Nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ của Viện Chăn nuôi giai đoạn 2016 - 2020
01/06/2020
(Cập nhật tháng 5 năm 2020 – Tập hợp tin: Nguyễn Trọng Tuyển)
Giai đoạn 2016-2020, Viện Chăn nuôi đã triển khai thực hiện 520 nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp, trong đó nhiệm vụ khoa học cấp Nhà nước 37 nhiệm vụ chiếm 7,12%; nhiệm vụ cấp Bộ 87 nhiệm vụ chiếm 16,73%; 36 nhiệm vụ thuộc Chương trình nông thôn, miền núi; 17 dự án khuyến nông Trung ương; 17 dự án hợp tác quốc tế còn lại là các nhiệm vụ phối hợp với các địa phương và nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng.
Thông qua các nhiệm vụ này, giai đoạn 2016-T3/2020, Viện đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận 28 TBKT gồm: 04 dòng, giống lợn mới, 09 dòng gà, 08 dòng vịt mới, 01 dòng ong; một số giải pháp về dinh dưỡng thức ăn trong chăn nuôi; một số quy trình chăn nuôi gia súc, gia cầm; quy trình phòng trị bệnh; quy trình thụ tinh nhân tạo; quy trình chọn lọc giống cho gia súc. Có 06 sản phẩm KHCN của Viện đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT trao tặng "Giải thưởng Bông lúa vàng" năm 2018: Dòng vịt V52, V57 và con lai thương phẩm VSM6; Giống vịt biển 15- Đại Xuyên; Giống lợn Landrace-BT88S và giống lợn Yorkshire-BT66S; Tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ nhãn hiệu VINALICA; Gà VCN-HAH (con lai giữa gà H’Mông với Ai Cập) và Giải pháp sử dụng chế phẩm thảo dược IAS-1 và IAS-2 có nguồn gốc bản địa trong thức ăn chăn nuôi để sản xuất thị lợn an toàn. Viện đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận 17 giống vật nuôi mới gồm có 06 giống gà (Gà VCN/BT-DA15-15, Gà VCN/BT-DA15-16, Gà lông chân, Gà Tò, Giống gà Tetra, Giống gà GTP- Thụy Phương 2), 04 giống vịt (Vịt Sín Chéng, Vịt Minh Hương, Vịt VSD-Thụy Phương 1, Vịt VSH-Thụy Phương 2), 02 giống ngan (Ngan NVS- Thụy Phương 1, Ngan NV7- Thụy Phương 2), 01 giống Ngỗng (Ngỗng xám) và 04 giống lợn (Lợn Mường Tè, Lợn cỏ Bình Thuận, Lợn Xao Va, Lợn H'Mông). Ngoài ra, giai đoạn 2016-T3/2020, Viện có 40 sáng chế, giải pháp hữu ích, các quy trình chăn nuôi, các tiêu chuẩn kĩ thuật, các loại giống vật nuôi mới... đã được các cấp có thẩm quyền ra quyết định công nhận.
TT |
TÊN NHIỆM VỤ |
K.PHÍ (Tr. đồng) |
CHỦ TRÌ |
GIAI ĐOẠN |
KẾT QUẢ |
I |
Đề tài trọng điểm cấp Bộ |
|
|
||
1 |
Nghiên cứu lai tạo một số tổ hợp đực lai cuối cùng phù hợp cho sản xuất lợn thương phẩm ở miền Bắc Việt nam. |
500 |
TS. Ngô Thị Kim Cúc |
2012- 2016 |
Kết quả kiểm tra năng suất các thể con thương phẩm của các đực lai cuối cùng cho thấy: + Đực lai cuối cùng DPiD phối với cả hai nái lai ngoại và nái lai nội đều sinh ra lợn thương phẩm có khả năng tăng khối lượng cao (752,31-757,62 và 659,62-673,63 g/ngày, tương ứng và đực lai cuối cùng DPi (750,36-754,72 g/ngày đối với nái lai ngoại và 663,81-686,34 g/ngày đối với nái lai có máu nội). Đực lai cuối cùng DL sinh ra lợn thương phẩm có khả năng tăng khối lượng thấp nhất (723,20-746,80 g/ngày đối với nái lai ngoại và 634,90-651,75 g/ngày đối với nái lai có máu nội ). + Đực lai cuối cùng DPiD và DPi phối với nái lai ngoại và nái lai có máu nội sinh ra con lai thương phẩm có độ dày mỡ lưng từ 10,4-11,6 mm và 14,0 – 15,0 mm, tương ứng. Đực lai cuối cùng DL phối với nái lai ngoại và nái lai có máu nội sinh ra con lai thương phẩm có độ dày mỡ lưng từ 11,0-12,0 mm và 14,5 – 15,0 mm, tương ứng. Hai tổ hợp đực cuối D.PD và DP đã được tạo ra trong nghiên cứu này hoàn toàn có thể cạnh tranh được với một số nguồn gen nhập khẩu (dòng đực Duroc từ Mỹ, Đài Loan, Canada), vì năng suất sinh trưởng tương đương, tỷ lệ nạc cao hơn từ 0,5-1,0%, hiệu quả kinh tế thu được cũng rất cao (tỷ suất lợi nhuận đạt 6,40 – 7,48% ở tổ hợp lai thương phẩm có mẹ là nái YMC và đạt từ 7,92 – 8,50% ở tổ hợp lai thương phẩm có mẹ là nái YL), đặc biệt khả năng thích nghi cao với điều kiện thời tiết nóng ẩm, kiểu chuồng hở và thông thoáng tự nhiên ở miền Bắc. |
2 |
Chọn tạo một số dòng gà lông màu phục vụ chăn nuôi công nghiệp
|
|
TS. Nguyễn Quý Khiêm |
2013-2016
|
Tạo được 3 dòng gà lông màu: dòng trống TN1, khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi gà trống đạt 2616,47g/con; gà mái đạt 2207,02g/con; dòng mái TN2 có năng suất trứng/mái/64 tuần tuổi đạt 178,05 quả; dòng mái TN3 có năng suất trứng/mái/64 tuần tuổi là 183,15 quả. Gà bố mẹ TN23 và TN32 có năng suất trứng/mái/64 tuần tuổi đạt 183,47 - 184,02 quả cao hơn so với một giống gà lông màu hướng thịt hiện có từ 5 - 7 quả. Như vậy, từ 500 gà mái dòng TN2 và 500 gà mái dòng TN3 đã sản xuất và cung ứng được 35.000 gà bố mẹ từ đó sản xuất ra 151.000 gà thương phẩm. Gà lai thương phẩm nuôi thịt có khối lượng cơ thể lúc 56 ngày tuổi đạt 2274,64 g/con đối với gà TN123và 2344,93g/con đối với gà TN132, cao hơn một số giống gà lông màu thương phẩm hiện có khoảng 200g/con. Với 151.000 gà thương phẩm trong sản xuất sẽ làm tăng sản lượng thịt lên 30,24 tấn thịt hơi. Hiệu quả xã hội: Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp chúng ta chủ động được con giống gà lông màu năng suất chất lượng cao, giảm ngoại tệ nhập khẩu đáp ứng nhu cầu thị trường. Đã huy động được các nguồn vốn đưa vào sản xuất gà lông màu bố mẹ và thương phẩm phục vụ chăn nuôi công nghiệp |
3 |
Nghiên cứu chọn tạo bốn dòng gà chuyên trứng cao sản |
4.900
|
TS. Nguyễn Quý Khiêm |
2012-2016 |
Kết quả - Chọn tạo được 4 dòng gà cấp ông bà chuyên trứng qua 4 thế hệ. * Gà GT1: Đặc điểm màu lông nâu cánh gián đạt 100% đối với gà trống và màu lông nâu 88,66% đối với gà mái. Chọn lọc theo hướng năng suất trứng cao lúc 38 tuần tuổi qua 4 thế hệ: hệ số di truyền là 0,15-0,19; hiệu quả chọn lọc là: 1,83-3,5 quả. Năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi 246,54 quả. Tỷ lệ phôi đạt trung bình 96,21-96,69%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp 78,84-80,12%, tỷ lệ nở/trứng có phôi 82,86-84,34%. * Gà GT2: Đặc điểm màu lông nâu cánh gián đạt 100% đối với gà trống và màu lông nâu vành nhạt có đốm đen 79,48% đối với gà mái. Chọn lọc theo hướng năng suất trứng cao lúc 38 tuần tuổi qua 4 thế hệ: hệ số di truyền là 0,16-0,19; hiệu quả chọn lọc là: 2,22 -3,37quả. Năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi 245,47quả. Tỷ lệ phôi đạt trung bình 95,01-97,29%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp 80,01-81,36%, tỷ lệ nở/trứng có phôi 84,45-85,14% * Gà GT3: Đặc điểm màu lông trắng đồng nhất. Chọn lọc theo hướng năng suất trứng cao lúc 38 tuần tuổi qua 4 thế hệ: hệ số di truyền là 0,14-0,21; hiệu quả chọn lọc là: 1,53 -2,95quả . Năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi 243,76 quả. Tỷ lệ phôi đạt trung bình 96,05-96,93%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp 79,14-81,45%, tỷ lệ nở/trứng có phôi 83,00-84,81%. * Gà GT4: Đặc điểm màu lông trắng đồng nhất. Chọn lọc theo hướng năng suất trứng cao lúc 38 tuần tuổi qua 4 thế hệ: hệ số di truyền là 0,12-0,15; hiệu quả chọn lọc là: 1,56 -2,02 quả. Năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi 241,54 quả. Tỷ lệ phôi đạt trung bình 95,53-98,02%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp 80,38-82,66%, tỷ lệ nở/trứng có phôi 84,47-85,74%. 2. Gà bố mẹ GT12, GT34 Năng suất trứng 68 tuần tuổi của gà bố mẹ GT12 và GT34 lần lượt là 263,24 quả và 260,32 quả/mái, ưu thế lai về năng suất trứng so với trung bình bố mẹ đạt cao lần lượt là 11,13% và 8,67%. Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng có ưu thế lai âm so với trung bình của bố mẹ là -4,70% và -6,59%. Đạt so với mục tiêu đề tài. 3. Gà thương phẩm GT1234 Năng suất trứng/mái/80 tuần tuổi đạt 316,96 quả, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng 1,54kg. Ưu thế lai về năng suất trứng đạt 2,00%, ưu thế lai về tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là -4,35%. Chất lượng trứng: tỷ lệ lòng đỏ đạt 30,12%, đơn vị Haugh là 86,41. Đạt so với mục tiêu đề tài. |
4 |
Nghiên cứu các giải pháp KHCN phát triển chăn nuôi gà chuyên thịt cao sản tại Việt Nam.
|
4.750 |
TS. Lê Thị Nga. |
2012-2016 |
Kết quả đạt được Chọn tạo được 4 dòng gà cấp ông bà chuyên thịt RTP từ giống gà nhập nội (Ross 308) qua 4 thế hệ. + Gà RTP1 được chọn lọc định hướng về khối lượng cơ thể lúc 4 tuần tuổi: gà trống là 1.355,67g, gà mái là 1.160,93g đều cao hơn thế hệ xuất phát: gà trống: 340,24g, mái 192,62g. Hệ số di truyền về khối lượng cơ thể gà trống là 0,237, gà mái là 0,247. Năng suất trứng chọn lọc bình ổn, năng suất trứng/mái/40 tuần đẻ: 105,21 quả. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng: 4,71 kg. Tỷ lệ phôi 92,60% và tỷ lệ nở/tổng trứng: 79,91%. + Gà RTP2 được chọn lọc định hướng về khối lượng cơ thể lúc 4 tuần tuổi: gà trống là 1.318,85g, gà mái là 1.116,17g đều cao hơn thế hệ xuất phát: gà trống: 340,81g, mái 191,55g. Hệ số di truyền về khối lượng cơ thể gà trống là 0,306, gà mái là 0,317. Năng suất trứng chọn lọc bình ổn, năng suất trứng/mái/40 tuần đẻ: 110,65 quả (bằng 98% của Hãng). Tiêu tốn thức ăn/10 trứng: 4,49 kg. Tỷ lệ phôi 92,55 - 92,67% và tỷ lệ nở loại 1/trứng ấp 79,75 – 79,91%. + Gà RTP3 được chọn lọc theo năng suất trứng với: tỷ lệ chọn lọc: 62,96%, hệ số di truyền: 0,130. Năng suất trứng/mái/40 tuần đẻ: 141,26 quả, cao hơn thế hệ xuất phát 10,22 quả. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng: 3,57 kg. Tỷ lệ phôi 94,30 - 94,65% và tỷ lệ nở loại 1/trứng ấp: 81,33 - 81,76%. + Gà RTP4 được chọn lọc theo năng suất trứng với tỷ lệ chọn lọc: 59,37%, hệ số di truyền: 0,141. Năng suất trứng/mái/40 tuần đẻ: 167,83 quả (bằng 98% của Hãng), cao hơn thế hệ xuất phát 17,74 quả. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng: 2,98 kg. Tỷ lệ phôi 94,30 - 94,65% và tỷ lệ nở loại 1/trứng ấp: 81,33 - 81,76%. 2. Gà chuyên thịt RTP34 bố mẹ có khối lượng cơ thể ở 24 tuần tuổi gà trống: 3616,00g, gà mái: 2899,67g. Năng suất trứng/mái/40 tuần đẻ: 170,16 quả (đạt 94,53% so với Hãng), ưu thế lai so với trung bình bố mẹ là 12,26%. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng: 2,97 kg, ưu thế lai so với trung bình bố mẹ là -11,29%. Tỷ lệ phôi: 95,94%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp là 83,65%. Số gà con loại I/mái 133,09 con. Đạt so với mục tiêu đề tài. 3. Gà chuyên thịt RTP1234 thương phẩm đến 6 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống 96,89%, ưu thế lai so với trung bình bố mẹ là +1,63%, hệ số đồng đều 87,78%. Khối lượng cơ thể đạt 2.500,78g (đạt 94,30% so với Hãng), ưu thế lai so với trung bình bố mẹ +4,91% và đạt 94,30% so với Hãng. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể: 1,81 kg, ưu thế lai so với trung bình bố mẹ là -5,03%. Tỷ lệ thân thịt đạt: 80,93%, tỷ lệ thịt lườn: 20,95%, tỷ lệ thịt đùi: 18,51% và tỷ lệ mỡ bụng: 0,80%. Đạt so với mục tiêu đề tài. 4. Xác định được mức Protein: 22; 21; 19%, mức Lysine: 1,66; 1,42; 1,15% tương ứng với ba giai đoạn nuôi gà chuyên thịt RTP thương phẩm 01 - 10 ngày, 11 - 28 ngày và 29 - 42 ngày tuổi cho một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cao nhất. 5. Xác định được gà chuyên thịt sinh sản có thể bị nhiễm bệnh do vi khuẩn Staphylococcus aureus ở tất cả các giai đoạn tuổi, tỷ lệ nhiễm từ 0,61 - 1,36% trong toàn đàn và cao nhất là ở giai đoạn gà hậu bị. Triệu chứng lâm sàng của bệnh là sưng khớp gối, sưng bàn chân dẫn đến gà bị què hoặc đi lại khó khăn, giai đoạn gà con thường bị viêm rốn, lòng đỏ không tiêu. Áp dụng kết quả kháng sinh đồ trong phòng trị bệnh cho tỷ lệ khỏi bệnh sau khi sử dụng Doxycycline và Ciprofloxacin đạt 83,33% ở giai đoạn gà con. Doxycycline và Gentamicine đạt 70-80% ở giai đoạn gà hậu bị, sinh sản. |
5 |
Đánh giá tiềm năng di truyền về sản lượng sữa của đàn bò có nguồn gốc HF nuôi tại Việt nam |
|
TS. Phạm Văn Giới |
2012 - 2016 |
Đã đào tạo được 02 học viên Thạc Sỹ và 02 học viên Đại học. |
6 |
Nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng suất 5 dòng gà lông màu hướng thịt. |
|
TS. Phùng Đức Tiến |
2012- 2016 |
Kết quả chọn lọc 05 dòng gà lông màu hướng thịt qua 4 thế hệ cho thấy: - Đặc điểm ngoại hình: các dòng tương đối ổn định - Năng suất đối với 05 dòng gà hướng thịt năng suất cao Đối với 03 dòng trống TP4, LV4 và VP2: chọn lọc nâng cao khối lượng cơ thể: khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi ở thế hệ 7 (năm 2015) cao hơn so với năm 2012: dòng TP4 là 133,42g đối với con trống và 46,65g đối với con mái; dòng LV4 là 76,78g đối với con trống và 111,81g đối với con mái; dòng VP2 tương ứng 354,79g đối với con trống và 193,48g đối với con mái; khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi ở thế hệ 7 của các dòng gà đạt được 100% so với mục tiêu đề tài đặt ra. Năng suất trứng của các dòng trống TP4, LV4 và VP2 đạt tương đương qua các thế hệ và đạt 100% so với sản phẩm đăng ký trong thuyết minh. Tỷ lệ phôi ở các thế hệ của các dòng đều đạt 100% so với thuyết minh đề tài. Hai dòng mái TP1, TP2: chọn lọc theo hướng năng suất trứng cao: năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi thế hệ 7 (năm 2015) đạt 182,79 quả đối với dòng TP1 và 179,48 quả đối với dòng TP2. Như vậy với áp lực chọn lọc cao nên năng suất trứng đã được nâng lên, cao hơn thế hệ 4 là 1,36 và 1,90 quả (đạt được 99,71-99,89% so với mục tiêu đề tài). Nội dung 2: Đánh giá ưu thế lai của tổ hợp lai gà bố mẹ (TP12 và TP21), kết quả theo dõi cho thấy: Giai đoạn gà con gà có tỷ lệ nuôi sống đạt 96,8-97,00%; tiêu tốn thức ăn/con: 1917-1922g.Giai đoạn 7-20 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống đạt 97,12-97,33%. Đến 20 tuần tuổi khối lượng cơ thể của gà lai TP12: 2215,67g; gà TP21: 2202,33g. Theo dõi trên hai tổ hợp lai TP12 và TP21 ở giai đoạn sinh sản đến 68 tuần tuổi cho thấy: Năng suất trứng/mái gà TP12 đạt 183,82 quả và gà TP21 đạt 183,04 quả. Ưu thế lai về năng suất trứng đạt 2,02 và 1,59%. Với các dòng gà năng suất cao LV4, TP4, TP1 và TP2, trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016, đã chuyển giao vào sản xuất khoảng 500.000 gà bố mẹ hướng thịt; với giá nhập khẩu gà lông màu bố mẹ hiện nay 40.000đ/con, giá bán gà bố mẹ trong nước chỉ 18.000đ/con, đã làm lợi cho sản xuất 11 tỷ đồng. Bên cạnh đó, 2 dòng gà TP1 và TP2 với màu sắc lông gần giống gà LV nhưng có số gà con loại 1/mái đạt cao hơn gà LV hiện nay: 10-11 con, như vậy với tỷ lệ trứng chọn ấp 92% và tỷ lệ nở/tổng trứng ấp là 81-82% thì các dòng gà TP1 và TP2 đã làm lợi cho xã hội khoảng 25 tỷ đồng . Khoảng 11,5 triệu gà thương phẩm được sản xuất từ 500.000 gà bố mẹ, đã cung cấp cho thị trường 25 nghìn tấn thịt chất lượng cao. Gà thương phẩm thời gian nuôi được rút ngắn 7 ngày, khối lượng cơ thể được nâng cao 200-300g/con so với giống gà LV, làm lợi cho xã hội gần 30 ngàn tấn thịt tương ứng với 135 tỷ đồng; tiêu tốn thức ăn giảm được 0,2-0,3kg/kg tăng khối lượng làm giảm được chi phí 30 tỷ đồng. Như vậy đề tài đã làm lợi cho xã hội khoảng 66 tỷ đồng, góp phần làm cho chăn nuôi gia cầm phát triển bền vững, tăng thu nhập cho người chăn nuôi, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn. Như vậy đề tài đã làm lợi cho xã hội khoảng 66 tỷ đồng, góp phần làm cho chăn nuôi gia cầm phát triển bền vững, tăng thu nhập cho người chăn nuôi, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn. |
7 |
Nghiên cứu đánh giá tiềm năng di truyền của các giống lợn nội
|
5 550 |
TS. Tạ Thị Bích Duyên, TS. Đặng Hoàng Biên |
2011-2016 |
Kết quả nổi bật của đề tài đạt được như sau: a. Ðánh giá hiện trạng các giống lợn nội Việt Nam Việt Nam đã phát hiện được khỏang 30 giống lợn nội, tuy nhiên hiện nay chỉ còn khoảng 24 giống, 6 giống đã mất. Các giống lợn được phân bố khắp các vùng của đất nuớc, tại mỗi vùng có những giống với đặc trưng, đặc điểm riêng. b. Phân tích tiềm năng di truyền kiểu hình nguồn gen lợn nội - Năng suất sinh sản của 6 giống lợn nghiên cứu đạt khá cao so với các giống lợn nội, thể hiện ở số con sơ sinh sống/ổ, dao động từ 6,63 – 7,30 con (ngoại trừ lợn Ô Lâm có số con so sinh sống/ổ là 9,21 con), số con cai sữa/ổ đạt từ 6,24 – 6,94 con (lợn Ô Lâm đạt 8,43 con) và khối luợng cai sữa/ổ lúc 45 ngày tuổi đạt từ 25,01 – 28,26 kg (lợn Ô Lâm đạt 55,37 kg). Trong điều kiện thí nghiệm, các giống lợn đạt số lứa đẻ/nái/năm khá cao từ 1,95 – 2,11 lứa. - Khả năng sinh truởng và cho thịt: Khả năng tăng khối luợng cao nhất là lợn Ô Lâm (297,65 g/ngày), thấp nhất ở lợn Bản (139,83 g/ngày). Tăng khối luợng (g/ngày) của lợn thí nghiệm tăng nhanh từ giai đoạn 2-3 tháng tuổi đến giai đoạn 6-7 tháng tuổi. Tỷ lệ nạc cao dao động từ 38,615 ở lợn Mẹo đến 42,86% ở lợn Ô Lâm. - Chất luợng thịt của 6 giống lợn đều nằm trong giới hạn chất luợng thịt bình thuờng với pH dao động từ 5,87-6,22; độ sáng L* dao động từ 50,9955,36 và tỷ lệ mất nuớc bảo quản dao động từ 0,97-2,28%. - Ðối với tính trạng sinh sản: Yếu tố lứa đẻ ảnh huởng đến cả 3 chỉ tiêu số con so sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ và khối luợng cai sữa/ổ của cả 6 giống lợn từ mức P<0,05 đến P<0,001. Yếu tố bố không ảnh huởng đến các chỉ t iêu số con so sinh sống, số con cai sữa/ổ và khối luợng cai sữa/ổ của 6 giống lợn trong thí nghiệm này. Yếu tố mùa có ảnh huởng đến chỉ tiêu số con so sinh/ổ ở mức P<0,01, ảnh huởng đến chỉ tiêu số con cai sữa/ổ và khối luợng cai sữa/ổ ở mức P<0,05 của lợn Bản. - Ðối với tính trạng tăng khối luợng và dày mỡ lưng: Yếu tố lần thí nghiệm hầu như không ảnh huởng đến các chỉ tiêu tăng khối luợng và độ dày mỡ lưng của các giống lợn nghiên cứu, ngoại trừ lợn Ô Lâm. Yếu tố bố ảnh huởng rất rõ rệt đến độ dày mỡ lưng của lợn Hung (P<0,01), ảnh huởng rõ rệt đến tăng khối luợng giai doạn từ so sinh – 7(8) và 2 – 7(8) của lợn Lửng và lợn Bản với P<0,05, không thể hiện ảnh huởng ở các giống lợn Lũng Pù, Ô Lâm và lợn Mẹo . Yếu tố giới tính thể hiện ảnh huởng rõ rệt đến chỉ tiêu tăng khối luợng giai đoạn từ 2 – 8 tháng tuổi của lợn Bản và lợn Lũng Pù. c. Nghiên cứu phát hiện đa hình va đánh giá sự liên quan của một số gen đối với tính trạng số con/ổ và phẩm chất thịt của 6 giống lợn nội - Sự liên quan của đa hình gen đến năng suất sinh sản: + Ða hình ESR-PvuII: Ở lợn Hung, kiểu gen AB có tiềm năng trong việc cải tạo giống lợn có số con cai sữa cao. Ðối với giống lợn Mẹo và Ô Lâm thì kiểu gen BB lại là kiểu gen dáng quan tâm trong việc năng cao số con so sinh ở lợn. + Ða hình ESR-AvaI: Kiểu gen BB cung là một kiểu gen tiềm năng trong việc cải tạo giống lợn Ô Lâm có số con so sinh sống và số con cai sữa. + Ða hình PRLR-HpaII: Ở lợn Hung, kiểu gen AB là kiểu gen đáng quan tâm trong việc nâng cao số con cai sữa trong đàn. Ðối với giống lợn Lửng Phú Thọ và lợn Mẹo thì kiểu gen AA là kiểu gen tiềm năng trong công tác chọn giống lợn có năng suất sinh sản cao. - Sự liên quan của đa hình gen đến chất luợng thịt: + Ðối với đa hình PRKAG3/HphI: Ở lợn Hung, kiểu gen SS nên được chú ý trong việc chọn giống cải thiện độ sáng và tỉ lệ mất nuớc chế biến. Ở lợn Bản và lợn Mẹo, kiểu gen SG là kiểu gen tốt trong việc cải thiện dộ sáng, dộ vàng và độ dai của thịt. Ðối với lợn Lửng Phú Thọ, kiểu gen GG là lựa chọn tốt nhất dể cải thiện tỉ lệ mất nuớc bảo quản của thịt. + Ðối với đa hình PRKAG3/StyI: Lợn Bản, kiểu gen CC có ảnh huởng tốt đến dộ sáng và dộ vàng của thịt. |
8 |
Nghiên cứu xây dựng khẩu phần vỗ béo thích hợp cho bò F1 ½ Droughtmaster. |
800 |
TS. Đỗ thị Thanh Vân |
2012-2016 |
Nghiên cứu cho thấy mật độ năng lượng trao đổi và protein thô trong khẩu phẩn ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có ảnh hưởng rõ rệt đến tổng lượng thức ăn thu nhận (kg/ngày), khả năng tăng khổi lượng hàng ngày, tiêu tốn thức ăn và chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng nhưng không có ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu về thành phần thân thịt của bò F1 1/2 Droughtmaster vỗ béo. Mức năng lượng trao đổi và protein thô thích hợp trong khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh vỗ béo bò F1 1/2 Droughtmaster đáp ứng mức tăng khối lượng từ 1,0 đến 1,1kg/con/ngày là 10,1 MJ ME và 13,6% protein thô. Tỷ lệ NDF từ thức ăn thô (% vật chất khô) trong khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh có ảnh hưởng đáng kể đén tổng lượng thức ăn thu nhận, khả năng tăng khối lượng hàng ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng và chỉ hiệu quả kinh tế vỗ béo bò nhưng không có ảnh hưởng đáng kể đến các chỉ tiêu về tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh và cac chỉ tiêu về chất lượng thịt của bò F1 ½ Droughtmaster vỗ béo. Tỷ lệ NDF từ thức ăn thô thích hợp trong khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh vỗ béo bò F1 ½ Droughtmaster đáp ứng mức tăng khối lượng trên 1,0 kg/con/ngày là 16,25% VCK. Xác định ba công thức khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh (theo % vật chất khô) thích hợp vỗ béo bò F1 1/2 Droughtmaster đáp ứng mức tăng khối lượng trên 1,0kg/con/ngày. + Công thức 1: cỏ voi tươi 17,5%; cỏ voi ủ chua 7,5%; bột ngô 16%; cám gạo 47%; bột sắn 2%; khô đậu tương 1%; bột cá 8%; premix khoáng-vitamin 1% + Công thức 2: cỏ voi tươi 6%; cây ngô chín sáp ủ chua 8%; bột ngô 46%; bột sắn 26,6%; khô đậu tương 9%; bột cá 3%; ure 0,4%; premix khoáng-vitamin 1% + Công thức 3: cỏ voi tươi 12%; cây ngô chín sáp ủ chua 15%; bột ngô 36%; bột sắn 23,6%; khô đậu tương 9%; bột cá 3%; ure 0,4%; premix khoáng-vitamin 1%.
|
9 |
Nghiên cứu chọn tạo 3 dòng gà lông màu thả vườn có năng suất chất lượng cao. |
1000 |
TS. Nguyễn Thanh Sơn |
2013-2017 |
Đã lai tạo và đánh giá được các chỉ tiêu kỹ thuật của 3 dòng gà (dòng trống VP3 và 2 dòng mái VP4, VP5) qua 2 thế hệ 1 và 2; đang tiếp tục đánh giá các chỉ tiêu của 3 dòng ở thế hệ 3. Đã thử nghiệm các tổ hợp lai thương phẩm thịt 3 máu và 2 máu của 3 giống gà trên trong điều kiện sản xuất tại Bình Định và Hòa Bình. Đang hoàn thiện các quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đối với gà bố mẹ và thương phẩm thịt của bộ giống gà trên. |
10 |
Nghiên cứu tạo các tổ hợp lai giữa lợn nái Landrace và Yorkshire (YL) nhập khẩu từ Đan Mạch với một số lợn đực giống ngoại trong nước |
1,000 |
TS. Nguyễn Hữu Tỉnh |
2015-2019 |
Đã tiến hành thu thập dữ liệu sinh sản 263 ổ đẻ/400 ổ trên đàn giống Đan Mạch kiểm tra năng suất 676 cá thể, trong điều kiện chuồng kín - làm mát, tốc độ sinh trưởng đạt 920gam/ngày; với chuồng hở - quạt sinh trưởng đạt 800g/ngày. Đang thu thập dữ liệu sinh sản, sinh trưởng theo các biểu mẫu để phân tích các yếu tố ảnh hưởng và viết chuyên đề khoa học. Đã kết thúc kiểm tra năng suất: 207 cá thể hậu bị tổ hợp LY và 102 cá thể hậu bị tổ hợp YL tại 3 cơ sở giống (Bình Thắng, Thụy Phương và Thái Dương). Đã kết thúc KTNS tổng số 309 cá thể, Bình Thắng: 157 cá thể, Thụy Phương: 71 cá thể, Thái Dương: 81 cá thể. Đang tiến hành các thí nghiệm bổ sung khoáng, vitamin trên đàn lợn nái thuần Đan Mạch. Kết quả theo dõi đàn Yorkshire và Landrace hạt nhân từ tháng 1-5/2016 tại ba cơ sở giống: Bình Thắng, Thụy Phương và Thái Dương cho thấy năng suất đã cải thiện rất đáng kể so với đàn hạt nhân trong năm 2015: • SSố con đẻ ra năm 2016: 14,7 – 15,4 con/ổ (năm 2015: 14,4-15,5 con/ổ) • SSố con sơ sinh sống năm 2016: 13,0 – 13,1 con/ổ (năm 2015: 12,6 – 12,7 con/ổ) • SDố con cai sữa năm 2016: 11,8 – 11,9 con/ổ (năm 2015: 11,5 – 11,8 con/ổ) • KKhối lượng cai sữa năm 2016: 81,4 – 83,3 kg/ổ (năm 2015: 76,8 - 76,9 kg/ổ) • TTốc độ sinh trưởng từ 30 – 100kg năm 2016: 817 – 925 gam/ngày (chuồng kín-mát) và 795 – 802 gam/ngày (chuồng hở-quạt) • SSo với năng suất nguyên gốc tại Đan mạch, tốc độ sinh trưởng đạt 86 – 88% trong điều kiện chuồng hở và đạt 98 - 99% trong điều kiện chuồng kín, sô con sơ sinh/ổ đạt 94-98%, số con sống/ổ đạt 85-90%, số con cai sữa/ổ đạt 80 - 85% và khối lượng cai sữa đạt 91-96%. |
11 |
Nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng suất một số giống gà nội ở khu vực Nam bộ và Nam Trung bộ |
1900 |
ThS. Đồng Sỹ Hùng |
2015-2018 |
Nghiên cứu thực hiện chọn lọc nâng cao năng suất trên gà Nòi Nam Bộ, gà Tre và gà Ninh Hòa có các chỉ tiêu về khối lượng cơ thể và năng suất trứng/mái/năm đạt và vượt mục tiêu đề ra. Đề tài đã hoàn thiện quy trình chăn nuôi cho từng giống gà trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về mức dinh dưỡng (protein và lysine) và mức ăn phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển và sản xuất để có năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được hướng dẫn về mức ăn/ngày/con và khối lượng cơ thể cần đạt của 1 tuần tư 9 tuần tuổi đến đẻ 5%, hướng dẫn các tính toán lượng thức ăn/con/ngày của 1 tuần cho gà sinh sản sau giai đoạn đỉnh đẻ của từng giống gà. |
12 |
Nghiên cứu chọn tạo 4 dòng vịt chuyên trứng theo phương thức nuôi nhốt |
|
ThS. Nguyễn Thị Lan |
2015-2018 |
Khối lượng cơ thể ở 8 tuần tuổi đạt 925,78g đối với con trống, đạt 895,25g đối với con mái. Tại 16 tuần tuổi con trống đạt 1285g, con mái đạt 1235g. Khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi đạt 950,25 g đối với con trống và 915g đối với con mái. Ở 16 tuần tuổi vịt trống đạt 1290,5g, vịt mái đạt 1225,6g. Vịt TC1, TC2 vào sinh sản ghép gia đình. Mỗi dòng gồm 24 gia đình. Mỗi gia đình gồm 7 vịt mái, 1 vịt đực và 1 đực dự phòng. Vịt sinh sản được đeo số cá thể và đang theo dõi ở tuần đẻ thứ 5. Vịt TsC1 tỷ lệ nuôi sống đến 8 tuần tuổi đạt 98,25% đối với con trống và 98,00% đối với con mái, khối lượng cơ thể ở 8 tuần tuổi đạt 975,68g đối với con trống, đạt 935,65g đối với con mái. . Khối lượng vịt trống tại 16 tuần tuổi đạt 1285,00 g đối với con đực và khối lượng vịt mái đạt 1250,70 g/con. g đối với con mái. Vịt TsC2 ở 16 tần tuổi đạt khối lượng 1290,65 g đối với con đực và 1255,60 g đối với con mái. |
13 |
Nghiên cứu chọn tạo hai dòng (trống, mái) vịt chịu nước mặn phục vụ chăn nuôi vùng ven biển và hải đảo |
1.900 |
TS. Nguyễn Văn Duy |
2015-2018 |
Kết quả đạt được: Đã xuống thay thế giống vịt chịu nước mặn thế hệ 3, số lượng 750 con/nhóm x 2 nhóm = 1500 con/thế hệ (vịt trống 300 con, vịt mái 1200 con), vịt trưởng thành màu lông cánh sẻ, cổ có khoang trắng, lông cánh màu xanh đen, vịt trống có lông đậm hơn vịt mái, lông ở đầu cổ có màu xanh đen, đuôi có lông móc cong. Tỷ lệ nuôi sống của vịt trống là 99,5%, vịt mái tỷ lệ nuôi sống là 98,27%, khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi đạt 1912,67g/con, khối lượng cơ thể lúc 20 tuần tuổi là 2415,86 g/con. Tỷ lệ đẻ trung bình 67,52%, năng suất trứng tương ứng 203,24 quả/mái/43 tuần đẻ, tiêu tốn thức ăn 3,48kg/10 quả trứng. Đã xác định được mức protein thích hợp cho vịt thương phẩm sử dụng thức ăn giai đoạn 1 - 28 ngày tuổi có mức protein là 21% và giai đoạn 29 - 70 ngày tuổi có năng suất và hiệu quả đạt cao nhất khối lượng cơ thể ở 56 ngày tuổi là 2698,25g/con tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 2,56kg, khối lượng cơ thể ở 70 ngày tuổi là 2763,11g/con, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 2,79kg. Thời điểm giết thịt thích hợp đối với vịt nuôi thương phẩm là 56 ngày tuổi cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Xây dựng mô hình nuôi vịt chịu nước mặn sinh sản: Kết quả theo dõi khối lượng cơ thể đến 8 tuần tuổi đạt trung bình 2,2 kg. Thời gian nuôi hậu bị 16 tuần, khối lượng vào đẻ từ 2,4 - 2,7 kg/con, năng suất trứng đạt trên 240 quả/mái, khối lượng trứng trên 80 kg, Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng đạt từ 3,87 – 4,1 kg. Tỷ lệ phôi đạt trên 97%. Xây dựng mô hình nuôi vịt chịu nước mặn thương phẩm: Kết quả theo dõi đến 8 tuần tuổi, có tỷ lệ nuôi sống đạt trên 98%, khối lượng cơ thể đạt 2,7 kg, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là 2,13 kg. Đến 9 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống đạt trên 98%, khối lượng cơ thể đạt 2,8 kg, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là 2,23 kg. Đến 10 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống đạt trên 98%, khối lượng cơ thể đạt 3,0 kg, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là 2,45 kg. |
14 |
Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và ứng dụng các kỹ thuật mới nhằm nâng cao tỷ lệ sinh sản và khối lượng của trâu |
1,000 |
TS. Nguyễn Công Định |
2015-2018 |
Mục tiêu - Đánh giá được thực trạng khả năng sinh sản và khối lượng cơ thể của đàn trâu ở một số tỉnh miền núi và trung du. - Xây dựng và hoàn thiện được quy trình thụ tinh nhân tạo cho trâu hiệu quả, đạt tỷ lệ có chửa của đàn trâu cái trên 50% (được công nhận TBKT). - Nâng cao được tỷ lệ sinh sản của trâu bằng một số giải pháp kỹ thuật. - Tạo ra được 500 nghé từ thụ tinh nhân tạo và 500 nghé từ những đực giống tốt (phối giống trực tiếp) có khối lượng cơ thể cao hơn so với đàn đại trà 10 - 15%. - Đào tạo nâng cao cho 100 cán bộ dẫn tinh viên. Kết quả đề tài1. Qua điều tra thực trạng chăn nuôi trâu tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Thanh Hóa và Bắc Giang cho thấy người nuôi trâu cái sinh sản kết hợp cầy kéo là chủ yếu chiếm 73,98%, thiếu trâu đực giống tốt do số lượng trâu đực giống phân bố không đều trong toàn xã. Khối lượng trâu trưởng thành thấp trâu đực 427,13 -448,72kg; trâu cái 357,34 -386,23kg, tuổi đẻ lứa đầu cao 3- 4 tuổi, khoảng cách giữa lứa đẻ chủ yếu từ 18-24 tháng chiếm 51,89%.2. Thời điểm phối giống thích hợp cho tỷ lệ thụ thai cao nhất là khoảng thời gian 10-12 giờ kể từ khi trâu cái bắt đầu chịu đực, điện trở âm đạo đạt trung bình 205,71 ± 7,32 Ω và sử dụng phương pháp phối kép (1 liều vào thời điểm 10 – 12 giờ kể từ khi trâu cái bắt đầu chịu đực và phối lặp lại 1 liều sau 6 giờ kể từ khi dẫn tinh liều thứ nhất). 3. Ứng dụng một số kỹ thuật mới nhằm nâng cao tỷ lệ sinh sản của trâu:- Ứng dụng đặt CIDR và tiêm PMSG cho trâu cái tơ độ tuổi 32-33 tháng tuổi cho kết quả rút ngắn tuổi động dục và phối giống lần đầu từ 2,6-7,4 tháng so với tự nhiên. - Thụt rửa iodine, đặt CIRD, tiêm PMSG và PGF2a cho trâu cái sau khi sinh đã rút ngắn thời gian động dục lại sau đẻ là 32 ngày. - Sử dụng Iodin 2% thụt rửa âm đạo khi trâu bị viêm nhiễm đường sinh dục. Đặt CIDR, tiêm PMSG, PGF2α, HCG để điều trị trâu cái chậm sinh khi buồng trứng kém phát triển, thể vàng tồn lưu và u nang buồng trứng, cho kết quả tỷ lệ động dục trung bình 74,81%; Thời gian động dục trở lại sau đẻ sau xử lý từ 144,60 – 157,44 ngày, Tỷ lệ phối giống có chửa đạt 54,76%. - Kết hợp thụt rửa tử cung, âm đạo và bổ sung thức ăn cho trâu cái sau khi đẻ rút ngắn được thời gian động dục lại sau khi đẻ là 34,40 ngày, thời gian phối chửa là 29,17 ngày, tỷ lệ phối giống có chửa đạt trung bình 57,14% . - Cai sữa sớm cho đàn nghé tốt nhất ở giai đoạn 5 tháng tuổi. Tỷ lệ động dục lại sau đẻ 80%, thời gian động dục lại sau đẻ 5,9 tháng và tỷ lệ phối giống có chửa trung bình 2 chu kỳ phối đạt 63,63% rút ngắn khoảng cách lứa đẻ từ 1-1,6 tháng và nghé con sau cai sữa sinh trưởng phát triển bình thường. 4. Nâng cao tầm vóc và khối lượng cơ thể của trâu:- Sử dụng trâu đực giống khối lượng lớn ghép phối với trâu cái được tuyển chọn đã nâng cao được khối lượng và tốc độ sinh trưởng của đời con so với đại trà (Thái Nguyên cao hơn 14,95 - 19,96% và Thanh Hóa là 14,46 - 21,26%). - Hệ số tương quan kiểu hình giữa khối lượng sơ sinh với khối lượng ở các mốc tuổi tiếp theo của nghé thuận chiều và khá chặt chẽ, biến động trong phạm vi 0,538-0,576 tại tỉnh Thái Nguyên và 0,415-0,593 tại tỉnh Thanh Hóa. - Khoảng cách lứa đẻ trung bình của đàn trâu cái tại tỉnh Thái Nguyên là 15,13 tháng và của tỉnh Thanh Hóa là 14,77 tháng. 5. Đào tạo nâng cao kỹ thuật thụ tinh nhân tạo:- Đào tạo nâng cao và cấp chứng chỉ cho 100 cán bộ dẫn tinh viên thành thạo kỹ thuật TTNT cho trâu phục vụ phát triển dịch vụ TTNT cho trâu tại các địa phương tham gia đề tài. |
15 |
Nghiên cứu chọn lọc giống ong ngoại Apis mellifera và kỹ thuật nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng mật ong |
1000 |
TS. Phạm Đức Hạnh |
2015-2018 |
Kết quả - Xây dựng được trại ong với 140 đàn nền cơ bản để nuôi giữ các dòng ong đã tuyển chọn từ các địa phương khác nhau. - Tuyển chọn được 140 ong chúa từ 07 địa phương thuộc các tỉnh phía Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ. - Đã đánh giá được một số ong chúa ở tất cả các dòng để tạo chúa. Đề tài đã tạo ra 3 dòng ong cho năng suất mật cao gồm dòng ong lai VCN (dòng Lâm Đồng-Đồng Nai), dòng ong HNTG (Hà Nội-Tiền Giang) và dòng ong TGLĐ (Tiền Giang-Lâm Đồng). Các dòng ong này có các chỉ tiêu chất lượng đạt và vượt yêu cầu của đề tài về năng suất mật ong, thế đàn ong, khố lượng ong thợ của đàn ong, tỷ lệ cận huyết, năng suất sáp ong, năng suất phấn hoa, hệ số nhân đàn. Nghiên cứu sử dụng dòng ong lai VCN để thử nghiệm hai kiểu thùng nuôi ong (thùng trệt và thùng kế lửng). Thùng nuôi ong kế giúp sản xuất ra mật ong chất lượng cao hơn hẳn so với thùng nuôi ong trệt một tầng hiện nay. Công thức thức ăn bổ sung bao gồm 70% bột và 30% phấn hoa tự nhiên giúp ong chúa đẻ trứng tốt hơn hẳn công thức bao gồm 85% bột và 15% phấn hóa (788 trứng/24h so với 721 trứng/24h). Từ kết quả trên, đề tài đã xây dựng được quy trình chăn nuôi ong lai theo công thức thức ăn bổ sung đối với cả hai loại thùng nuôi. |
16 |
Nghiên cứu xây dựng chuỗi nhân giống cho 4 giống lợn cao sản |
800 |
TS. Trịnh Hồng Sơn |
2016-2019 |
Đề tài đã xây dựng được quy trình chọn lọc nhân thuần đàn lợn giống hạt nhân. Đề tài đã xây dựng đàn lợn giống hạt nhân 600 nái tại 3 cơ sở Thụy Phương, Thái Dương, Bình Thắng gồm: 250 nái giống Landrace, 220 nái Yorkshire, 100 nái Duroc và 30 nái Pietrain. Năng suất đàn lợn cụ kỵ dòng cái Landrace và Yorkshire cụ thể như sau: Lợn nái Landrace hạt nhân có số con sơ sinh sống/ổ là 13,03 con; số con cai sữa/ổ là 12,41 con; chỉ số lứa đẻ 2,31 và số con cai sữa/nái/năm là 28,63 con. Lợn nái Yorkshire hạt nhân có số con sơ sinh sống/ổ là 12,93 con; số con cai sữa/ổ là 12,39 con và số con cai sữa/nái/năm là 28,65 con. Lợn nái Duroc hạt nhân có số con cai sữa/ổ là 10,23-10,93 con, số con cai sữa/nái/năm là 22,36 - 24,12 con. Lợn nái Pietrain hạt nhân có số con cai sữa/ổ là 10,30-10,80 con, số con cai sữa/nái/năm là 22,44 - 23,80 con. Lợn đực cuối cùng Duroc có tăng khối lượng 942,90 – 954,56g/ngày, tỉ lệ nạc: 60,54 – 60,92%. Lợn đực cuối cùng Pietrain có tăng khối lượng 926,05 – 930,33g/ngày, tỉ lệ nạc: 61,17 – 62,13% |
17 |
Nghiên cứu khẩu phần ăn phù hợp cho bò đực giống Brahman sản xuất tinh đông lạnh tại Việt Nam |
500 |
TS. Hà Minh Tuân TS. Phùng Thế Hải |
2016-2019 |
- Hoàn thành các công việc của Nội dung 4 của đề tài: Nghiên cứu khẩu phần ăn phù hợp cho bò đực giống Brahman. Kết quả xác định được khẩu phần ăn phù hợp cho bò đực giống Brahman là: 30% thức ăn thô xanh + 40% thức ăn thô khô + 30% thức ăn tinh. Hoàn thành các công việc Nội dung 5: Nghiên cứu phương thức cho ăn phù hợp nuôi bò đực giống Brahman. Sử dụng các khẩu phần đã được lựa chọn tốt nhất trong nội dung trước với mức năng lượng trao đổi và protein thô 105% NRC (1996), bổ sung Zn và Se với mức 105% NRC (1996) và khẩu phần I: có tỷ lệ thức ăn tinh chiếm 20% (kết quả của Nội dung 4 trong mùa Hè Thu) cho bò thí nghiệm: - Đã lập được hai phương thức cho ăn + Phương thức cho ăn truyền thống (hiện đang sử dụng ở Trạm Moncada): Thức ăn tinh, thức ăn thô ăn riêng (4 lần/ngày) + Phương thức cho ăn TMR (Total mixed ration): Cắt ngắn thức ăn thô trộn với thức ăn tinh, cho ăn chung (4 lần/ngày) - Kết quả cho thấy với phương thức cho ăn truyền thống và phương thức cho ăn TMR không có sự sai khác về chất lượng tinh giữa các bò ăn hai phương thức Hoàn thành các công việc Nội dung 6: Xây dựng quy trình nuôi dưỡng bò đực giống Brahman sản xuất tinh đông lạnh Sản phẩm của đề tài đã được công nhận tiến bộ kỹ thuật“Khẩu phần ăn cho bò đực giống Brahman trưởng thành vào mùa Đông - Xuân, Hè Thu và Quy trình nuôi dưỡng kèm theo”; Quyết định số: 16/ĐQ-CN-TĂCN ngày 07 tháng 02 năm 2020 của Cục trưởng Cục Chăn nuôi. Đề tài đã được nghiệm thu thành công vào ngày 07 tháng 03 năm 2020 |
18 |
Nghiên cứu chế biến, bảo quản và sử dụng phụ phẩm của công nghiệp chế biến cá Tra trong chăn nuôi ở Đồng bằng Sông Cửu Long |
600 |
TS. Phạm Huỳnh Ninh |
2016-2018 |
Đã tiến hành điều tra đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại: 02 nhà máy chế biến phụ phẩm cá Tra ở tỉnh Đồng Tháp; 3 nhà máy sản xuất thức ăn gia súc (Proconco, Deheus, CP); 15 trại chăn nuôi heo, gà, vịt, thịt.
|
19 |
Nghiên cứu quy trình nuôi lợn sinh sản đạt năng suất cao |
3300 |
TS. Trần Thị Bích Ngọc |
2016-2019 |
Từ kết quả điều tra thực trạng chăn nuôi lợn nái ngoại, nghiên cứu cho thấy hàm lượng protein và tỷ lệ lysine tiêu hóa/ME trong thức ăn hỗn hợp cho lợn nái ngoại sinh sản (giai đoạn hậu bị, mang thai và nuôi con) ở các trang trại điều tra hoặc cao hơn (trên 10%) hoặc thâp shown (trên 10%) so với khuyến cáo của NRC (1998, 2012), Danbred (2010) và Danish Pig Production (2008). Số lợn con cai sữa/nái/năm trung bình ở các trại điều tra là 22,63% con. Đây là nguyên nhân gây ra hoặc lãng phí thức ăn hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi, dẫn đến năng suất sinh sản thấp hơn nhiều so với tiềm năng di truyền của chúng. Lượng thức ăn ăn vào của lợn nái nuôi con là 4,56 kg/con/ngày. Đây là cơ sở xác định khẩu phần ăn hợp lý và phương thức cho ăn cho lợn nái lai giữa Landrace và Yorkshire nhằm nâng cao năng suất sinh sản. Xây dựng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái lai giữa Landrace và Yorkshire cho giai đoạn hậu bị, giai đoạn mang thai và giai đoạn nuôi con. Áp dụng quy trình chăm sóc chăn sóc, nuôi dưỡng của đề tài cho lợn nái sinh sản ở một số trại chăn nuôi trong điều kiện chuồng kín và chuồng hở. Tỷ lệ lysine tiêu hóa/ME thích hơp trong thức ăn của quy trình nuôi lợn nái lai giữa Landrace và Yorkshire được Cục Chăn nuôi công nhận là Tiến bộ kỹ thuật.
|
20 |
Nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng suất 04 dòng vịt chuyên thịt VCN/TP-CT1, VCN/TP-CT2, VCN/TP-CT3 và VCN/TP-CT4. |
1,500 |
ThS. Vũ Đức Cảnh |
2017-2020 |
Nghiên cứu chọn lọc ổn định năng suất 04 dòng vịt chuyên thịt VCN/TP-CT1, VCN/TP-CT2, VCN/TP-CT3 và VCN/TP-CT4Tiếp tục theo dõi các chỉ tiêu 04 dòng vịt TH7 giai đoạn sinh sản Dòng VCN/TP CT1 có năng suất trứng/mái/37 tuần đẻ đạt 164,28 quả, tỷ lệ phôi đạt 89,68%. Dòng VCN/TP CT2 có năng suất trứng/mái/37 tuần đẻ đạt 168,50 quả, tỷ lệ phôi đạt 90,15%. Dòng VCN/TP-CT3 có năng suất trứng/mái/37 tuần đẻ đạt 183,01 quả, tỷ lệ phôi đạt 91,29%. Dòng VCN/TP-CT4 có năng suất trứng/mái/37 tuần đẻ đạt 191,72 quả, tỷ lệ phôi đạt 92,88%. - Hiện tại đàn vịt đang ở 61 tuần tuổi, tiếp tục theo dõi các chỉ tiêu giai đoạn sinh sản. Các nội dung nghiên cứu khác đã kết thúc và đi vào hoàn thiện các báo cáo chuyên đề và làm các thủ tục để viết báo cáo tổng kết kết thúc đề tài kịp tiến độ theo thuyết minh đề tài. Tháng 6 năm 2020 nghiệm thu đề tài. |
21 |
Nghiên cứu chọn tạo một số dòng gà lông màu hướng thịt, hướng trứng cho năng suất chất lượng cao phục vụ tái cơ cấu ngành chăn nuôi
|
4.500
|
TS. Nguyến Quý Khiêm |
1/2017 - 12/2021
|
Nội dung 1: Chọn lọc tạo 8 dòng gà của 4 giống gà LV, Mía, Ri và Ai Cập: - Tiếp tục đánh giá trên đàn gà thế hệ 2 các dòng gà hết giai đoạn sinh sản: Năng suất trứng/mái/38 tuần tuổi của gà LV dòng trống đạt 60,89 quả; dòng mái là 68,06 quả. Giống gà Mía, dòng trống đạt 49,57 quả; dòng mái là: 54,44 quả. Giống gà Ri: dòng trống đạt 52,95 quả; dòng mái là 63,04 quả. Giống gà Ai Cập năng suất trứng/mái/38 tuần tuổi của dòng trống đạt 84,30 quả; dòng mái là 75,92 quả. Trên đàn gà thế hệ 3, xuống chuồng thay đàn với số lượng theo đúng kế hoạch đề ra: gà LV dòng trống: 1.290 con, tỷ lệ nuôi sống đến 8 tuần tuổi là 96,30-96,44%; khối lượng cơ thể 1413,18-1807,70g; lượng thức ăn 3,11-3,55kg. Gà LV dòng mái 2735 con, tỷ lệ nuôi sống là 96,27-96,57%; khối lượng cơ thể 1186,39-1406,48g; lượng thức ăn 2,83-3,28kg. Gà Mía dòng trống 1290 con, tỷ lệ nuôi sống đến 8 tuần tuổi là 95,96-96,24%; khối lượng cơ thể 673,47-862,09g; lượng thức ăn 2,05-2,28kg. Dòng mái 2760 con, tỷ lệ nuôi sống là 95,96-96,24%; khối lượng cơ thể 575,27-711,53g; lượng thức ăn 2,01-2,17kg Gà Ri dòng trống 1060 con, tỷ lệ nuôi sống đến 8 tuần tuổi là 96,80-97,08%; khối lượng cơ thể 616,31-794,46g; lượng thức ăn 1,77-1,91kg. Dòng mái 2275 con, tỷ lệ nuôi sống là 97,39-98,18%; khối lượng cơ thể 503,42-633,19g; lượng thức ăn 1,70-1,81kg. Gà Ai cấp 1250 con, tỷ lệ nuôi sống đến 9 tuần tuổi là 97,50-95,53%; khối lượng cơ thể 777,60-918,15g; lượng thức ăn 1,86-2,10kg. Dòng mái 1900 con, tỷ lệ nuôi sống là 96,36-96,44%; khối lượng cơ thể 818,03-979,91g; lượng thức ăn 2,01-2,21kg. Nội dung 2: Xác định tổ hợp lai gà hướng thịt, hướng trứng đã xuống chuồng nuôi, đàn gà đang phát triển tốt. Nội dung 3: Xây dựng quy trình công nghệ chăn nuôi gà lông màu hướng thịt và hướng trứng đã xuống chuồng nuôi, đàn gà đang phát triển tốt. |
22 |
Nghiên cứu tạo các tổ hợp lai giữa giống lợn VCN-MS15 với một số giống lợn ngoại phục vụ chăn nuôi nông hộ. |
3600 |
ThS. Phạm Duy Phẩm |
2016-2018 |
Đề tài đã tạo được tổ hợp lợn nái lai LRVCN-MS15 và YVCN-MS15 có khả năng sinh sản tốt: số con sơ sinh sống/ổ tại lứa 3 là 14,62 và 14,31 con; số con cai sữa/nái/năm là 29,04 và 29,48 con. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổ hợp lợn thương phẩm 3 giống (MSTP1, MSTP2) và 4 giống (MSTP3 và MSTP4) có khả năng tăng khối lượng lần lượt là 694,17; 689,01; 683,42 và 684,37 g/ngày; tỷ lệ nạc lần lượt đạt 58,17; 57,81; 58,98; 59,05%. Tỉ lệ nạc của lợn thương phẩm 4 giống cao hơn so với 3 giống. Nghiên cứu xác định được khẩu phần ăn cho lợn lai LRVCN-MS15 và YVCN-MS15 giai đoạn hậu bị ở mức protein 15% là phù hợp, giai đoạn mang thai ở mức protein 14 - 15% là phù hợp và giai đoạn nuôi con ở mức protein 15 và 16 % là phù hợp. Đề tài đã xây dựng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn cái hậu bị và lợn nái sinh sản và được công nhận tiến bộ kỹ thuật “Lợn cái sinh sản LRVCN-MS15 và YVCN-MS15”. |
23 |
Nghiên cứu chế độ nuôi dưỡng thích hợp nhằm hạn chế các bệnh do rối loạn trao đổi chất ở bò sữa |
1,000 |
TS. Ngô Đình Tân |
2017-2019 |
Tại miền Nam và miền Bắc thí nghiệm được triển khai từ tháng 12/2018. Hoàn thiện và gửi đi đăng tải 3 bài báo của thí nghiệm 10,11,12 trong nội dung 2. Tập hợp số liệu thí nghiệm tại 2 miền trong nội dung 3 và chuẩn bị hồ sơ ban hành 03 chế độ nuôi dưỡng đàn bò sữa cao sản ở giai đoạn đầu, giữa, cuối chu kỳ cho sữa và giai đoạn cạn sữa giảm bệnh axit dạ cỏ, ketosis và hạ canxi huyết; Đang chờ Cục Chăn nuôi phê duyệt. |
24 |
Nghiên cứu gói kỹ thuật phát triển chăn nuôi dê, cừu và bò thịt thích nghi với điều kiện hạn hán vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên |
1,500 |
TS. Đỗ Thị Thanh Vân |
2017-2022 |
- Tổ hợp lai F1 (Boer x Bách Thảo) cho các chỉ tiêu về sinh trưởng tốt hơn so với các tổ hợp lai khác hoặc so với dê Bách Thảo thuần. Khối lượng của tổ hợp dê lai Boer tại các mốc tuổi sơ sinh, 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi tương ứng đạt 2,78; 13,7; 23,9; 32,0 và 33,6kg/con, trong khi đó của tổ hợp dê lai Bách Thảo chỉ đạt 2,41; 12,0; 17,8; 22,6;và 27,8kg/con. Tuổi động dục lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu của các tổ hợp lai Boer đều dài hơn so với dê Bách Thảo, dài nhất ở cặp lai F1 (Boer x Bách Thảo). - Tổ hợp lai F1 (Dorper x Phan Rang) cho các chỉ tiêu về sinh trưởng tốt hơn so với các tổ hợp lai khác hoặc so với cừu Phan Rang thuần. Khối lượng của tổ hợp cừu lai Dorper tại các mốc tuổi sơ sinh, 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi tương ứng đạt 2,75; 12,6; 24,4; 23,7 và 29,5kg/con, trong khi đó của cừu Phan Rang thuần chỉ đạt 2,2; 11,3; 16,8; 20,4;và 25,0kg/con. - Con lai sinh ra từ mẹ là bò vàng Việt Nam (bò Địa Phương) có khối lượng sơ sinh thấp hơn so với bò lai có mẹ là bò Lai Sind trên 3,5%. Tổ hợp lai giữa bò đực Brahman với bò cái Lai Sind hoặc bò cái Địa Phương có khối lượng sơ sinh và các tháng cao hơn tổ hợp lai giữa bò đực Drought Master với bò cái Lai Sind hoặc bò cái Địa Phương. Tổ hợp lai giữa bò Brahman và Drought Master có năng suất cao hơn bò địa phương trên 11%. - Phương pháp đông lạnh nhanh, nhiệt độ lập trình sẵn (P2) cho kết quả tinh cừu đông lạnh dạng cọng rạ có chất lượng tốt nhất so với các phương pháp đông lạnh khác. Với các chỉ tiêu: Hoạt lực tinh trùng đạt 48,86%; kỳ hình: 23,88%; tỷ lệ tinh tùng sống đạt lần lượt: 66,60%
|
25 |
Nghiên cứu sản xuất thức ăn thay thế phấn hoa tự nhiên cho ong ngoại (Apis mellifera) đảm bảo năng suất và chất lượng mật ong xuất khẩu |
1,000 |
Ths. Trương Anh Tuấn |
2017-2019 |
- Khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi đạt 1833,3 - 1940,2g/con, khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi đạt so với mục tiêu đạt ra là 1800 - 2000g/con lúc 8 tuần tuổi. Đã xác định được mức protein thích hợp trong thức ăn cho vịt Biển 15 - Đại Xuyên nuôi thương phẩm giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi Protein là 20%, năng lượng ME 2900 Kcal/kg; giai đoạn 5 - 10 tuần tuổi protein là 17%, năng lượng 3200 Kcal/kg. |
26 |
Nghiên cứu đánh giá năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của một số con lai giữa bò đực Red Angus, Droughtmaster, Blanc Bleu Belge (BBB) hoặc Charolais với bò cái lai Brahman hoặc Lai Sind |
560 |
TS. Phùng Thế Hải |
2018-2022 |
Đến tháng 5 năm 2020, Đề tài đang tiến hành: Ký hợp đồng triển khai với các đơn vị phối hợp, tiếp tục thực hiện các nội dung đề tài năm 2020. + Nội dung 1: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của con lai giữa bò đực chuyên thịt cao sản Red Angus, Droughtmaster, Charolais với bò cái lai Brahman và thuần Brahman: Theo dõi, đánh giá khả năng sinh trưởng của các con lai sinh ra. + Nội dung 3: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của con lai giữa bò đực Red Angus, Droughtmaster, Charolais với bò cái lai Brahman và bò thuần Brahman trong điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam: Theo dõi các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
|
27 |
Nghiên cứu chọn tạo 02 dòng gà Đông Tảo, gà Móng. |
|
TS. Ngô Thị Kim Cúc |
2018-2022 |
Đến tháng 5 năm 2020, Đề tài đã thực hiện được: Nội dung 1: Chọn lọc tạo dòng thuần gà Đông Tảo và gà Móng - Đang Tiếp tục Theo dõi khả năng sinh sản đến 1 năm đẻ của đàn gà thế hệ 2. Kết quả sơ bộ cho thấy: Gà mái Đông Tảo dòng trống có tuổi đẻ 5% là 165 ngày, tuổi đẻ 50% là 209 ngày. Tuổi đẻ 5% dòng mái gà Đông Tảo là 162 ngày, đẻ 50% là 205 ngày. Gà Móng dòng trống có tuổi đẻ 5% là 168 ngày, tuổi đẻ 50% là 208 ngày. Gà Móng dòng mái có tuổi đẻ tại 5% là 166 ngày, thời điểm đẻ 50% là 204 ngày - Theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển của đàn gà thí nghiệm thế hệ 3, hiện nay đàn gà được 10 tuần tuổi. Kết quả sơ bộ cho thấy: Khối lượng cơ thể: Dòng trống gà Đông Tảo lúc 08 tuần tuổi có khối lượng cơ thể của con trống là 1035g – 1209g, con mái là 813g – 1015g. Dòng mái gà Đông Tảo lúc 08 tuần tuổi có khối lượng cơ thể của con trống là 906g – 1108g, con mái là 805g - 950g. Dòng trống gà Móng lúc 08 tuần tuổi có khối lượng cơ thể của con trống là 715g – 910g, con mái là 634g – 700g. Dòng mái gà Móng lúc 08 tuần tuổi có khối lượng cơ thể của con trống là 652g – 800g, con mái là 583g - 700g. Nội dung 3: Nghiên cứu xây dựng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà Đông Tảo thuần và gà Móng thuần - Đang theo dõi thí nghiệm sinh trưởng của 02 dòng gà Đông Tảo và 02 dòng gà Móng thuộc thí nghiệm “Nghiên cứu xác định mức Protein thích hợp trong giai đoạn sinh sản của 02 dòng gà Đông Tảo và 02 dòng gà Móng thuần sinh sản”
|
28 |
Chọn tạo dòng vịt chuyên trứng có năng suất và chất lượng trứng cao phục vụ xuất khẩu trứng vịt muối tại ĐBSCL |
560 |
TS. Dương Xuân Tuyển |
2018-2021 |
Đến tháng 5 năm 2020, Đề tài đã thực hiện được: Hai dòng vịt VST1 và VST2 đang theo dõi sinh sản thế hệ 3. Đang tiến hành lấy trứng giống để ấp nở thế hệ 4. Dòng VST1 tuổi đẻ 17 tuần tuổi, năng suất trứng 282 quả/mái/52 tuần đẻ, khối lượng trứng 66 g/quả; Dòng VST2 tuổi đẻ 17 tuần tuổi, năng suất trứng 285 quả/mái/52 tuần đẻ, khối lượng trứng 69 g/quả.
|
29 |
Nghiên cứu lai tạo và chọn lọc 2 dòng ngan từ ngan R41 nhập nội và ngan trâu Việt Nam |
900 |
TS. Nguyễn Thị Nga |
2018-2021 |
- Đã đánh giá xong khả năng sinh sản/1 năm đẻ của đàn ngan RT thế hệ xuất phát. Ngan RT1 đạt 99,67 quả/mái/năm, ngan TR2 là 107,46 quả/mái/năm. - Đã chọn lọc xong đàn ngan đề tài thế hệ 1 lúc 38 tuần tuổi kết quả: + Ngan RT1: chọn lọc theo hướng bình ổn về năng suất trứng, đàn quần thể có năng suất trứng lúc 38 tuần tuổi đạt 30,62 quả, đàn chọn lọc đạt 31,19, ly sai 0,57 quả. + Ngan TR2 chọn lọc theo hướng tăng năng suất trứng.Đàn quần thể có năng suất trứng lúc 38 tuần tuổi đạt 34,99 quả, đàn chọn lọc đạt 42,03 quả, ly sai 7,04 quả - Tiếp tục đánh giá khả năng sinh sản của đàn ngan TH1 ở các tuần đẻ tiếp theo và đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của đàn ngan thế hệ 2 giai đoạn con, hậu bị. |
30 |
Chọn tạo 2 dòng ngan năng suất cao từ nguồn nguyên liệu ngan Pháp R71 SL nhập nội |
800 |
ThS. Tạ Thị Hương Giang |
2019-2022 |
- Ngan dòng trống NTP1: Chọn lọc định hướng tăng khối lượng: Khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi con trống đạt 3117g, con mái đạt 2114g; tỷ lệ chọn lọc đối với con trống là 13,3%, con mái 40,1%, ly sai chọn lọc con trống 429g, con mái 220g. Năng suất trứng lúc 38 tuần tuổi đạt 36,9 quả, chọn lọc trong khoảng bình ổn năng suất trứng từ 25-50 quả. - Ngan dòng mái NTP2: lúc 8 tuần tuổi ngan trống đạt 2860g, ngan mái đạt 1836g. Chọn lọc định hướng tăng năng suất trứng lúc 38 tuần tuổi: Kết quả chọn lọc năng suất trứng ở 38 tuần tuổi: năng suất trứng trung bình quần thể trước chọn lọc đạt 46,21 quả, đàn sau chọn lọc đạt 56,75 quả, tỷ lệ chọn lọc 41%, ly sai 10,54 quả. Đã đánh giá xong năng suất trứng/mái/chu kỳ 1 của đàn ngan TP THXP kết quả: Ngan TP1 có năng suất trứng đạt 90,25 quả/ mái/chu kỳ 1 Ngan TP2 có năng suất trứng đạt 106,1 quả/mái/ chu kỳ 1 - Đang tiếp tục đánh giá khả năng sinh sản của đàn ngan TP THXP ở các tuần đẻ tiếp theo - Đã xuống chuồng đàn ngan TP TH1, hiện đang theo dõi, đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của đàn ngan giai đoạn con, hậu bị |
31 |
Nghiên cứu tạo con lai giữa gà Lạc Thủy với gà VCN-Z15 |
600 |
ThS. Trần Quốc Hùng |
2019-2021 |
Năm 2020 tiếp tục theo dõi khả năng sinh sản của đàn gà LZ, ZL thế hệ xuất phát và cho xuống chuồng đàn LZ, ZL thế hệ 1 đảm bảo yêu cầu và tiến độ mà thuyết minh phê duyệt. Cụ thể như sau: *Đối với đàn gà LZ, ZL thế hệ xuất phát: hiện đang ở tuần tuổi 60. Gà LZ có năng suất trứng/mái/60 tuần tuổi là 100,81 quả, tiêu tốn thức ăn/10 trứng 3,16kg. Gà ZL có năng suất trứng/mái/60 tuần tuổi là 107,22 quả, tiêu tốn thức ăn/10 trứng 2,97kg * Đối với gà LZ, ZL thế hệ 1: tháng 2/2020 cho xuống chuồng gà LZ, ZL thế hệ 1 với số lượng 2000 con gà LZ (650 trống + 1350 mái) và 2200 con gà ZL (700 trống và 1500 mái). Hiện tại đàn gà đang ở tuần tuổi thứ 6 sinh trưởng và phát triển tốt |
32 |
Nghiên cứu chọn tạo dê lai hướng sữa phục vụ phát triển sản xuất hàng hóa |
1,200 |
TS. Đỗ Thị Thanh Vân |
2019-2023 |
Đến tháng 5 năm 2020: - Theo dõi sinh sản (phối giống, mang thai, sinh đẻ) của đàn dê Bách Thảo: + Theo dõi phối giống, mang thai của đàn dê Bách Thảo: Tỷ lệ phối chửa đạt 97% và tỷ lệ xảy thai là 2,1%. + Theo dõi sinh đẻ của dê Bách Thảo: Số con đẻ ra/lứa đạt 1,75 và tỷ lệ sống đạt 98%. - Theo dõi ngoại hình, năng suất sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa đàn dê lai F1(Saanen x Bách Thảo): + Theo dõi ngoại hình: Ngoại hình màu lông của đàn con sinh ra chủ yếu là màu trắng (98%), còn lại là màu nâu và màu nâu đen (2,0%). + Theo dõi năng suất sinh trưởng: Khối lượng sơ sinh của con đực đạt 2,6kg/con và của con cái đạt 2,3kg/con; 3 tháng tuổi: con đực đạt 13,5 kg/con và con cái đạt 12,4 kg/con; 6 tháng tuổi: con đực đạt 19,8kg/con và con cái đạt 18,6 kg/con; 9 tháng tuổi: con đực đạt 22,7 kg/con và con cái đạt 23,8 kg/con.
|
33 |
Nghiên cứu ủ chua quả điều giả làm thức ăn cho gia súc |
1,200 |
TS. Nguyễn Văn Phú |
2019 - 2022 |
Tính đến tháng 5 năm 2020, đề tài đã thực hiện xong việc ủ quả điều với các cơ chất và đang lưu các hủ ủ điều để phân tích thành phần hóa học. Đã đạt được 20% khối lượng công việc, trong đó: ủ xong 100% khối ủ quả điều cho bò, dê, cừu ăn và thí nghiệm insaco.
