Người chăn nuôi lợn Việt Nam trong cuộc khủng hoảng: Vẫn chưa kết thúc
18/04/2023
Thịt lợn là mặt hàng lương thực chính ở Việt Nam và nhiều gia đình nuôi lợn để kiếm kế sinh nhai. Trước năm 2017, lợn được giá và ai cũng muốn nuôi lợn với hy vọng cuộc sống sẽ được cải thiện, một hãng thông tấn Việt Nam đưa tin. Thật không may, sự vội vã này đã dẫn đến cuộc khủng hoảng thừa cung lớn nhất trong lịch sử ngành chăn nuôi nước này đồng thời với dịch lở mồm long móng bùng phát.
VietNamNet đưa tin, để ngăn chặn tình trạng rớt giá, giải quyết tình trạng dư thừa nguồn cung, chiến dịch giải cứu thịt lợn đã được tổ chức. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức họp dân, gửi công văn lên Thủ tướng Chính phủ kêu cứu và kêu gọi người tiêu dùng ưu tiên mua thịt lợn giúp người chăn nuôi vượt qua khó khăn.
Nước này cũng thực hiện các biện pháp tạm thời nhằm hạn chế phát triển đàn lợn và ngừng nhập khẩu. Các biện pháp đã giúp ích và giá thịt lợn bắt đầu phục hồi vào cuối năm 2017.
Nhưng cuộc khủng hoảng đã khiến 900.000 hộ nông dân phải ngừng canh tác. Nhiều người trong số họ thua lỗ nặng và phá sản. Tuy nhiên, cú hích lớn nhất lại diễn ra vào tháng 2/2019 khi dịch tả lợn châu Phi (ASF) tấn công và lan ra 63 tỉnh, thành phố trong vòng 6 tháng. Khoảng 6 triệu con lợn bị tiêu hủy gây thiệt hại 511 triệu USD. Ở nhiều khu vực, chăn nuôi lợn gần như bị loại bỏ, bất chấp sự hỗ trợ của nhà nước, bài báo viết.
Trong thời gian này, tình trạng thiếu hụt nguồn cung xảy ra đẩy giá thịt lợn tăng cao. Giá leo thang và đạt mức cao chưa từng thấy. Một chiến dịch giải cứu khác được tổ chức, nhưng lần này là để ép giá xuống. Bộ NN&PTNT yêu cầu tái đàn heo và cho phép nhập khẩu thịt heo đông lạnh, heo sống từ Thái Lan để giết mổ trong nước, VietNamNet đưa tin.
Tổng cục Hải quan cho biết năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 141.140 tấn thịt lợn, tăng 382% so với năm 2019. Ngoài ra, Việt Nam cũng nhập khẩu 450.000 con lợn từ Thái Lan.
Đầu năm 2021, ngành chăn nuôi cho biết có thể cung ứng đủ thịt lợn. Tuy nhiên, đợt bùng phát thứ 4 của dịch COVID-19 khiến chuỗi cung ứng thịt lợn bị gián đoạn, khiến nhu cầu tiêu thụ thịt lợn giảm mạnh khiến giá thịt lợn một lần nữa lao dốc.
Bộ NN&PTNT khi đó ước tính số lợn quá lứa, tồn đọng lên đến hàng triệu con.
Nông dân vẫn hy vọng khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, giá lợn sẽ tăng trở lại. Nhưng khi Việt Nam trở lại trạng thái "bình thường mới", giá lợn tiếp tục trượt dốc, VietNamNet đưa tin.
Vào tháng 7 năm 2022, giá tăng trong một thời gian ngắn trước khi giảm trở lại. Giá thức ăn chăn nuôi cao đã làm trầm trọng thêm các vấn đề. Hiện nay, thuế nhập khẩu đối với hầu hết nguyên liệu đầu vào để sản xuất thức ăn chăn nuôi đã được hạ xuống 0%. Các chuyên gia vẫn cho rằng cuộc khủng hoảng trong ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam vẫn chưa kết thúc.
Đọc thêm:
- Lợi Thế Cạnh Tranh Và Nhu Cầu Đa Dạng, Xuất Khẩu Thịt Heo Và Thịt Bò Hoa Kỳ Tìm Cơ Hội. A Competitive Advantage And Diversified Demand, U.S. Pork And Beef Exports Find Opportunity
- Cập nhật tình hình vắc xin ASF tại Việt Nam. An ASF Vaccine Status in Vietnam Update
- 2022: Nền Tảng Cho Thành Công. 2022: Groundwork for Success
- Cập nhật Dịch tả lợn châu Phi: Việt Nam trên con đường phục hồi. African Swine Fever Update: Vietnam on Path to Recovery
- Đã đến lúc đóng mọi cửa sổ để giữ an toàn cho đàn lợn của Hoa Kỳ. It's Time to Close Every Window to Keep the U.S. Swine Herd Safe
Võ Văn Sự dịch từ: JENNIFER SHIKE April 10, 2023. Vietnam Pig Farmers in Crisis: It's Not Over Yet. https://www.porkbusiness.com/news/industry/vietnam-pig-farmers-crisis-its-not-over-yet
Tin khác
- Các mối nguy hiểm trong thức ăn có thể được theo dõi theo thời gian thực ( 07/05/2025)
- Các nhóm ngành công nghiệp EU kêu gọi chính sách rõ ràng hơn về tiêm chủng cho động vật ( 07/05/2025)
- Khi nào phôi gà cảm thấy đau và tại sao điều đó lại quan trọng? Những hiểu biết mới về sự phát triển não của phôi thai định hình lại luật tiêu hủy gà con ( 07/05/2025)
- Nghiên cứu của Texas A&M dự đoán tỷ lệ sinh sản của gà thịt sẽ giảm ( 07/05/2025)
- Nghiên cứu xem xét những con gà mái đẻ thích nghi tốt nhất với chuồng nuôi không lồng ( 07/05/2025)
Video
- “CẦN TRÂU” và nỗ lực nâng tầm đàn trâu Việt
- Viện Chăn nuôi lai tạo giống gia cầm thích ứng với biến đổi khí hậu
- Viện Chăn nuôi lai tạo giống gia cầm thích ứng với biến đổi khí hậu
- kiểm tra tiến độ tại điểm triển khai thí nghiệm của dự án New Zealand năm 2024 tại Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì.