Hoàn thiện nâng cấp hệ thống phòng dịch tả lợn Châu Phi
26/02/2019
NNVN gửi tới doanh nghiệp, trang trại và người chăn nuôi lợn một số biện pháp phòng trừ dịch tả lợn Châu Phi được tập hợp từ các đơn vị uy tín trong và ngoài nước.
Phòng dịch vòng ngoài và trong trại nuôi
Hoàn thiện đầy đủ việc sát trùng ngoài trại, cách trại từ 1 - 5km. Đảm bảo tất cả 100% các loại phương tiện xe máy, ô tô, phương tiện thô sơ khi vào trang trại phải qua các điểm sát trùng đúng theo quy trình và quy định nghiêm ngặt. Việc pha thuốc sát trùng phải đúng liều lượng, tỉ lệ theo quy định được khuyến cáo và luôn phải hoạt động tốt 24/24.
Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn Châu Phi tại Việt Nam đòi hỏi các công ty, doanh nghiệp, trang trại hộ chăn nuôi phải tiến hành nghiêm ngặt các quy trình phòng bệnh
Người vào trại bắt buộc phải thay quần áo, giầy dép và tắm tại phòng sát trùng ở cổng trại mới được vào. Đặc biệt một số trại nuôi nái hay lợn cụ kỵ, ông bà có thể cân nhắc việc cấm trại trong thời gian nhất định. Nếu trang trại nào chưa có hàng rào nên tiến hành xây hàng rào cao 3m nhằm cách ly các khu chuồng nuôi lợn với bên ngoài.
Quy trình phòng dịch trước khi vào trại
Với xe vào trại phải đi đúng dịch tễ và nghỉ cách ly đúng do bác sĩ quy định. Trước khi đến các điểm phun sát trùng của công ty, trang trại, gia trại xe phải sạch sẽ. Riêng xe chở cám phải được phun sát trùng và cách ly trước 1 giờ trước khi nhập cám vào kho.
Người đi xe máy qua điểm phun sát trùng xe, đến cổng trại phun sát trùng xe, nhúng giầy dép ủng vào chậu sát trùng rồi qua phòng tắm thay quần áo, giầy dép, ủng của trại để vào khu sinh hoạt. Tiếp tục qua phòng tắm sát trùng giữa khu sinh hoạt và khu chăn nuôi lần nữa trước khi vào trại tiếp xúc với lợn.
Không nên sử dụng nguồn nước mặt để tắm rửa hay cho heo uống. Trường hợp bất khả kháng phải xử lý triệt để theo tiêu chuẩn nhà máy nước.
Dụng cụ thú y, máy móc, thiết bị chăn nuôi trước khi đưa vào khu vực chăn nuôi cần phải sát trùng ngoài cửa chuồng, để cách lý 1 giờ và chiếu qua tia UV mới được đem vào sử dụng.
Phun tiêu độc khử trùng chuồng trại
Tiến hành diệt chuột, ruồi, gián ve một cách triệt để. Không được nuôi chó mèo hay gà vịt trong khu chăn nuôi lợn. Với nhau thai tiến hành chôn hoặc tiêu hủy theo quy định. Làm các thiết bị đuổi chim để chim hoang dã không có điều kiện tiếp cận trại nuôi lợn.
Vôi rắc ngoài cổng trại kéo dài 50m cũng như giữa các lối đường liên kết trại phải được rắc vôi bột thường xuyên, khi thấy vôi nhạt phải rắc vôi mới, bình quân 2 - 3 ngày rắc 1 lần. Phun sát trùng khu soanh hoạt và khu chăn nuôi ngày 1 lần.
Một số điều cấm
Cấm mua thịt lợn và sản phẩm chế biến từ thịt lợn vào trại. Những ngày này tốt nhất nên chuyển thực đơn ăn cho công nhân, kỹ sữ làm việc trong trại lợn sang các nguồn thực phẩm khác. Cấm không mua và sử dụng dụng cụ chăn nuôi cũ vào trại. Cấm không sử dụng nguồn nước sông, ao, hồ… nếu chưa qua xử lý và kiểm soát. Cấm người chưa qua sát trùng vào trại. Cấm người và xe lấy phân chuyên nghiệp ra vào trại. Cấm người và xe vận chuyển lợn chết vào trại. Cấm phương tiện chưa qua sát trùng vào trại. Cấm người lạ ra vào trại, nếu bắt buộc phải tiến hành khử trùng và cách ly 12 giờ trước khi cho vào.
Theo khuyến cáo của Cục Thú y, để dịch tả lợn Châu Phi không lây lan, phát tán, ngoài việc thực hiện nghiêm ngặt quy trình phòng dịch, tiêu độc, khử trùng thì việc người chăn nuôi không được bán chạy, bán tháo lợn bệnh mang tính chất quyết định.
Theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tại, dịch bệnh, mỗi 1 kg lợn bị dịch bệnh khi nhà nước tiêu hủy các hộ chăn nuôi được hỗ trợ 38.000 đồng nên bà còn chăn nuôi phải báo ngay cho cơ quan chức năng khi phát hiện lợn có biểu hiện chết bất thường.
Tin khác
- 'Gà rồng' quý hiếm của Việt Nam được ưa chuộng dịp Tết con rồng ( 16/02/2024)
- Triển khai xây dựng mô hình chăn nuôi dê sữa tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre ( 15/12/2023)
- Phát triển chăn nuôi dê sữa tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre ( 15/12/2023)
- Việt Nam xuất khẩu 2 triệu liều vắc xin ASF sang Philippines vào tháng 10 ( 11/08/2023)
- Giới thiệu bộ tem “Gà bản địa Việt Nam” ( 09/01/2023)
Video
- Viện Chăn nuôi lai tạo giống gia cầm thích ứng với biến đổi khí hậu
- Viện Chăn nuôi lai tạo giống gia cầm thích ứng với biến đổi khí hậu
- kiểm tra tiến độ tại điểm triển khai thí nghiệm của dự án New Zealand năm 2024 tại Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì.
- Viện Chăn nuôi nghiên cứu thành công 8 giống gà bản địa