|
34 |
Nghiên cứu các biện pháp an toàn sinh học đối với chăn nuôi lợn ở quy mô, cấp độ và phương thức khác nhau để phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi |
3500 |
TS. Hà Minh Tuân |
2019-2020 |
Do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi và dịch Covid 19, đến nay Đề tài đang thực hiện nội dung I: Điều tra, khảo sát thực trạng an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn ở quy mô, cấp độ và phương thức khác nhau - Xây dựng bộ câu hỏi điều tra và bảng kiểm đánh giá cấp độ an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn ở quy mô, cấp độ và phương thức khác nhau. Tổ chức hội nghị lấy ý kiến chuyên gia để xây dựng và hoàn thiện bộ câu hỏi điều tra và bảng kiểm đánh giá cấp độ an toàn sinh học. Tổ chức điều tra thử tại Hà Nội dựa trên bộ câu hỏi điều tra và bảng kiểm đánh giá cấp độ an toàn sinh học đã xây dựng. Tổng số là 20 cơ sở chăn nuôi lợn được điều tra thử, cụ thể như sau. - Đang tiến hành thực hiện điều tra, khảo sát thực trạng an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn ở quy mô, cấp độ và phương thức khác nhau ở các vùng sinh thái trong cả nước. Địa điểm điều tra: 8 tỉnh đại diện cho 7 vùng sinh thái: Đồng bằng sông Hồng(Hà Nội, Thái Bình), Miền núi và trung du phía Bắc (Bắc Giang), Bắc Trung Bộ (Nghệ An), Nam Trung Bộ (Bình Định), Tây Nguyên (Đắk Lắk), Đông Nam Bộ (Đồng Nai), Đồng bằng sông Cửu Long (Bến Tre). |
35 |
Nghiên cứu giảm hàm lượng protein thô trên cơ sở cân đối axit amin trong khẩu phần thức ăn cho gà đẻ trứng thương phẩm và gà thịt. |
1000 |
TS. Trần Thị Bích Ngọc |
2020-2023 |
Tháng 1/2020 Trung tâm đã cho xuống chuồng 300 con gà Diên Tân 01 ngày tuổi. Hiện tại đàn gà bắt đầu bước sang tuần tuổi thứ 11. Bước đầu thu được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như sau: + Về đặc điểm ngoại hình: Gà Diên Tân 01 ngày tuổi có màu lông đen đồng nhất, chân đen 4 ngón, mỏ và da có màu đen. + Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật giai đoạn gà con: Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn gà con 0-8 tuần tuổi đạt: 95,33%; kết thúc 8 tuần tuổi gà Diên tân có khối lượng đạt 648gam. |
36 |
Chọn tạo 2 dòng vịt siêu thịt từ nguồn nguyên liệu vịt Star53 nhập nội |
900,0 |
ThS. Vũ Đức Cảnh |
2020-2023 |
Đã xuống chuồng gà 01 ngày tuổi số lượng 1000 gà DA15-15 thế hệ 4 và 1000 gà DA15-16 thế hệ 3. + Đặc điểm ngoại hình: Gà DA15-15 chọn xuống chuồng 1000 con có màu lông đen đồng nhất, da đen, thịt đen, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, loại bỏ những con khoèo chân, hở rốn, vẹo mỏ,.... Ở 8 tuần tuổi, cả con trống và con mái đều có lông màu đen, mỏ đen, chân đen. Mào đơn màu đen ánh tím. Gà DA15-16 chọn xuống chuồng 1000 con có màu lông trắng đồng nhất, da đen, thịt đen, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, loại bỏ những con khoèo chân, hở rốn, vẹo mỏ,.. Ở 8 tuần tuổi, cả con trống và con mái đều có lông màu trắng, mỏ đen, mắt đen, da chân và thân màu đen. Tỷ lệ nuôi sống: Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 0-8 tuần tuổi đạt 95,80% đối với gà DA15-15 thế hệ 4 và 96,20% đối với gà DA15-16 thế hệ Tỷ lệ chọn lọc giai đoạn gà con 0-8 tuần tuổi ở gà DA15-15 con trống 16,91% và con mái 82,47%; ở gà DA15-16 con trống 16,84% và con mái 82,13%. Khối lượng cơ thể sau chọn lọc kết thúc 8 tuần tuổi: + Gà DA15-15 con trống đạt 954,67g, con mái đạt 846,33g. + Gà DA15-16 con trống đạt 1052,33g, con mái đạt 946,67g. Lượng thức ăn tiêu thụ giai đoạn gà con 0-8 tuần tuổi của gà DA15-15 và DA15-16 lần lượt là 1952,47gam và 2211,52gam. Hiện nay, hai đàn DA15-15 và DA15-16 đã bước vào giai đoạn gà dò, chúng tôi đang tiếp tục theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng. |
37 |
Nghiên cứu chọn tạo 2 dòng cừu Phan Rang |
1,000 |
TS. Đỗ Thị Thanh Vân |
2020-2024 |
Nhiệm vụ bắt đầu triển khai từ Quý I năm 2020 |
38 |
Nghiên cứu tạo bò lai hướng thịt giữa tinh bò Senepol thuần với bò cái lai Zebu, Brahman thuần |
1,000 |
TS. Tăng Xuân Lưu |
2020-2024 |
Nhiệm vụ bắt đầu triển khai từ Quý I năm 2020 |
II. |
Chương trình trọng điểm cấp Bộ |
|
|
|
|
1 |
Nghiên cứu chọn tạo dòng lợn nái tổng hợp và lợn đực cuối cùng từ nguồn gen nhập nội có năng suất, chất lượng cao phục vụ chăn nuôi tại các tỉnh phía Bắc. |
3400 |
TS. Trịnh Hồng Sơn |
2017-2021 |
Nội dung 1: Nghiên cứu chọn tạo 02 dòng lợn nái ông bà Đề tài đã theo dõi năng suất sinh sản của 200 lợn ông bà LVN1; LVN2; YVN1; YVN2 thế hệ 2 tại lứa 3 và năng suất sinh sản của 240 lợn ông bà LVN1; LVN2; YVN1; YVN2 thế hệ 3 tại lứa 1. Kết quả cho thấy đàn lợn ông bà thế hệ 2 lứa 3 và thế hệ 3 lứa 1 có năng suất sinh sản thể hiện ở các chỉ tiêu số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ phù hợp với mục tiêu của đề tài. Từ các kết quả trên, đề tài đang tiến hành lựa chọn 02 dòng nái ông bà thế hệ 2 lứa 3, thế hệ 3 lứa 1. Đề tài đang theo dõi năng suất sinh sản của 240 lợn ông bà LVN1; LVN2; YVN1; YVN2 thế hệ 3 tại lứa 3, mỗi dòng lợn 60 con nái. Nội dung 2: Nghiên cứu lai tạo 02 tổ hợp lợn nái bố mẹ Đề tài đang tiến hành kiểm tra năng suất 540 lợn bố mẹ Nội dung 3: Nghiên cứu chọn tạo 02 dòng lợn đực cuối cùng Đề tài đã theo dõi năng suất sinh sản của đàn lợn nái DVN1, DVN2, PiDu thế hệ 2 lứa 3 và thế hệ 3 lứa 1 (gồm 50 con mỗi dòng), kết quả cho thấy năng suất sinh sản của đàn lợn theo dõi đạt kết quả thể hiện ở các chỉ tiêu số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ phù hợp với mục tiêu đề tài. Từ đó, đề tài đang tiến hành lựa chọn 02 dòng lợn đực cuối cùng thế hệ 2 lứa 3, thế hệ 3 lứa 1 Năm 2019, đề tài đã thực hiện đầy đủ các nội dung theo thuyết minh đã được phê duyệt. Đàn lợn của đề tài sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất sinh sản đáp ứng được mục tiêu đề tài đề ra. Đề tài đang theo dõi năng suất sinh sản của đàn lợn nái DVN1, DVN2, PiDu thế hệ 3 lứa 3 gồm 150 con, mỗi dòng lợn theo dõi 50 con nái. Nội dung 5: Xác định chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn sản xuất của các dòng lợn ông bà, bố mẹ, đực cuối cùng và lợn thương phẩm được tạo ra Đề tài đang tiến hành thí nghiệm để “Nghiên cứu chế độ dinh dưỡng cho dòng lợn nái ông bà giai đoạn lợn nái sinh sản (LVN và YVN)” Nội dung 6: Xây dựng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh cho các dòng lợn ông bà, bố mẹ, đực cuối cùng và lợn thương phẩm tạo ra. Đề tài đang tiến hành xây dựng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh cho các dòng lợn ông bà năm 2020. Như vậy, 6 tháng đầu năm 2020, đề tài đã thực hiện đầy đủ các nội dung theo thuyết minh đã được phê duyệt. Đàn lợn của đề tài sinh trưởng, phát triển tốt đáp ứng được yêu cầu đề tài đặt ra. |
2 |
Nghiên cứu chọn tạo dòng lợn đực cuối cùng, dòng lợn nái tổng hợp và xây dựng được các quy trình công nghệ chăn nuôi lợn để đạt năng suất và chất lượng cao phục vụ chăn nuôi tại các tỉnh phía Nam |
2500 |
PGS.TS. Lã Văn Kính TS. Nguyễn Hữu Tỉnh |
2017-2022 |
Đối với 2 dòng ông bà SS1 và SS2:
Đối với 2 đàn bố mẹ SS12 và SS21: - Đàn giống bố mẹ SS12 (Landrace x Yorkshire) đã được tạo ra và phát triển ra các cơ sở giống (Khang Minh An và Nhật Minh), cho năng suất sinh sản, sinh trưởng đều đạt và vượt so với mục tiêu đề tài: Số con đẻ ra/ổ: 15,5 con; Số con sống/ổ: 13,6 con; Số con cai sữa/ổ: 12,8 con; Số con cai sữa/nái/năm: 28,8 con; Tuổi đạt 100kg: 151,1 ngày; Tỷ lệ nạc: 59,7 %; FCR: 2,50 - Đàn giống bố mẹ SS21 (Yorkshire x Landrace) đã được tạo ra và phát triển ra các cơ sở giống (Khang Minh An và Nhật Minh), cho năng suất sinh sản, sinh trưởng đều đạt và vượt so với mục tiêu đề tài: Số con đẻ ra/ổ: 15,4 con; Số con sống/ổ: 13,4 con; Số con cai sữa/ổ: 12,8 con; Số con cai sữa/nái/năm: 28,8 con; Tuổi đạt 100kg: 151,5 ngày; Tỷ lệ nạc: 59,4 %; FCR: 2,51 Đối với dòng đực cuối TS3, kết quả kiểm tra năng suất đàn giống TS3 (Duroc) thế hệ 2, cho thấy các chỉ tiêu năng suất đều đã đạt yêu cầu so với mục tiêu nghiên cứu: Tốc độ tăng khối lượng đạt bình quân 929 g/ngày (giai đoạn 30-100kg); Dày mỡ lưng đạt 10,7 mm; Dày thăn thịt 58,5 mm; Tuổi đạt 100kg trung bình giữa các cơ sở giống 144,8 ngày; Hiệu quả chuyển hóa thức ăn 2,47 kgTA/kgTT; Tỷ lệ nạc 62,1%; Tỷ lệ mỡ giắt đạt 3,1%/. Các thí nghiệm về dinh dưỡng Xác định mật độ năng lượng, axít amin tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn thích hợp trong khẩu phần lợn hậu bị giai đoạn 20-60kg : Kết quả thí nghiệm cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng của lợn hậu bị giai đoạn 20-60kg như tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn của lợn có xu hướng tăng theo mật độ năng lượng và axit amin tăng. Tuy nhiên mức năng lượng tối ưu là 3250 kcal và SID lysine ở mức 0,85%. Xác định mật độ năng lượng, axít amin tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn thích hợp trong khẩu phần lợn hậu bị giai đoạn 60-140kg: Kết quả thí nghiệm của lợn hậu bị giai đoạn 60-140kg bước đầu cho thấy, các chỉ tiêu sinh trưởng như tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn có xu hướng tăng theo mật độ năng lượng và axit amin tăng. Cụ thể trọng lượng cao nhất lúc 172 ngày tuổi và 240 ngày tuổi ở khẩu phần có mật độ dinh dưỡng là năng lượng 3200kcal và SID lysine là 0,80%. Xác định mật độ năng lượng, axít amin tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn thích hợp trong khẩu phần lợn nái giai đoạn mang thai: Kết quả về năng suất sinh sản của lợn nái cho thấy, số lượng lợn con sinh ra, số lợn con còn sống, số lợn con cai sữa cũng như khối lượng lợn con sơ sinh/ổ, khối lượng lợn con sơ sinh, khối lượng lợn con cai sữa/ổ tốt nhất khi năng lượng trao đổi từ 3.000-3100 kcal/kg và SID Lys từ 0,6-0,7% là phù hợp cho khẩu phần ăn của lợn nái bố mẹ giai đoạn mang thai. Khẩu phần tối ưu cho lợn nái bố mẹ giai đoạn mang thai nên chứa năng lượng trao đổi 3000 Kcal ME/kg và SID Lysine trong khẩu phần ở mức 0,6%. Xác định mật độ năng lượng, axít amin tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn thích hợp trong khẩu phần lợn nái giai đoạn nuôi con: Kết quả về năng suất sinh sản của lợn nái nuôi con cho thấy, số lượng lợn con sinh ra, số lợn con còn sống, số lợn con cai sữa cũng như khối lượng lợn con sơ sih/ổ, khối lượng lợn con sơ sinh, khối lượng lợn con cai sữa/ổ tốt nhất khi khẩu phần cho nái nuôi con có mức năng lượng trao đổi 3300 kcal/kg và SID Lysine 0,85%. Xác định hàm lượng năng lượng, axít amin tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn ăn vào hàng ngày cho lợn đực làm việc: Khẩu phần thức ăn tôi ưu cho đực làm việc chứa hàm lượng dinh dưỡng như sau: 3100 kcal ME/kg và SID Lysine 0,90% hoặc 3200 kcal ME/kg và SID Lysine 0,80%. Hiện đề tài đang tiến hành lập kế hoạch phối giống, theo dõi năng suất sinh sản, sinh trưởng của đàn giống SS1, SS2, SS12 và SS21 tại Trại heo giống công ty Nhật Minh và Khang Minh An.Đang chuẩn bị triển khai nội dung xây dựng khẩu phần cho lợn nái mang thai và nuôi con tại 3 vùng sinh thái: Nam Trung bộ tại công ty Nhật Minh – Khánh Hòa, Trung tâm NC&PTCN heo Bình Thắng và Trại chăn nuôi heo Thống Nhất – Củ Chi |
3 |
Nghiên cứu chọn tạo một số dòng gà lông màu hướng thịt, hướng trứng cho năng suất chất lượng cao phục vụ tái cơ cấu chăn nuôi gia cầm. |
3000 |
TS. Nguyễn Quý Khiêm |
2017-2022 |
Đến tháng 5 năm 2020, Đề tài đã: Chọn lọc tạo 8 dòng gà của 4 giống gà LV, Mía, Ri và Ai Cập (thế hệ 3). + Giai đoạn gà con: * Gà Mía: tỷ lệ nuôi sống 95.91-96.45%; tiêu tốn thức ăn gà trống 2.17-2.2kg; gà mái 2.01-2.05kg; khối lượng cơ thể dòng trống gà trống đạt 862,09g; mái đạt 673,47g; dòng mái: gà trống đạt 711,53g; mái đạt 575,27g. Đàn gà phát triển tốt, ổn định với độ đồng đều cao, * Gà LV tỷ lệ nuôi sống 96,27-96.57%; tiêu tốn thức ăn gà trống 3,28-3,55kg; gà mái 2,83-3,11kg; khối lượng cơ thể dòng trống: gà trống đạt 1807,70g; mái đạt 1413,18g; dòng mái: gà trống đạt 1406.48g; mái đạt 1186,39g. Đàn gà phát triển tốt, ổn định với độ đồng đều cao,. * Gà Ri: tỷ lệ nuôi sống 96,80-98,18%; tiêu tốn thức ăn gà trống 1,81-1,91kg; gà mái 1,7-1,77kg; khối lượng cơ thể dòng trống: gà trống đạt 794,46g; mái đạt 616,31g; dòng mái: gà trống đạt 633,19g; mái đạt 503,42g. Đàn gà phát triển tốt, ổn định với độ đồng đều cao, * Gà Ai cập: tỷ lệ nuôi sống 95,53-97,50%; tiêu tốn thức ăn gà trống 2,1-2,21kg; gà mái 1,86-2,01kg; khối lượng cơ thể gà trống đạt 919,15-979,91g; mái đạt 777,80-818,03g; Đàn gà phát triển tốt, với độ đồng đều cao,. * Hiệu quả kinh tế - xã hội: - Kết quả đạt được của các giống gà LV, Mía, Ri và Ai Cập đạt được so với mục tiêu đặt ra. Hiệu quả chọn lọc tạo dòng so với đàn sản xuất: chỉ tiêu về khối lượng cơ thể tăng lên từ 3-5%; chỉ tiêu về năng suất trứng cao hơn từ 2-3%. |
