứ nhất năm 2012.

8

Nghiên cứu tạo bê sữa cao sản bằng kỹ thuật chia, tách phôi.

Thời gian thực hiện:  2009-2014

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: - ThS. Quản Xuân Hữu

Tổng kinh phí (triệu đồng):

Kết quả đạt được:

Tạo được 50 phôi dâu, phôi nang bò sữa cao sản bằng phương pháp tạo phôi in vivo;  Thu và nuôi in vitro 1200 tế bào trứng bò từ buồng trứng lò mổ

- Tạo được 120 phôi Loại, loại B bằng phương pháp tạo phôi in vitro;  Tạo được 180 phôi bò loại A, loại B bằng phương pháp chia phôi; Gây động dục đồng pha cho 70 bò sữa làm con nhận phôi.

- Cấy 20 phôi sau khi chia phôi cho bò nhận phôi, đang theo dõi bò có chửa.

- Đề tài đang triển khai thực hiện.

9

Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ trong chăn nuôi lợn công nghiệp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường

- Thời gian thực hiện:  2011-2013

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: - PGS.TS. Vũ Chí Cương

Tổng kinh phí (triệu đồng):

Nội dung 1:

- Số trang trại áp dụng hình thức thu gom chất thải rắn và lỏng tách riêng là 30% và theo dạng hỗn hợp là 60%. Tỷ lệ trang trại xử lý chất thải bằng biogas của 3 miền dao động từ 42 - 60%. Tuy nhiên, tỷ lệ các hộ xã thải khí gas thừa trực tiếp ra môi trường ở 3 miền dao dộng từ 57 - 87% .

- Nồng độ khí NH3 và H2S trong không khí phát thải từ các vị trí khác nhau. Các chỉ số Coliform tổng số, BOD, COD của nước thải sau biogas đều vượt qúa tiêu chuẩn cho phép ở hầu hết các chỉ tiêu và miền Bắc thường cao hơn so với miền Trung, đặc biệt là miền Nam.

- Lượng khí CH4 phát thải từ hố chứa chất thải ngay sau chuồng nuôi và hố chứa nước thải sau biogas là rất lớn tại cả ba miền. Chất thải trong bể biogas đã không được phân giải hết để tạo năng lượng sạch mà thải ra bể điều áp, cung cấp cơ chất cho phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và nguồn lây lan bệnh tật.

Nội dung 2

Dựa trên các kết luận của 3 thí nghiệm đã thực hiện, chúng tôi đã đưa ra được khẩu phần tối ưu khuyến cáo cho lợn thịt đảm bảo cân bằng các yếu tố dinh dưỡng (protein, axit amin, xơ, và cân bằng tối ưu tỷ lệ Ca/P) trong khẩu phần, kết hợp với việc bổ sung enzyme phân giải xơ và phytase nhằm giảm thiểu phát thải nitơ, phốt pho, khí nhà kính và mùi (hydrogen sulfide and ammonia) từ chất thải của lợn thịt theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của lợn:

Nội dung 3

- Tỷ lệ nguyên liệu nạp (phân và nước):

Hiệu suất sinh khí mùa hè là cao hơn mùa đông, nhưng các chỉ tiêu chất thải sau biogas như COD, BOD5, Coliform thì ngược lại.

Hầu hết các chỉ tiêu nước thải sau biogas  như COD, BOD5, Coliform của chất

thải sau biogas đều không đạt tiêu chuẩn cho phép và có khuynh hướng giảm dần theo hướng tăng tỷ lệ nước. Căn cứ sản lượng khí sinh học và khuynh hướng giảm mức độ ô nhiễm chất thải sau biogas, tỷ lệ nguyên liệu nạp (phân và nước) được khuyến cáo là công thức CT3 (tỷ lệ phân/nước là 1:6) cho điều kiện mùa hè, và công thức CT2 (tỷ lệ phân/nước là 1:4) cho điều kiện mùa đông tại miền Bắc nhằm duy trì được sản lựợng khí cần thiết cho sử dụng và hạn chế mức ô nhiễm môi trường từ chất thải sau biogas.

- Bổ sung chất phụ gia tự nhiên (6%):

Sản lượng khí sinh học đạt cao nhất và các chỉ tiêu đánh giá chất thải đạt thấp nhất khi bổ sung nước thải sau biogas (6%), sau đó đến các chất bổ sung khác (6%) là bùn ao tươi + dịch dạ cỏ, dịch dạ cỏ, bùn ao khô và bùn ao tươi cho điều kiện mùa hè; và, bùn ao tươi + dịch dạ cỏ, bùn ao khô, bùn ao tươi và dịch dạ cỏ cho điều kiện mùa đông.

Nội dung 4

- Bổ sung supe lân làm tăng hàm lượng lân và đạm; bổ sung biochar làm tăng hàm lượng kali và giảm lượng đạm.

- Lưu giữ phân ngay từ đầu có thể giảm 10% tiềm năng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính so với lưu giữ đối chứng.

- Tiềm năng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính giảm 10% khi bổ sung biochar, và giảm 35% khi bổ sung supe lân, nhưng tăng 25% khi bổ sung chế phẩm vi sinh so với đối chứng.

Nội dung 5

- Áp dụng khẩu phần ăn tối ưu cho lợn  đã làm giảm phát thải khí NH3 và H2S, lượng N và P bài tiết trong chất thải ra ngoài môi trường; đồng thời mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi.

- Áp dụng giải pháp xử lý chất thải bằng hồ che phủ yếm khí HDPE đã là giảm thiểu mùi hôi, hạn chế gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư xung quanh đạt kết quả tương đối tốt, cung cấp nguồn năng lượng tái tạo biogas sử dụng cho thắp sáng, chạy máy phát điện và làm nhiên liệu cung cấp cho lò nấu nhựa. Tuy nhiên một số chỉ tiêu chất thải sau khi qua xử lý biogas vẫn chưa đạt tiêu chuẩn nước thải chăn nuôi TCN 678-2006, cần tiếp tục xử lý chất thải sau biogas ở các bước tiếp theo trước khi thải ra môi trường

10

Nghiên cứu chọn tạo 4 dòng gà chuyên trứng cao sản.

- Thời gian thực hiện:  2011-2016

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Quý Khiêm.

Tổng kinh phí (triệu đồng): 4.900

- Chọn tạo được 4 dòng gà cấp ông bà chuyên trứng qua 4 thế hệ.

* Gà GT1:

Đặc điểm màu lông nâu cánh gián đạt 100% đối với gà trống và màu lông nâu 88,66% đối với gà mái. Chọn lọc theo hướng năng suất trứng cao lúc 38 tuần tuổi qua 4 thế hệ: hệ số di truyền là 0,15-0,19; hiệu quả chọn lọc là: 1,83-3,5 quả. Năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi 246,54 quả. Tỷ lệ phôi đạt trung bình 96,21-96,69%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp 78,84-80,12%, tỷ lệ nở/trứng có phôi 82,86-84,34%.

* Gà GT2: Đặc điểm màu lông nâu cánh gián đạt 100% đối với gà trống và màu lông nâu vành nhạt có đốm đen 79,48% đối với gà mái. Chọn lọc theo hướng năng suất trứng cao lúc 38 tuần tuổi qua 4 thế hệ: hệ số di truyền là 0,16-0,19; hiệu quả chọn lọc là: 2,22 -3,37quả. Năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi 245,47quả. Tỷ lệ phôi đạt trung bình 95,01-97,29%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp 80,01-81,36%, tỷ lệ nở/trứng có phôi 84,45-85,14%

* Gà GT3:  Đặc điểm màu lông trắng đồng nhất. Chọn lọc theo hướng năng suất trứng cao lúc 38 tuần tuổi qua 4 thế hệ: hệ số di truyền là 0,14-0,21; hiệu quả chọn lọc là: 1,53 -2,95quả . Năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi 243,76 quả. Tỷ lệ phôi đạt trung bình 96,05-96,93%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp 79,14-81,45%, tỷ lệ nở/trứng có phôi 83,00-84,81%.

* Gà GT4:

Đặc điểm màu lông trắng đồng nhất. Chọn lọc theo hướng năng suất trứng cao lúc 38 tuần tuổi qua 4 thế hệ: hệ số di truyền là 0,12-0,15; hiệu quả chọn lọc là: 1,56 -2,02 quả. Năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi 241,54 quả. Tỷ lệ phôi đạt trung bình 95,53-98,02%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp 80,38-82,66%, tỷ lệ nở/trứng có phôi 84,47-85,74%.

2. Gà bố mẹ GT12, GT34

Năng suất trứng 68 tuần tuổi của gà bố mẹ GT12 và GT34 lần lượt là 263,24 quả và 260,32 quả/mái, ưu thế lai về năng suất trứng so với trung bình bố mẹ  đạt cao lần lượt là 11,13% và 8,67%. Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng có ưu thế lai âm so với trung bình của bố mẹ là -4,70% và -6,59%. Đạt so với mục tiêu đề tài.

3. Gà thương phẩm GT1234

Năng suất trứng/mái/80 tuần tuổi đạt 316,96 quả, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng 1,54kg. Ưu thế lai về năng suất trứng đạt 2,00%, ưu thế lai về tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là -4,35%. Chất lượng trứng: tỷ lệ lòng đỏ đạt 30,12%, đơn vị Haugh là 86,41. Đạt so với mục tiêu đề tài.

