Hạn chế sự lây truyền E. coli từ gà mái sang con cái

02/08/2022

Phỏng vấn với Henrik Christensen, Tiến sĩ, DVSc, Đại học Copenhagen

Poultry Health Today (Sức khỏe gia cầm ngày nay)

14 tháng 7 năm 2022

Hỏi: Nhiễm khuẩn Escherichia coli, hay bệnh Colibacillosis, là nguyên nhân chính gây tử vong tuần đầu ở gà thịt. Làm thế nào để gà con sơ sinh bị nhiễm trùng và lây lan?

HC: E. coli có thể được truyền theo chiều ngang trong trại giống hoặc theo chiều dọc từ bố mẹ sang con cái. Sự lây nhiễm theo chiều dọc thực sự xảy ra khi vi khuẩn E. coli xâm nhập vào “bộ máy” đẻ trứng của gia cầm, bao gồm cả ống dẫn trứng và cloaca, dẫn đến việc phôi bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, thường xuyên hơn, đó là bề mặt của trứng bị nhiễm vi khuẩn E.coli, gây nhiễm trùng khi nở. Đây là cái mà chúng ta gọi là nhiễm trùng trứng, nhưng theo một cách nào đó, nó cũng hoạt động như sự lây truyền theo chiều dọc, sau đó có thể lây lan theo chiều ngang cho một số lượng rất lớn gà con, làm tăng nguy cơ tử vong trong tuần đầu tiên.

Hỏi: Bệnh colibacillosis thường được kiểm soát như thế nào trong môi trường trại giống?

HC: Trước đây, gà con một ngày tuổi đôi khi được điều trị bằng thuốc kháng sinh để kiểm soát nhiễm khuẩn E.coli, nhưng phương pháp này đã không còn được ưa chuộng ở nhiều quốc gia vì tình trạng kháng kháng sinh là một mối lo lớn. Trong khi đó, chúng tôi cũng đã thấy bằng chứng về mức độ cao của sự chuyển giao theo chiều dọc từ bố mẹ sang con cái (1).  Điều này có nghĩa là cần phải có các phương pháp tiếp cận mới, áp dụng  phương thức chăn nuôi – vào cả - ra cả- (all-in-all-out), mức độ an toàn sinh học cao, tiêm phòng và loại trừ cạnh tranh. Và vì rất khó kiểm soát mức độ lan truyền theo chiều ngang trong bố trí sản xuất, nên việc hạn chế truyền tải theo chiều dọc là đặc biệt quan trọng.

Hỏi: Làm thế nào để tiêm phòng giúp hạn chế sự lây truyền dọc của E. coli?

HC: Có ba cách gián tiếp giúp ích cho việc tiêm chủng. Đầu tiên, việc tiêm phòng cho gà thịt bố mẹ nên cải thiện phản ứng miễn dịch của chúng đối với nhiễm khuẩn E. coli, do đó làm giảm cơ hội truyền E. coli sang phôi hoặc vỏ trứng. Hơn nữa, tiêm phòng cũng hỗ trợ khả năng miễn dịch có nguồn gốc từ mẹ ở gà con, giúp hạn chế hơn nữa nguy cơ nhiễm trùng và bệnh nặng.

Cuối cùng, nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêm phòng dẫn đến những thay đổi trong quần thể E. coli. Nếu điều này là để làm giảm các thành phần gây bệnh, thì điều này cũng có thể ảnh hưởng đến sự chuyển dịch theo chiều dọc. (2).

Đọc chi tiết ở đây: https://poultryhealthtoday.com/limiting-e-coli-transmission-from-hen-to-offspring/

Nguồn trích:

1 Christensen H, Bachmeier J, Bisgaard M. New strategies to prevent and control avian pathogenic Escherichia coli (APEC). Avian Pathol. 2021;50(5):370-81.

2 Gregersen RH, Christensen H, Ewers C, Bisgaard M. Impact of Escherichia coli vaccine on parent stock mortality, first week mortality of broilers and population diversity of E. coli in vaccinated flocks. Avian Pathol. 2010;39:287-295.

3 Christensen H, Nielsen C. Safety of the live Escherichia coli vaccine Poulvac® E. coli in layer parent stock in a field trial. Vet Microbiol. 2020;240:108537.

Võ Văn Sự dịch. Poultry Health Today. 14 July 2022. Limiting E. coli transmission from hen to offspring. https://www.thepoultrysite.com/articles/limiting-e-coli-transmission-from-hen-to-offspring


Tìm kiếm tài liệu chăn nuôi