|
|
|
|
|
|
III |
Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: |
|
|
|
|
1 |
Hoàn thiện quy trình công nghệ chăn nuôi ngan V7, VS ở các tỉnh phía Bắc |
2.100 |
TS. Nguyễn Quý Khiêm TS. Nguyễn Thị Nga |
2015-2016 |
. Hoàn thiện được quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh và ấp trứng đối với ngan nuôi sinh sản. * Hoàn thiện được quy trình chăm sóc nuôi dưỡng: Nuôi ngan sinh sản ở giai đoạn ngan con, dò, hậu bị với các mức protein tương ứng 21% (1-4 tuần tuổi), 19% (5-8 tuần tuổi), 17% (9-12 tuần tuổi), 15% (13-21 tuần tuổi), 16% (22-24 tuần tuổi), 17% (25-27 tuần tuổi) đạt hiệu quả cao hơn so với quy trình cũ và của hãng: Giảm tỷ lệ mổ cắn nhau so với quy trình cũ là 22,43%, tăng được tỷ lệ chọn lọc khi chuyển giai đoạn từ ngan con lên ngan dò, từ ngan hậu bị lên ngan sinh sản: đối với ngan trống là 4,08-7,37%, ngan mái là 1,03-1,31%. Đàn ngan đạt và vượt chỉ tiêu về năng suất chất lượng so với yêu cầu sản phẩm của dự án. Năng suất trứng đạt 200,37 quả/2 chu kỳ đẻ; thức ăn tiêu tốn/10 trứng từ: 4,39-4,6 kg; tỷ lệ phôi đạt cao từ 94,53-95,87%, tỷ lệ nở loại 1/tổng trứng ấp đạt cao từ 82,55-83,95%. * Hoàn thiện quy trình ấp trứng ngan: Ở vụ Xuân hè khi rửa trứng ngan bẩn bằng dung dung dịch Cloramin B 2% trước khi vào ấp cho kết quả ấp nở tốt nhất. Tỷ lệ nở loại 1/tổng trứng ấp là 83,2%, cao hơn so với không rửa (78,65%) là 5,78%, cao hơn so với rửa bằng nước sinh hoạt (74,19%) là 12,1%; tiền lãi /quả là 2.700 đồng so với trứng không được rửa hơn là 350 đồng (vượt 15,21%); cao hơn rửa bằng nước thông thường là 1040 đồng (vượt 62,54%). Tăng tổng sản phẩm tạo ra: Số ngan con loại 1 bình quân/mái nở ra là 121,72 con, cao hơn quy trình cũ 16,96 con (tăng 16,19%). 2. Hoàn thiện được quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh đối với ngan nuôi thương phẩm: Đưa ra được khẩu phần ăn mới sử dụng từ nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương ở các giai đoạn tuổi: 1-4 tuần tuổi: 48% thức ăn đậm đặc, 50%, ngô, 2% dầu ăn; giai đoạn 5-8 tuần tuổi: 32% thức ăn đậm đặc, 55%, ngô, 13% thóc; giai đoạn 9-11 tuần tuổi: 23,7% thức ăn đậm đặc, 63%, ngô, 13,3% thóc, đã giảm 643 đồng/con so với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (giảm 6,53%). Đàn ngan đạt các chỉ tiêu về năng suất chất lượng. Đến 77 ngày tuổi, tỷ lệ nuôi sống đạt 98,67%; khối lượng cơ thể trung bình/con đạt 3499,22g; thức ăn tiêu tống/kg tăng trọng là 2,81 kg. 3. Xây dựng mô hình nuôi ngan sinh sản và thương phẩm: Xây dựng được 6 mô hình nuôi ngan sinh sản: áp dụng quy trình mới nghiên cứu với số lượng 500 con mái +150 trống/1 mô hình, kết quả đàn ngan sinh trưởng và sinh sản tốt. Ngan V7, năng suất trứng đạt từ 194,96-199,22 quả/2 chu kỳ đẻ; thức ăn tiêu tốn/10 trứng là: 4,48 - 4,63kg; tỷ lệ phôi đạt 95,86-96,86%; tỷ lệ nở loại 1/tổng trứng ấp đạt từ 79,67-81,17%. Sau khi trừ chi phí mỗi hộ đã thu từ 233.618– 366.730 đồng/con. Ngan VS, năng suất trứng đạt từ 191,76-195,42 quả/2 chu kỳ đẻ; thức ăn tiêu tốn/10 trứng từ: 4,52-4,71kg; tỷ lệ phôi đạt từ 94,13-94,72%, tỷ lệ nở loại 1/tổng trứng ấp đạt từ 78,38-80,68%. Sau khi trừ chi phí mỗi hộ đã thu từ 340.526-372.411đồng/con. So với yêu cầu sản phẩm của dự án, các chỉ tiêu về năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn/10 trứng, tỷ lệ phôi đạt tương đương. tỷ lệ nở loại 1/tổng trứng ấp đều đạt ra đều đạt so với yêu cầu sản phẩm của dự án. Xây dựng được 10 mô hình ngan nuôi thương phẩm: với số lượng 500 con/1 mô hình áp dụng nuôi theo quy trình mới đã cho kết quả tốt. Nuôi đến 77 ngày, tỷ lệ nuôi sống đạt từ 93,6-97,2%; khối lượng cơ thể trung bình/con đạt từ 3,4- 3,53 kg; thức ăn tiêu tốn/kg tăng trọng là 2,92 - 3,00 kg. Sau khi trừ chi phí các hộ đã có nguồn thu từ 19.110.056 đến 22.381.158 đồng, thu bình quân/con là 38.220 đến 44.762 đồng. So với yêu cầu sản phẩm của dự án, các chỉ tiêu về tỷ lệ nuôi sống, khối lượng cơ thể đến 77 ngày tuổi, thức ăn tiêu tốn/kg tăng khối lượng cơ thể đều đạt ra đều đạt so với yêu cầu sản phẩm của dự án. |
2 |
Hoàn thiện quy trình chăn nuôi giống vịt chịu nước mặn phục vụ chăn nuôi vùng ven biển.và hải đảo. |
1900 |
TS. Nguyễn Văn Duy |
2015-2017 |
Kết quả đạt được: Đã xuống thay thế giống vịt chịu nước mặn thế hệ 3, số lượng 750 con/nhóm x 2 nhóm = 1500 con/thế hệ (vịt trống 300 con, vịt mái 1200 con), vịt trưởng thành màu lông cánh sẻ, cổ có khoang trắng, lông cánh màu xanh đen, vịt trống có lông đậm hơn vịt mái, lông ở đầu cổ có màu xanh đen, đuôi có lông móc cong. Tỷ lệ nuôi sống của vịt trống là 99,5%, vịt mái tỷ lệ nuôi sống là 98,27%, khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi đạt 1912,67g/con, khối lượng cơ thể lúc 20 tuần tuổi là 2415,86 g/con. Tỷ lệ đẻ trung bình 67,52%, năng suất trứng tương ứng 203,24 quả/mái/43 tuần đẻ, tiêu tốn thức ăn 3,48kg/10 quả trứng. Đã xác định được mức protein thích hợp cho vịt thương phẩm sử dụng thức ăn giai đoạn 1 - 28 ngày tuổi có mức protein là 21% và giai đoạn 29 - 70 ngày tuổi có năng suất và hiệu quả đạt cao nhất khối lượng cơ thể ở 56 ngày tuổi là 2698,25g/con tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 2,56kg, khối lượng cơ thể ở 70 ngày tuổi là 2763,11g/con, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 2,79kg. Thời điểm giết thịt thích hợp đối với vịt nuôi thương phẩm là 56 ngày tuổi cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Xây dựng mô hình nuôi vịt chịu nước mặn sinh sản: Kết quả theo dõi khối lượng cơ thể đến 8 tuần tuổi đạt trung bình 2,2 kg. Thời gian nuôi hậu bị 16 tuần, khối lượng vào đẻ từ 2,4 - 2,7 kg/con, năng suất trứng đạt trên 240 quả/mái, khối lượng trứng trên 80 kg, Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng đạt từ 3,87 – 4,1 kg. Tỷ lệ phôi đạt trên 97%. Xây dựng mô hình nuôi vịt chịu nước mặn thương phẩm: Kết quả theo dõi đến 8 tuần tuổi, có tỷ lệ nuôi sống đạt trên 98%, khối lượng cơ thể đạt 2,7 kg, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là 2,13 kg. Đến 9 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống đạt trên 98%, khối lượng cơ thể đạt 2,8 kg, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là 2,23 kg. Đến 10 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống đạt trên 98%, khối lượng cơ thể đạt 3,0 kg, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là 2,45 kg. |
3 |
Sản xuất thử nghiệm premix khoáng, vitamin cho chăn nuôi |
1600 |
TS. Vương Nam Trung |
2016-2017 |
- Xây dựng 03 công thức premix vitamin, 04 công thức premix vitamin với chất mang là 03 loại bột trấu có độ ẩm khác nhau và 04 loại bột đá có tỷ trọng và kích cỡ hạt khác nhau. - Đang chuẩn bị các thí nghiệm xác định mức mức bổ sung vitamin nhóm B thích hợp dựa trên khẩu phần có hàm lượng VTM A; D; E, K trên heo (150 lợn thịt, 5 nghiệm thức, 3 lô /nghiệm thức, 10 lợn /lô (5 x3 x10) và gà 450 gà thịt, 5 nghiệm thức, 18 lô /nghiệm thức, 5 gà /lô (5 x18 x5)
|
4 |
Sản xuất thử nghiệm tinh trâu đông lạnh cọng rạ |
1000 |
TS. Lê Bá Quế |
2016-2018 |
Kết quả đạt được: Xác định được khoảng thời gian giữa 2 lần khai thác tinh trâu, tần suất khai thác tinh trâu/tuần; Xác định được thời gian làm mát và thời gian cân bằng trong sản xuất tinh trâu đông lạnh và xác định số lượng tinh trùng thích hợp trong 1 cọng rạ 0,25ml. + Đã sản xuất 15.000 liều tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ sản phẩm của dự án. + Hoàn thiện hồ sơ công nhận tiến bộ quy trình sản xuất tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ. Hội đồng nghiệm thu tiến bộ kỹ thuật cấp Bộ đã họp và đánh giá ở mức xuất sắc. |
5 |
Sản xuất thử nghiệm con lai giữa gà VCN/BT-Z15 với gà Lương Phượng. |
1400 |
TS. Bạch Mạnh Điều |
2016-2017 Gia hạn đến tháng 5/2018 |
- Chuyển giao con giống, hỗ trợ thức ăn, thuốc thú y vào mô hình gà VBT1 nuôi thịt và gà VBT nuôi sinh sản: Đối với gà VBT1 nuôi thịt: - Số lượng con/mô hình: 1500 con, khối lượng cơ thể 12 tuần tuổi: 1,78 -1,87 kg/con TTTĂ/kg tăng khối lượng: 2,74 – 2,86 kg Đối với gà VBT1 nuôi sinh sản: Số lượng con/mô hình: 1.500 con, tỷ lệ nuôi sống (0-20tt): 92,9 – 95,6%, TTTĂ: 9,2 -9,3 kg/con, tỷ lệ đẻ trung bình đến 42 tt: 52,50%, NST đạt 84,52 quả, TTTĂ/ 10 trứng: 2,2 - 2,4 kg. - Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà VBT1 nuôi thịt và VBT nuôi sinh sản. Các học viên đã được củng cố, cập nhật các kiến thức mới về chăn nuôi, thú y để vận dụng phát triển sản xuất, chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế; Đặc biệt là việc giới thiệu về gà VBT, VBT1, giới thiệu cho các trang trại, gia trại giúp có sự lựa chọn con giống phù hợp. - Xác định được mức Protein thích hợp cho gà VBT sinh sản giai đoạn 21-68 tuần tuổi là 17,5%. |
6 |
Sản xuất thử nghiệm vịt bố mẹ từ hai dòng vịt cao sản chuyên thịt V22 và V27 mới tạo ra. |
3000 |
ThS. Lê Thanh hải |
2017-2019 |
Đã xuống giống thực hiện chọn lọc thế hệ 3 với số lượng 500 trống + 1.000 mái mỗi dòng. Đàn giống thế hệ 3, đàn vịt sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ nuôi sống giai đoạn vịt con đạt cao trên 96%. Hai dòng vịt cơ bản đã ổn định về ngoại hình. Một số chỉ tiêu về màu sắc lông, mỏ, chân của 2 dòng vịt về cơ bản đã ổn định. Lúc nhỏ màu lông đồng đều vàng cam, khi trưởng thành 100% lông trắng tuyền, mỏ và chân màu vàng cam. Khối lượng cơ thể vịt thế hệ 3 đã đều hơn thể hiện qua hệ số biến dị CV của khối lượng lúc 7 tuần tuổi đều giảm dưới 10%. Dòng V22 khối lượng vào đẻ con trống đạt 3932 g/con, con mái đạt 3416 g/con, năng suất trứng 42 tuần đẻ đạt 187,3 quả/mái. Dòng V27 khối lượng vào đẻ con trống đạt 3656 g/con, con mái đạt 3204 g/con, năng suất trứng 42 tuần đẻ đạt 210,1 quả/mái. Số lượng vịt bố mẹ từ 2 dòng vịt đã chuyển giao ra sản xuất tại các tỉnh Nam bộ là 39.400 con. Hoàn thiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng vịt bố mẹ: Đã thực hiện xong thí nghiệm xác định mức ăn phù hợp cho vịt bố mẹ. Thí nghiệm thực hiện với 3 mức ăn nuôi khống chế khối lượng đối với vịt bố mẹ. Kết quả cho thấy lô thí nghiệm có mức ăn tăng 3% so với quy trình hiện tại có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cũng như hiệu quả kinh tế đạt tốt nhất sẽ được sử dụng trong quy trình hoàn thiện. Việc phân tích số liệu viết báo cáo và viết quy trình chăm sóc nuôi dưỡng vịt bố mẹ đang được thực hiện. Hoàn thiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng vịt thương phẩm. Bố trí 2 thí nghiệm để xác định thời điểm chuyển đổi khẩu phần và sử dụng thức ăn địa phương trong khẩu phần vịt thương phẩm. Đã bố trí thực hiện xong thí nghiệm xác định thời điểm chuyển khẩu phần ăn cho vịt thương phẩm. Số lượng vịt thương phẩm nuôi thực hiện thí nghiệm là 900 con. Số liệu đang được phân tích để viết báo cáo. Đã xuống giống thực hiện 3 mô hình vịt bố mẹ từ 2 dòng vịt V22 và V27. Mô hình 1 xuống giống 3.125 con (625 trống + 2.500 mái) nuôi theo phương thức nuôi nhốt có ao bơi tại Long An. Mô hình 2 xuống giống 2.345 con (470 trống + 1875 mái) nuôi theo phương thức nuôi nhốt có ao bơi tại Long An. Mô hình 3 xuống giống 2.345 con (470 trống + 1875 mái) nuôi theo phương thức nuôi nhốt trên cạn tại Đồng Nai. Đàn vịt bước đầu đều sinh trưởng phát triển tốt, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đang được theo dõi. vịt bố mẹ nuôi tại Đồng Nai và Long An. |
7 |
Sản xuất thử nghiệm 3 tổ hợp lai gà bố mẹ từ 3 dòng gà lông màu VCN/TP-TN1, VCN/TP-TN2, VCN/TP-TN3. |
2400 |
ThS. Phạm Thùy Linh |
2018-2020 |
Đã đánh giá chọn lọc được giai đoạn gà con và giai đoạn gà dò, hậu bị kết quả đạt như sau. - Dòng trống TN1: Khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi, gà trống là 2631,59g/con, gà mái là 2215,34g/con. Khối lượng cơ thể lúc 20 tuần tuổi, gà trống là 3155,15g/con, gà mái là 2633,35g/con. - Dòng mái TN2: Khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi, gà trống là 1714,74g/con, gà mái là 1444,02g/con. Khối lượng cơ thể lúc 20 tuần tuổi, gà trống là 2923,31g/con, gà mái là 2327,12g/con. - Dòng mái TN3: Khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi, gà trống là 1675,75g/con, gà mái là 1400,05g/con. Khối lượng cơ thể lúc 20 tuần tuổi, gà trống là 2897,63g/con, gà mái là 2294,28g/con. + Tiếp tục đánh giá giai đoạn sinh sản thế hệ 6 (Năm 2019): năng suất trứng/mái/64 tuần tuổi đối với các dòng gà: dòng VCN/TP-TN1 đạt 152,74 quả; dòng VCN/TP-TN2 đạt 179,94 quả; dòng VCN/TP-TN3 đạt 185,01 quả. + Chọn lọc ổn định 3 dòng gà thế hệ 7 (Năm 2020): * Đối với dòng VCN/TP-TN1 - Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn gà con (1-8 tuần tuổi) là 97,63%. Khối lượng cơ thể của gà trống và gà mái lúc 8 tuần tuổi trước chọn lọc đạt 2613,74 và 2218,79 g/con. Lượng thức ăn tiêu tốn giai đoạn gà con (1-8 tuần tuổi) là 4,43 kg/con * Đối với dòng VCN/TP-TN2 - Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn gà con (1-8 tuần tuổi) là 97,11%. Khối lượng cơ thể của gà trống và gà mái lúc 8 tuần tuổi trước chọn lọc lọc đạt 1730,02 và 1461,39 g/con. Lượng thức ăn tiêu tốn giai đoạn gà con (1-8 tuần tuổi) là 3,23 kg/con; .* Đối với dòng VCN/TP-TN3: - Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn gà con (1-8 tuần tuổi) là 96,67%. Khối lượng cơ thể của gà trống và gà mái lúc 8 tuần tuổi trước chọn lọc đạt 1686,62 và 1404,38 g/con. Lượng thức ăn tiêu tốn giai đoạn gà con (1-8 tuần tuổi) là 3,17 kg/con; * Đánh giá khả năng sản xuất của các tổ hợp lai gà bố mẹ: tổ hợp lai 1 (♂TN1 x ♀TN2); tổ hợp lai 2 (♂TN1 x ♀TN3); tổ hợp lai 3 (♂TN1 x ♀TN32). - Tổ hợp lai 1 (♂TN1 x ♀TN2): Năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi là 187,64 quả/mái - Tổ hợp lai 2 (♂TN1 x ♀TN3): Năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi là 191,47 quả. - Tổ hợp lai 1 (♂TN1 x ♀TN32): Năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi 190,96 quả. * Hoàn thiện quy trình công nghệ chăn nuôi gà lông màu VCN/TP-TN - Xác định mức ăn phù hợp để khống chế khối lượng gà bố mẹ TN32 giai đoạn dò, hậu bị. Đã đánh giá được thí nghiệm giai đoạn sinh sản đến 68 tuần tuổi: năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi ở lô 1 đạt 186,31 quả; lô 2 đạt 191,07 quả; lô 3 đạt 188,20 quả. Như vậy qua đó có thể xác định mức ăn phù hợp để khống chế khối lượng gà bố mẹ TN32 cho ăn theo lô 2 (cho ăn theo QT hiện tại) cho hiệu quả tốt nhất. - Đã xây dựng được 03 mô hình chăn nuôi gà bố mẹ sinh sản với quy mô 500 con/mô hình. Đàn gà đã theo dõi đến 38 tuần tuổi. Nhìn chung đàn gà nuôi ngoài mô hình sinh trưởng và phát triển tốt. Các chỉ tiêu kỹ thuật đạt tương đương với gà nuôi tại trung tâm. Năng suất trứng/mái/38 tuần tuổi ở mô hình 1 là 67,71 quả; mô hình 2 là 69,94 quả và mô hình 3 là 69,02 quả |
8 |
Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện quy trình công nghệ chăn nuôi lợn Hạ Lang |
900 |
ThS. Trần Thị Minh Hoàng |
2019-2021 |
Một số kết quả tiêu biểu 1. Nội dung 1:Chọn lọc ổn định năng suất lợn Hạ Lang hạt nhân - Đã tuyển chọn 55 cá thể nái hậu bị và 6 lợn đực lợn Hạ Lang và ghép đôi giao phối theo 5 nhóm đực giống. - Đã chọn được những cá thể lợn cái và lợn đực cho thế hệ 1. - Kết quả sinh sản của 55 nái Hạ Lang ở 2 lứa đẻ: - Tuổi đẻ lứa đầu của đàn lợn nái Hạ Lang là 341,87 ngày. - Các chỉ tiêu về số con sơ sinh sống, số cai sữa ở 2 lứa lần lượt là 9,71; 9,22 con. - Khối lượng toàn ổ và khối lượng trung bình 1 lợn con giai đoạn sơ sinh đạt 5,8 kg/ổ và 0,6 kg/con. - Khối lượng toàn ổ và khối lượng trung bình 1 lợn con giai đoạn cai sữa lần lượt là 41,67 kg/ổ và 4,52 kg/con. - Khối lượng trung bình 1 lợn con 03 tháng tuổi đạt 13,35 kg/con. 2. Nội dung 2: Hoàn thiện quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn Hạ Lang - Đã tiến hành thí nghiệm cai sữa sớm lợn con ở 42 ngày tuổi với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn con tập ăn đến cai sữa: Thức ăn tập ăn sớm cho lợn con được bố trí thí nghiệm với 03 lô với mức năng lượng 3000 kcal/kg: lô 1 mức protein ở mức 19%, lô 2: pr 20% và lô 3: pr 21%. Mỗi lô theo dõi trên 03 ổ lợn và được lặp lại 03 lần. Kết quả cho thấy lô 1 có mức protein 19% đạt kết quả tốt nhất so với 02 lô còn lại trên các chỉ tiêu số con cai sữa/ổ, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa, khối lượng trung bình 01 lợn con cai sữa và tỷ lệ tiêu chảy. - Dự án đã lên công thức phối hợp khẩu phần thức ăn cho lợn nái chửa và tiến hành thí nghiệm. Kết quả khẩu phần thức ăn có mức protien 13,5% là tối ưu nhất cho lợn nái chửa - Dự án đã tiến hành thí nghiệm lợn khẩu phần thức ăn cho lợn con sau cai sữa đến 15 kg thấy khẩu phần có mức năng lượng 3000 kcal và pr 18% là tối ưu nhất. |
9 |
Sản xuất thử nghiệm gà lai hướng trứng giữa gà VCN-G15 với gà Isa Brown |
1,000 |
ThS. Nguyễn Thị Mười |
2020-2021 |
Đề tài bắt đầu triển khai từ quý I năm 2020 |
IV |
Đề án quỹ gen |
|
|
|
|
1 |
Lưu giữ bảo tồn |
|
TS. Phạm Công Thiếu |
Hàng năm |
“Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen vật nuôi” thuộc Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 - Bảo tồn, lưu giữ 28 nguồn gen vật nuôi, 01 vật liệu di truyền và 04 nguồn gen ong; - Điều tra thu thập bổ sung 11 nguồn gen vật nuôi - Đánh giá sơ bộ 06 nguồn gen, đánh giá chi tiết 11 nguồn gen và đánh giá sai khác di truyền 09 nguồn gen vật nuôi; - Tái bản 01 cuốn Át lát các giống vật nuôi Việt Nam; đăng 11 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và 02 bài báo quốc tế trên tạp chí quốc tế, tờ rơi quảng bá về 03 đối tượng nguồn gen vật nuôi và định loại tên khoa học ong nghệ gồm hai loài Bombus trifasciatus Smith 1852 và Bombus magretti Griboro 1884. - Đề xuất và khai thác phát triển được 14 nguồn gen vật nuôi bản địa, đồng thời cung cấp vật liệu giống phục vụ phát triển ngành chăn nuôi và đưa nhanh ra sản xuất đó là phát huy ưu thế lai giữa các nguồn gen bản địa và nhập nội như gà Mía, gà Lạc Thủy, lợn Móng Cái .v.v |
V |
ĐỀ TÀI KH&CN TIỀM NĂNG |
|
|
|
|
1 |
Nghiên cứu chọn tạo lợn bản địa ít bản sao hoặc không mang gen vi rút nội sinh. |
500 |
ThS. Nguyễn Văn Ba |
2020-2022 |
|
2 |
Nghiên cứu một số yếu tố môi trường trong nhà yến ảnh hưởng đến năng suất yến sào tại các tỉnh Nam Bộ. |
500 |
ThS. Đậu Văn Hải |
2020-2021 |
|
VI |
Dự án Khuyến nông |
|
|
|
|
1 |
Phát triển chăn nuôi gà thả vườn |
3000 |
VCN, TTNC Gia cầm TP, TTNC và HLCN. |
2014-2016 |
|
2 |
Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu (TP421, TP412, Ri vàng rơm, Lương phượng LV) có năng suất, chất lượng, an toàn sinh học và dịch bệnh trong chăn nuôi nông hộ và trang trại |
4,000 |
TS. Nguyễn Thanh Sơn |
2014-2016 |
|
3 |
Xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất thức ăn để giảm giá thành và nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi nông hộ |
4,000 |
PGS.TS. Lã Văn Kính |
2014-2016 |
|
4 |
Mô hình chăn nuôi vịt thịt VCN/TP/SD mang giá trị kinh tế cao và VCN/TP/VS7 theo hướng ATSH. |
2,000 |
TS. Nguyễn Thị Nga |
2016-2018 |
|
5 |
Xây dựng mô hình chăn nuôi vịt chuyên trứng và kiêm dụng có kiểm soát tại các tỉnh nam bộ. |
2,500 |
ThS. Lê Thanh Hải |
2016-2018 |
|
6 |
Xây dựng và nhân rộng mô hình chăn nuôi gà lông màu hướng trứng và hướng thịt chất lượng cao trong nông hộ |
2,200 |
TS. Nguyễn Thị Mười |
2016-2018 |
|
7 |
Xây dựng mô hình sản xuất |
2,500 |
TS. Đoàn Đức Vũ |
2017 - 2019 |
|
8 |
Xây dựng mô hình cải tạo |
3,000 |
ThS. Tạ Văn Cần |
2017 - 2019 |
|
9 |
Xây dựng mô hình chăn nuôi giống vịt Biển 15 – Đại Xuyên cho các tỉnh ven biển miền Bắc và miền Trung |
3,000 |
ThS. Đồng Thị Quyên |
2017 - 2020 |
|
10 |
Xây dựng và nhân rộng mô hình chăn nuôi vịt biển. |
1,500 |
TS. Nguyễn Văn Duy |
2018-2021 |
|
11 |
Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sinh sản có năng suất chất lượng cao theo hướng an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh tại các tỉnh Nam Bộ |
1,000 |
TS. Phạm Tất Thắng |
2018-2020 |
|
12 |
Xây dựng mô hình chăn nuôi gà Ri lai (R1)-VCN/VP và gà xương đen, thịt đen (HAH) thương phẩm có chất lượng cao tại một số tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ |
1,000 |
TS. Hồ Xuân Tùng |
2018-2020 |
|
13 |
Xây dựng mô hình cải tạo đàn dê, cừu bằng biện pháp luân chuyển đực giống chất lượng tốt và áp dụng các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng để đạt năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu |
1,000 |
Ths. Lý Thị Luyến |
2018-2020 |
|
14 |
Xây dựng mô hình sản xuất giống tại chỗ cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên |
1,500 |
ThS. Nguyễn Khắc Thịnh |
2019 - 2021 |
|
15 |
Xây dựng mô hình chăn nuôi vịt siêu thịt V52, V57, VSM6 và vịt BSM3 (vịt bầu nuôi tại Sín Chéng x SM3) an toàn, hiệu quả. |
1,000 |
ThS. Ngô Đức Vũ |
2019-2021 |
|
16 |
Xây dựng mô hình nuôi gà sinh sản (VCN-Z15 x LP) theo VietGAHP |
|
TT Thực nghiệm Bảo tồn |
2020-2022 |
|
17 |
Phát triển mô hình chăn nuôi vịt Biển đảm bảo an toàn sinh học |
|
TT Vịt Đại Xuyên |
2020-2023 |
|
VII |
Nhiệm vụ Môi trường |
|
|
|
|
1 |
Điều tra tình hình sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi, đề xuất giải pháp.
|
1000 |
ThS. Nguyễn Ngọc Lương |
2016 |
Báo cáo tình hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi tại các địa phương Báo cáo hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm môi trường của đệm lót sinh học trong chăn nuôi Các giải pháp về cơ chế, chính sách thúc đẩy ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi |
2 |
Xây dựng mô hình quản lý chất thải trong các cơ sở giết mổ gia súc |
2000 |
ThS. Nguyễn Hữu Lương |
2017-2018 |
Xây dựng thành công 03 mô hình quản lý chất thải trong các cơ sở giết mổ gia súc góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiến tới ngăn ngừa tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, tạo niềm tin cho người tiêu dùng thực phẩm nông, lâm, thủy sản |
3 |
Đánh giá tình hình ô nhiễm nước thải sau công trình khí sinh học (KSH) và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu suất xử lý của công trình KSH |
1900 |
TS. Nguyễn Thành Trung |
2018-2019 |
|
4 |
Nghiên cứu giải pháp xử lý chất thải ô nhiễm môi trường trong ổ bệnh Dịch tả lợn Châu Phi |
2,000 |
TS. Nguyễn Thành Trung |
2018-2019 |
|
VIII |
Tiêu chuẩn Quốc gia |
|
|
|
|
1 |
Giống lợn nội - Yêu cầu kỹ thuật |
100 |
Viện Chăn nuôi |
2016 |
|
2 |
Giống gà nội - Yêu cầu kỹ thuật |
100 |
TTNC Gia cầm TP |
2016 |
|
3 |
Phần 5. Gà Hmông |
100 |
TT Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi |
2017 |
|
4 |
Phần 6. Gà Chọi (gà Đá, gà Nòi) |
100 |
TTNC và PTCN Miền Trung |
2017 |
|
5 |
Phần 7. Gà Ác |
100 |
TTNC Gia cầm TP |
2017 |
|
6 |
Phần 5. Gà Hmông |
50 |
TT Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi |
2017-2018 |
|
7 |
Phần 6. Gà Chọi (gà Đá, gà Nòi) |
50 |
TTNC và PTCN Miền Trung |
2017-2018 |
|
8 |
Phần 7. Gà Ác |
50 |
TTNC Gia cầm TP |
2017-2018 |
|
9 |
Thức ăn chăn nuôi - Xác định maduramicin - amoni bằng phương pháp sắc khí lỏng hiệu năng cao pha đảo có tạo dẫn suất sau cột |
50 |
Phòng phân tích Viện Chăn nuôi |
2018-2019 |
|
10 |
Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng fumonisin B1&B2 trong thức ăn hỗn hợp - phương pháp sắc khí lỏng hiệu năng cao pha đảo có làm sạch bằng cột nhiễm với detector huỳnh quang sau khi tạo dẫn suất trước hoặc sau cột. |
60 |
Phòng phân tích Viện Chăn nuôi |
2018-2019 |
|
11 |
Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng ochatoxin A bằng phương pháp sắc khí lỏng hiệu năng cao với detector huỳnh quang và làm sạch bằng cột miễn nhiễm. |
50 |
Phòng phân tích Viện Chăn nuôi |
2018-2019 |
|
12 |
Thức ăn chăn nuôi - Xác định nicarbazin bằng phương pháp sắc khí lỏng hiệu năng cao |
50 |
Phòng phân tích Viện Chăn nuôi |
2018-2019 |
|
13 |
Giống lợn nội (Lũng Pù, Vân Pa, Sóc)-Yêu cầu kỹ thuật. |
70 |
Phòng KHHTQT Viện Chăn nuôi |
2018-2019 |
|
Tin khác
- Kết quả thực hiện các nhiệm vụ Khoa học công nghệ cấp Bộ và cấp Nhà nước năm 2020 ( 18/02/2021)
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ đang triển khai năm 2020 (Cập nhật đến tháng 6 năm 2020) ( 02/07/2020)
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp Nhà nước đang triển khai năm 2020 (Cập nhật đến thàng 6 năm 2020) ( 01/07/2020)
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ hợp tác với địa phương, doanh nghiệp; xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo và dự án thuộc Chương trình nông thôn, miền núi trong 6 tháng đầu năm 2020 của Viện Chăn nuôi ( 30/06/2020)
- Tổng hợp các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Nhà nước giai đoạn 2016-2020 của Viện Chăn nuôi ( 01/06/2020)
Video
- Viện Chăn nuôi lai tạo giống gia cầm thích ứng với biến đổi khí hậu
- Viện Chăn nuôi lai tạo giống gia cầm thích ứng với biến đổi khí hậu
- kiểm tra tiến độ tại điểm triển khai thí nghiệm của dự án New Zealand năm 2024 tại Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì.
- Viện Chăn nuôi nghiên cứu thành công 8 giống gà bản địa