11

Nghiên cứu các giải pháp KHCN tổ chức quản lý chăn nuôi lợn thịt đảm bảo an toàn vệ sinh và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Thời gian thực hiện: 2011 - 2013

Đơn vị thực hiện: Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ

Chủ trì đề tài: ThS. Đoàn Vĩnh

Kết quả: Các biện pháp quản lý dựa trên GAHP cho trang trại chăn nuôi lợn, Quản lý được truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Sản phẩm thịt lợn sau khi thực hiện các biện pháp quản lý đảm bảo được các chỉ tiêu an toàn thực phẩm (vi khuẩn, kháng sinh, hocmon và một số hóa chất độc hại, tồn dư). Áp dụng các biện pháp quản lý chuỗi thực phẩm cho: 02 mô hình chăn nuôi lợn thịt an toàn áp dụng các biện pháp quản lý dựa trên GAHP cho 2 vùng Bắc và Trung; 01 mô hình áp dụng các biện pháp quản lý chuỗi thực phẩm thịt lợn từ sản xuất chế biến tiêu thụ sản phẩm đảm bảo an toàn t hực phẩm truy  xuất nguồn gốc và quản lý chuỗi

12.

Nghiên cứu các giải pháp KHCN phát triển chăn nuôi gà chuyên thịt cao sản tại Việt nam.

- Thời gian thực hiện:  2011-2016

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn Nuôi

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Thị Nga.

Tổng kinh phí (triệu đồng): 4.750

Chọn tạo được 4 dòng gà cấp ông bà chuyên thịt RTP từ giống gà nhập nội (Ross 308) qua 4 thế hệ.

+ Gà RTP1 được chọn lọc định hướng về khối lượng cơ thể lúc 4 tuần tuổi: gà trống là 1.355,67g, gà mái là 1.160,93g đều cao hơn thế hệ xuất phát: gà trống: 340,24g, mái 192,62g. Hệ số di truyền về khối lượng cơ thể gà trống là 0,237, gà mái là 0,247. Năng suất

trứng chọn lọc bình ổn, năng suất trứng/mái/40 tuần đẻ: 105,21 quả. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng: 4,71 kg. Tỷ lệ phôi 92,60% và tỷ lệ nở/tổng trứng: 79,91%.

+ Gà RTP2 được chọn lọc định hướng về khối lượng cơ thể lúc 4 tuần tuổi: gà trống là 1.318,85g, gà mái là 1.116,17g đều cao hơn thế hệ xuất phát: gà trống: 340,81g, mái 191,55g. Hệ số di truyền về khối lượng cơ thể gà trống là 0,306, gà mái là 0,317. Năng suất trứng chọn lọc bình ổn, năng suất trứng/mái/40 tuần đẻ: 110,65 quả (bằng 98% của Hãng). Tiêu tốn thức ăn/10 trứng: 4,49 kg. Tỷ lệ phôi 92,55 - 92,67% và tỷ lệ nở loại 1/trứng ấp 79,75 – 79,91%.

+ Gà RTP3 được chọn lọc theo năng suất trứng với: tỷ lệ chọn lọc: 62,96%, hệ số di truyền: 0,130. Năng suất trứng/mái/40 tuần đẻ: 141,26 quả, cao hơn thế hệ xuất phát 10,22 quả. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng: 3,57 kg. Tỷ lệ phôi 94,30 - 94,65% và tỷ lệ nở loại 1/trứng ấp: 81,33 - 81,76%.

+ Gà RTP4 được chọn lọc theo năng suất trứng với tỷ lệ chọn lọc: 59,37%, hệ số di truyền: 0,141. Năng suất trứng/mái/40 tuần đẻ: 167,83 quả (bằng 98% của Hãng), cao hơn thế hệ xuất phát 17,74 quả. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng: 2,98 kg. Tỷ lệ phôi 94,30 - 94,65% và tỷ lệ nở loại 1/trứng ấp: 81,33 - 81,76%.

2. Gà chuyên thịt RTP34 bố mẹ có khối lượng cơ thể ở 24 tuần tuổi gà trống: 3616,00g, gà mái: 2899,67g. Năng suất trứng/mái/40 tuần đẻ: 170,16 quả (đạt 94,53% so với Hãng), ưu thế lai so với trung bình bố mẹ là 12,26%. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng: 2,97 kg, ưu thế lai so với trung bình bố mẹ là -11,29%. Tỷ lệ phôi: 95,94%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp là 83,65%. Số gà con loại I/mái 133,09 con. Đạt so với mục tiêu đề tài.

3. Gà chuyên thịt RTP1234 thương phẩm đến 6 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống 96,89%, ưu thế lai so với trung bình bố mẹ là +1,63%, hệ số đồng đều 87,78%. Khối lượng cơ thể đạt 2.500,78g (đạt 94,30% so với Hãng), ưu thế lai so với trung bình bố mẹ +4,91% và đạt 94,30% so với Hãng. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể: 1,81 kg, ưu thế lai so với trung bình bố mẹ là -5,03%. Tỷ lệ thân thịt đạt: 80,93%, tỷ lệ thịt lườn: 20,95%, tỷ lệ thịt đùi: 18,51% và tỷ lệ mỡ bụng: 0,80%. Đạt so với mục tiêu đề tài.

4. Xác định được mức Protein: 22; 21; 19%, mức Lysine: 1,66; 1,42; 1,15% tương ứng với ba giai đoạn nuôi gà chuyên thịt RTP thương phẩm 01 - 10 ngày, 11 - 28 ngày và 29 - 42 ngày tuổi cho một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cao nhất.

5. Xác định được gà chuyên thịt sinh sản có thể bị nhiễm bệnh do vi khuẩn Staphylococcus aureus ở tất cả các giai đoạn tuổi, tỷ lệ nhiễm từ 0,61 - 1,36% trong toàn đàn và cao nhất là ở giai đoạn gà hậu bị. Triệu chứng lâm sàng của bệnh là sưng khớp gối, sưng bàn chân dẫn đến gà bị què hoặc đi lại khó khăn, giai đoạn gà con thường bị viêm rốn, lòng đỏ không tiêu. Áp dụng kết quả kháng sinh đồ trong phòng trị bệnh cho tỷ lệ khỏi bệnh sau khi sử dụng Doxycycline và Ciprofloxacin đạt 83,33% ở giai đoạn gà con. Doxycycline và Gentamicine đạt 70-80% ở giai đoạn gà hậu bị, sinh sản.

13.

Nghiên cứu sản xuất và sử dụng chế phẩm phức kim loại trong chăn nuôi gia cầm

Thời gian thực hiện: 2011 - 2013

Đơn vị thực hiện: TTNC Gia cầm Thụy Phương

Chủ trì đề tài: TS. Nguyễn Duy Điều

Tổng kinh phí (triệu đồng):

Nghiên cứu sử dụng phức kim loại trong chăn nuôi gà LV sinh sản. Triển khai thí nghiệm tại Phổ yên với 6 lô thí nghiệm, mỗi lô lặp lại 03 lần trên tổng số 3600 gà LV sinh sản.

Kết quả nghiên cho thấy cả 6 lô thí nghiệm đàn gà phát triển tốt tỷ lệ nuôi sống cao đạt 91-92,5%. Khối lượng cơ thể gà mái ở 38 tuần tuổi cụ thể lô 1: 2560g/con; lô 2: 2600g/con; lô 3: 2560g/con; lô 4: 2530g/con; lô 5: 2540 g/con và lô 6: 2560g/con; giữa các lô không có sự sai khác. Hệ số biến thiên dao động từ 8,74-10,73%. Khối lượng trứng không có sự sai khác giữa các lô và dao động từ 50,76-51,70g/quả; hệ số biến thiên dao động từ 8,56-10,78%. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng cho thấy lô 5 cao nhất đạt trung bình 60,05% và 58,85 quả trứng/ mái ở 38 tuần tuổi. So với lô 1 cao hơn 0,84 quả/mái; so với lô 2 cao hơn 0,39 quả/mái. Tỷ lệ ấp nở: tỷ lệ gà con loại 1/ tổng trứng ấp ở lô 5 là cao nhất đạt 84,33% cao hơn lô 1 là 1,15% và cao hơn lô 2 là 8,81%.

Đã tiến hành lấy mẫu máu để kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa; mẫu trứng, thịt, phủ tạng và phân gà để đánh giá sự tồn dư của phức kim loại.

14.

Nghiên cứu lai tạo một số dòng lợn chuyên hóa năng suất cao phục vụ chăn nuôi công nghiệp khu vực các tỉnh phía Bắc

Thời gian thực hiện: 2012 - 2017

Đơn vị thực hiện: TTNC Lợn Thụy Phương

Chủ trì đề tài: TS. Phạm Duy Phẩm

Tổng kinh phí (triệu đồng): 6.500

15.

Nghiên cứu xác định chỉ thị ADN liên quan đến khả năng khám bệnh cúm A/H5N1 của một số giống gà ni.

Thời gian thực hiện: 2013 - 2015

Đơn vị thực hiện: Phòng Thí nghiệm trọng điểm và Tế bào Động vật

Chủ trì đề tài: TS. Lưu Quang Minh

Tổng kinh phí (triệu đồng):

- Kết quả của đề tài đã xác định được:

- Các kiểu gen đồng hợp Mx/AA và kiểu gen di hợp Mx/AG liên kết có ý nghĩa với khả năng kháng cao đối với chủng virus A/H5N1/NCVD-2693 thuộc nhánh 2.3.2.1C xâm nhiễm (liều công cường độc là 104TCID50 trên gà Mía và 105TCID50 trên gà Ri và gà H’Mông), ngược lại kiểu gen Mx/GG thể hiện tính mẫn cảm với chủng virus này. Điểm đột biến G20766A trong vùng exon 13 của gen Mx dẫn đến thay đổi acid amin Ser631Asn và làm thay đổi chức năng của các alen Mx/A và Mx/G

- Các dạng haplotype BF2 đồng hợp có khả năng kháng (BF2*R) hay mẫn cảm (BF2*S) đã được phát hiện và qua đó chúng tôi đã xác định được sự ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê giữa các kiểu haplotype này đối với tính trạng kháng hay mẫn cảm với bệnh gây ra bởi chủng virus A/H5N1/NCVD-2693 thuộc nhánh 2.3.2.1C xâm nhiễm trên các quần thể gà nghiên cứu (liều công cường độc là 104TCID50 trên gà Mía và 105TCID50 trên gà Ri và gà H’Mông). Tuy nhiên, do tần số xuất hiện các haplotype BF2 đồng hợp trong tự nhiên trên 3 giống gà nghiên cứu rất thấp (chiếm khoảng 10 % tổng số quần thể gà nghiên cứu) nên điều này gây khó khăn trong việc lựa chọn gà ghép phối tạo thế hệ sau.

- Sau khi gây nhiễm gà bằng chủng virus cúm A/H5N1/NCVD-2693 thuộc nhánh 2.3.2.1C, chúng tôi đã xác định được tỷ lệ sống sót trên những cá thể gà mang kiểu gen kháng bệnh Mx/AA và Mx/AG chiếm từ 25 – 30%, trong khi đó tỷ lệ này trên những cá thể gà mang kiểu gen mẫn cảm Mx/GG chỉ chiếm khoảng 3%. Đối với gà mang kiểu haplotype BF2 đồng hợp kháng bệnh (BF2*R), tỷ lệ sống sót sau khi bị gây nhiễm chiếm tới khoảng 75%, ngược lại trên những cá thể gà mang haplotype BF2 đồng hợp mẫn cảm (BF2*S), tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 21%.

- Sau khi lựa chọn theo kiểu gen và ghép phối tạo ra đàn gà thế hệ con (F2), trong đó gà F2A mang các kiểu alen mong muốn có khả năng kháng bệnh Mx/A và BF2*R và gà F2 đối chứng mang các kiểu alen mẫn cảm Mx/G và BF2*S, chúng tôi đã thử nghiệm gây nhiễm đàn gà con này bằng chủng virus cúm nêu trên. Kết quả cho thấy đối với đàn gà F2A, tỷ lệ sống sót chiếm tới 76%, trong khi đó trên gà đối chứng, tỷ lệ sống sót chỉ chiếm khoảng 6%

- Đề tài đã công bố được 06 trình tự đoạn gen Mx và 08 trình tự đoạn gen BF2 trên ngân hàng dữ liệu gen quốc tế (EMBL/Genbank/DDBJ), với các mã số lần lượt là: KP965734, KP965735, KP965736, KP965737, KP965738, KP96573, LN909460, LN909461, LN909462, LN909463 LN909464, LN909465, L N909466, LN909467

- 02 quần thể gồm 39 con gà Ri và 45 con gà Mía mang các kiểu gen mong muốn và sống sót sau quá trình gây nhiễm bằng chủng virus cúm A/H5N1 được lưu giữ tại trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (do kinh phí đề tài đã hết, nên số lượng gà phải bị loại thoải dần)

- Đăng 04 bài báo và báo cáo khoa học, trong đó có 1 bài bào quốc tế, 2 bài báo trong nước và 1 báo cáo trên Hội nghị khoa học toàn quốc

- Đào tạo 01 Tiến sỹ Nông nghiệp (Đang thực hiện)

16.

Nghiên cứu các giải pháp KHCN giảm thiểu phát thải khí Methane

Thời gian thực hiện: 2012 - 2016

Đơn vị thực hiện: Viện Chăn nuôi

Chủ trì đề tài: TS. Chu Mạnh Thắng

Tổng kinh phí (triệu đồng):

Đây là một nghiên cứu có hệ thống trên phạm vi rộng trong cả nước về các giải pháp KHCN nhằm giảm thiểu phát thải khí methane (CH4) gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi bò sữa, bò thịt, là vấn đề mang tính thời sự hiện đang được rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm. Kết quả của đề tài góp phần xây dựng bộ cơ sở dữ liệu để xây dựng mô hình hóa tính toán hệ số phát thải quốc gia. Một số kết quả chính của đề tài như sau:

- Báo cáo hiện trạng mức độ phát thải khí methane của bò sữa, bò thịt trong khẩu phần ăn phổ biến hiện nay. Kết quả đã phác thảo bức tranh hiện trạng tình hình khẩu phần ăn và mức độ phát thải KNK trong chăn nuôi bò sữa bò thịt thông qua việc hệ thống hóa theo nhóm khẩu phần ăn cho từng nhóm đối tượng bò và theo sức sản xuất khác nhau tại những khu vực chăn nuôi phổ biện hiện nay có mật độ nuôi bò sữa, bò thịt thâm canh cao (miền Bắc: Mộc Châu, Bà Vì; miền Trung: Nghệ An và Quang Nam; miền Nam (Long An và Củ Chi - tp Hồ Chí Minh). Kết quả khảo sát cho thấy đàn bò sữa nuôi khẩu phần ăn truyền thống dao động 481±48,  491,1± 88 và 389 ±45lít CH4/con/ngày phát thải tương ứng trên bò giai đoạn cạn sữa; bò tiết sữa và bò gia đoạn hậu bị. Kết quả cho thấy ở các mô hình có sử dụng các loại thức ăn ủ chua, có tỷ lệ tinh/thô cao có xu hướng giảm lượng phát thải khí methane. Các yếu tố thời vụ, chất lượng khẩu phần đã ảnh hưởng đến lượng phát thải (P<0,05).

- Kết quả về nghiên cứu khẩu phần ăn thích hợp cho bò sữa, bò thịt cho thấy bò HF đang tiết sữa được cho ăn khẩu phần thức ăn ủ chua đã nâng cao được lượng thức ăn thu nhận và năng suất sữa tương ứng 12,7% và 8,0% so khẩu phần ăn truyền thống. Về hiệu quả môi trường đã giảm 20,3% lượng khí methane phát thải khi cho bò ăn khẩu phần ủ chua kết hợp cân đối khẩu phần. Khi nghiên cứu trên bò cạn sữa cho ăn với các mức ăn khác nhau 80% (I), 100% (II) và 120% (III) so với tiêu chuẩn ăn và cố định tỷ lệ thức ăn tinh/thức ăn thô, kết quả cho thấy hiệu quả giảm phát thải 15,7% khi nâng mức ăn và cân đối chất lượng khẩu phần ăn.

- Kết quả về nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất, sử dụng chế phẩm và đánh giá hiệu quả về năng suất trong việc sử dụng chế phẩm làm thức ăn cho bò sữa, bò thịt. Kết quả cho thấy việc bổ sung 1,5-3,0% khô dầu bông trong khẩu phần cho bò sữa đã cải thiện lượng thức ăn thu nhận (% KL) từ 3,41% - 3,6%, làm tăng sản lượng sữa trung bình 5,39-12,17% so với lô đối chứng. Hiệu quả giảm phát thải khí mêtan thông qua GE mất qua CH4 ở các nghiệm thức dao động 8,05 - 28,89%. Trên bò thịt việc bổ sung tanin ở mức 0,5% làm giảm cường độ phát thải khí mêtan tính trên kg VCK thu nhận và trên kg tăng khối lượng. Bổ sung tanin đã cải thiện giảm thất thoát năng lượng thô của khẩu phần là 15,2%; 23,2% và 12,5% tương ứng ở các mức bổ sung 0,3%, 0,5% và 0,7% tanin từ phụ phẩm chè xanh so với lô đối chứng.

- Kết quả đề tài đã nghiên cứu thành công 02 chế phẩm bổ sung có nguồn gốc thực vật (Green Cattle và Clean Cattle Feed) làm thức ăn cho bò sữa, bò thịt. Kết quả thử nghiệm trong điều kiện sản xuất cho thấy trên bò sữa: sản lượng sữa trung bình tăng khoảng 7,3% và hiệu suất chuyển hóa thức ăn tăng 4,3%, chi phí thức ăn để sản xuất 1 kg sữa giảm 2,6%. Trên bò thịt sinh trưởng đã làm tăng khối lượng của bò thịt (8,2%), hiệu suất chuyển hóa thức ăn tăng 4% (FCR giảm từ 8,37 xuống còn 8,32 kg). Bổ sung chế phẩm Green Cattle ở mức 0,5 kg/con/ngày cũng làm giảm tổng lượng phát thải  (10% đến 13%) và cường độ phát thải khí mêtan (11-12% đến 15-16%) tương ứng trên bò sữa và bò thịt so với bò được ăn khẩu phần ăn truyền thống không bổ sung chế phẩm.

Hiện nay các trang trại chăn nuôi (Mộc Châu và tp Hồ Chí Minh) vẫn đang tiếp tục sử dụng chế phẩm dùng thức ăn bổ sung trong chăn nuôi bò sữa, bò thịt. Số lượng chế phẩm đã chuyển giao xuống cơ sở sản suất được trộn với thức ăn của cơ sở đã sản xuất thức ăn thành phẩm sử dụng làm thức ăn nuôi bò khoảng từ 90-110 tấn tại ba vùng đại diện cho 3 miền Bắc, Trung và Nam.

- Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên 17 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín trong nước và 03 bài được đăng trên kỷ yếu tại Hội thảo quốc tế về Nông nghiệp, thực phẩm và năng lượng bền vững (International Conference - Sustainable Agriculture, Food and Energy (SAFE2015).

Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đánh giá xếp loại Khá.

17.

Nghiên cứu sản xuất và sử dụng chế phẩm phức kim loại trong chăn nuôi gia cầm

Thời gian thực hiện: 2012 - 2015

Đơn vị thực hiện: TTNC Gia cầm Thụy Phương

Chủ trì đề tài: ThS. Nguyễn Khắc Thịnh

Tổng kinh phí (triệu đồng):3.400,0

Chế tạo được các hạt oxít sắt, oxit kẽm siêu phân tán bằng phương pháp thủy nhiệt. Xác định được các điều kiện pH = 10; nhiệt độ phản ứng 180oC; thời gian phản ứng 7 giờ, kích thước trung bình hạt α-Fe2O3, ZnO thu được từ 80 - 90 nm và 50 - 70 nm. Xác định điều kiện tối ưu chế tạo hạt đồng là tỷ lệ nồng độ Natricitrat/Cu2+ = 1,8; pH = 9,0; nhiệt độ phản ứng ở 300C. Kích thước hạt đồng thu được trung bình từ 10 - 30 nm.  Xác định được điều kiện tối ưu để chế tạo hạt selen với tỷ lệ nồng độ L - Ascorbic/Se4+ là 4,0; nồng độ chất ổn định chitosan 500 ppm; pH = 4,0;nồng độ dung dịch selen 100 ppm, kích thước hạt selen thu được đồng đều trung bình từ 60 - 100 nm. Xây dựng được quy trình chế tạo các hạt oxít sắt, oxit kẽm, hạt kim loại đồng và selen siêu phân tán làm thức ăn cho gia cầm.

2. Tạo vỏ bọc chitosan cho các hạt oxit sắt, oxít kẽm, kim loại đồng và selen siêu phân tán. Xây dựng được quy trình tạo vỏ bọc chitosan cho các hạt sắt, kẽm, đồng và selen siêu phân tán làm thức ăn cho gia cầm.

3. Xác định được tham số về tốc độ ly tâm, thời gian ly tâm và số lần rửa siêu âm thích hợp để chuyển đổi các dung dịch huyền phù hạt oxit sắt, oxit kẽm, kim loại đồng và selen siêu phân tán thành dạng bột đạt hiệu suất cao. Xác định được tỷ lệ phối trộn các kim loại sắt, đồng kẽm và selen dạng siêu phân tán vào chất mang tạo chế phẩm phức kim loại bổ sung vào thức ăn nuôi gà LV sinh sản và thương phẩm. Xây dựng được quy trình sản xuất chế phẩm phức kim loại chứa Fe, Cu, Zn, Se làm thức ăn cho gia cầm.

4. Sử dụng chế phẩm phức kim loại chứa Fe, Cu, Zn và Se dạng siêu phân tán bổ sung vào thức ăn nuôi gà LV sinh sản với liều bằng 15, 20, 25 và 30 % theo theo khuyến cáo của RNC (1994). Xác định được hàm lượng các nguyên tố Fe, Cu, Zn và Se trong thịt lườn, xương đùi và trứng của gà LV sinh sản khi bổ sung phức kim lại chứa Fe, Cu, Zn và Se vào thức ăn thấp hơn so với các lô sử dụng bằng khoáng vô cơ. Mức thải các nguyên tố Fe, Cu, Zn và Se trong phân gà LV sinh sản giảm so với sử dụng khoáng dạng muối vô cơ: Hàm lượng Fe giảm từ 16,84 - 21,68%; Zn giảm từ 24,7 - 34,7%; Cu giảm từ 35,43 - 38,03% và Se giảm từ 25,54 - 29,97%. Liều dùng thích hợp bằng 25% so với nhu cầu theo khuyến cáo của NRC (1994) tương ứng hàm lượng sắt, đồng, kẽm và selen là 15,0; 2,0; 16,25 và 0,025 mg/kg VCK thức ăn. Năng suất trứng gà LV/72 tuần đẻ đạt cao nhất 181,32 quả, tăng từ 6,38 - 8,85 quả/mái so với sử dụng khoáng dạng vô cơ.

5. Sử dụng chế phẩm phức kim loại chứa Fe, Cu, Zn và Se dạng siêu phân tán bổ sung vào thức ăn nuôi gà LV thương phẩm với liều bằng 15, 20, 25 và 30 % theo khuyến cáo của RNC (1994). Xác định được hàm lượng các nguyên tố Fe, Cu, Zn và Se trong thịt lườn, xương đùi và các cơ quan nội tạng của gà LV nuôi thịt khi bổ sung chế phẩm phức kim loại chứa Fe, Cu, Zn và Se vào thức ăn tương đương với sử dụng bằng khoáng vô cơ. Mức thải các nguyên tố Fe, Cu, Zn và Se trong phân gà LV thương phẩm giảm so với sử dụng khoáng dạng vô cơ: Hàm lượng Fe giảm từ 8,62,84 - 19,65%; Zn giảm từ 8,09,7 - 24,22%; Cu giảm từ 8,98 - 37,72% và Se giảm từ 3,03 – 15,15%. Liều dùng thích hợp bằng 30% so với nhu cầu theo khuyến cáo của NRC (1994) tương ứng hàm lượng sắt, đồng, kẽm và selen là 24; 2,4; 12 và 0,045 mg/kg VCK thức ăn. Khối lượng của gà LV lúc 12 tuần tuổi đạt cao nhất là 2,23 kg/con, tăng hơn từ 3,89 - 6,42%  so với sử dụng khoáng dạng vô cơ.

18.

Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp KHCN và tổ chức chăn nuôi lợn theo chuỗi giá trị tại vùng Đông Nam Bộ.

Thời gian thực hiện:

Đơn vị thực hiện: Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ

Chủ trì đề tài: PGS.TS Lã Văn Kính

Tổng kinh phí (triệu đồng): 4200

. Các báo cáo chuyên đề khoa học

  • Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan tới các giải pháp khoa học công nghệ về giống, dinh dưỡng trong chăn nuôi lợn và an toàn thực phẩm.
  • Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan tới các giải pháp khoa học công nghệ về phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi lợn an toàn.
  • Tổng quan nghiên cứu liên quan tới các giải pháp khoa học công nghệ về chuồng trại và xử lý chất thải bảo đảm môi trường vệ sinh khu chăn nuôi.
  • Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan tới các giải pháp tổ chức quản lý sản xuất trong chăn nuôi lợn để cải thiện năng xuất và chất lượng thịt lợn.
  • Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan tới các giải pháp khoa học công nghệ, tổ chức quản lý trong hoạt động thu gom, giết mổ, vận chuyển và phân phối thịt lợn an toàn.

2 XÂy dựng các quy chuẩn trang trại

  • Quy chuẩn giống
  • Quy chuẩn chuồng trại
  • Quy chuẩn an toàn sinh học
  • Quy chuẩn thức ăn chăn nuôi
  • Quy chuẩn phòng trị bệnh
  • Quy chuẩn chất lượng thịt
  • 3 Các báo cáo, bài báo, đề xuất giải pháp khoa học công nghệ
  • Báo cáo đánh giá thực trạng chuỗi sản xuất lợn thịt Đông Nam Bộ
  • Báo cáo phân tích tài chính chuỗi sản xuất lợn thịt
  • Báo cáo tổng kết toàn bộ giải pháp
  • Đề xuất các giải pháp KHCN về an toàn dịch bệnh và tổ chức quản lý sản xuất thịt lợn theo Chuỗi giá trị
  • 02 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành chăn nuôi
  • Đào tạo 01 Thạc sỹ; 01 kỹ sư

4 Xây dựng các mô hình chăn nuôi theo Chuỗi giá trị

4.1 Quy mô mô hình

  • Mô hình 1: 05 trang trại chăn nuôi lợn ở Đồng Nai: công xuất chăn nuôi 20.420 lợn thịt /năm; công xuất giết mổ 25 lợn thịt /ngày
  • Mô hình 2: 10 trang trại chăn nuôi lợn ở Bà Rịa Vũng Tàu: công xuất 19.013 lợn thịt /năm; công xuất giết mổ 50 lợn thịt /ngày

4.2 Hiệu quả kinh tế từ thực hiện mô hình:

+ Mô hình Đồng Nai: Trong năm 2015, sau khi tham gia mô hình, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đã giảm đáng kể (giá thức ăn giảm 14,21%; chi phí thuốc thú y giảm 8,66%, giá thành sản xuất ra 1kg lợn hơi xuất chuồng giảm 10,72%); lợi nhuận tăng 13,50% so với năm 2014-năm chưa tham gia mô hình.

+ Mô hình Bà Rịa-Vũng Tàu: Chi phí cho 1kg lợn hơi xuất chuồng đã giảm gần 10,28% góp phần cải thiện rõ rệt hiệu quả kinh tế. Lợi nhuận của năm 2015 tăng 11,11% so với năm 2014 dù giá bán lợn hơi năm 2015 đã bị giảm 7,94% so với năm trước (43.5000 đ/kg so với 47.250 đ/kg).

5 Những đóng góp mới của đề tài

  • Lần đầu tiên ở Việt nam thực hiện đề tài chuỗi giá trị khép kính từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ
  • Lần đầu tiên xây dựng được các quy chuẩn kỹ thuật về giống, thức ăn lợn thịt, an toàn sinh học, vệ sinh thú y và chất lượng sản phẩm áp dụng trong quy trình sản xuất thịt lợn theo chuỗi giá trị

Cải thiện mức phân chia lợi nhuận cho các tác nhân trong Chuỗi, trong đó thu nhập của người chăn nuôi đã được tăng lên.

   

Nguồn: Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế


Tìm kiếm tài liệu chăn nuôi